Tập Cận Bình: Lãng quên lịch sử là phản bội
Tập Cận Bình khẳng định, những ngày Trung Quốc bị nước khác bắt nạt đã qua lâu rồi.
Buổi lễ kỷ niệm vụ thảm sát Nam Kinh khai mạc sáng hôm nay tại Nam Kinh, Giang Tô được tổ chức với quy mô lớn, các lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc đều có mặt. Ảnh: SCMP.
South China Morning Post ngày 14/12 đưa tin, hôm qua 13/12 Trung Quốc tiến hành kỷ niệm sự kiện thảm sát Nam Kinh hơn 7 thập kỷ trước với quy mô lớn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến dự và lên án bất kỳ nỗ lực nào để sửa đổi “bản án chiến tranh xâm lược của Nhật Bản”, nhưng ông Bình cũng nhấn mạnh việc không nên kéo dài hận thù giữa 2 nước láng giềng.
“Lịch sử sẽ không thể thay đổi theo thời gian, và sự thật sẽ không thể biến mất vì bất kỳ sự chối bỏ nào”, Tập Cận Bình phát biểu trước các cử tọa gồm các cựu binh, những người sống sót trong cuộc thảm sát, người dân và học sinh sinh viên ở Nam Kinh tỉnh Giang Tô. Tập Cận Bình khẳng định, những ngày Trung Quốc bị nước khác bắt nạt đã qua lâu rồi.
Tại Hồng Kông ông Lương Chấn Anh – Trưởng đặc khu tổ chức một buổi lễ kỷ niệm tại Bảo tàng Quốc phòng trong khi Macau cũng tổ chức một buổi lễ kỷ niệm chính thức. Trung Quốc tuyên bố quân đội Nhật Bản đã giết chết hơn 300 ngàn người, Tập Cận Bình đã gọi đó là “tội ác kinh khủng với nhân loại, một trang đen tối trong lịch sử nhân loại”.
“Quên đi quá khứ có nghĩa là phản bội, phủ nhận tội lỗi có nghĩa là tái phạm”, Tập Cận Bình nói, một chỉ trích rõ ràng nhằm vào một số chính trị gia Nhật Bản và mũi nhọn là Thủ tướng Shinzo Abe.
Tuy nhiên Tập Cận Bình cũng lưu ý về hòa giải, kêu gọi hợp tác giữa 2 nước láng giềng Đông Á, tưởng niệm không có nghĩa là kéo dài hận thù mà nhắc nhở mọi người phải bảo vệ vững chắc hòa bình.
Video đang HOT
“Chúng ta không nên chỉ đơn giản là ghét một đất nước chỉ vì một số nhỏ quân phiệt đã bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược. Trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh thuộc về nhóm nhỏ những kẻ quân phiệt, không phải người dân quốc gia đó. Nhưng mọi người không bao giờ nên quên những hành động tội lỗi nghiêm trọng của quân xâm lược”, Tập Cận Bình nói trước khoảng 10 ngàn người.
Tháng 7 năm nay tập Cận Bình đã phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 77 năm chiến tranh Trung – Nhật trong Chiến tranh Thế giới II. Trong tháng 9 ông Bình cũng tham dự một lễ kỷ niệm 69 năm kết thúc Chiến tranh Trung – Nhật lần 2.
Nhân Dân nhật báo hôm nay có bài xã luận trên trang nhất đã gọi cuộc thảm sát Nam Kinh là một hành động tàn ác chống lại nhân loại như vụ thảm sát của Đức quốc xã trong các trại tập trung Auschwitz.
Theo Giáo Dục
Trung-Nhật có thể xảy ra xung đột vũ trang, sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân
Muc tiêu chiên lươc cơ bản của Mỹ ở châu Á là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và hệ thống đồng minh để duy trì vị thế này, trong khi Trung Quốc muốn lật đổ.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014 (ảnh minh họa)
Trang mạng tạp chí "The National Interest" Mỹ ngày 5 tháng 7 cho rằng, Nhật Bản và Trung Quốc tồn tại khả năng xảy ra xung đột vũ trang do nhóm đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Nếu xuất hiện tình hình này, Washington se đứng trước sự lựa chọn quan trọng. Ủng hộ Nhật Bản se có nghĩa là khai chiến với Trung Quốc. Đây se là một cuộc chiến tranh khiến Mỹ phải hao tổn sức lực.
Theo bài báo, khả năng chiến đấu trên bầu trời đảo Senkaku và tranh quyền kiểm soát xung quanh có thể là "ngang nhau", rất có thể làm cho cuộc không chiến kéo dài, khó phân thắng bại, tổn thất của hai bên đều sẽ rất nặng nề.
Điều này có nghĩa là hai bên sẽ hết sức mong muốn thông qua mở rộng xung đột tới ngoài khu vực tranh chấp để thực hiện "tốc chiến tốc thắng".
Trong khi đó, họ càng có khả năng sẽ tìm cách tấn công quân đội và căn cứ ở ngoài khu vực hành động quân sự ban đầu, để phá hoại thực lực trên không và trên biển của đối phương ở khu vực xung quanh đảo tranh chấp.
Nhưng, bất kể một bên áp dụng biện pháp nào, bên kia có thể sau đó sẽ áp dụng biện pháp tương ứng. Kết quả tồi tệ nhất của leo thang tình hình là có khả năng xảy ra giao tranh bằng vũ khí hạt nhân.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014: Tàu sân bay hạng nhẹ Ise lớp Hyuga Nhật Bản
Nhà chiến lược Mỹ có thể thường xem nhẹ tính nghiêm trọng của xung đột Trung-Mỹ có khả năng phát triển thành chiến tranh hạt nhân. Nhưng, học giả chiến lược Trung Quốc rất có thể cho rằng, tổng hợp, nhân tố "hạt nhân" có lợi cho Trung Quốc, bởi vì, trong vấn đề biển Hoa Đông, Trung Quốc có một điểm ưu thế mang tính quyết định trước Mỹ là: so sánh quyết tâm. Khi khả năng gây ra thiệt hại cho đối phương của 2 đối thủ ngang nhau, người chiếm thế thượng phong là bên có quyết tâm lớn hơn.
Như vậy, quyết tâm của bên nào lớn hơn? Là Mỹ tập trung hơn cho duy trì vị thế lãnh đạo hơn 100 năm ở châu Á hay Trung Quốc tập trung hơn cho khôi phục vị thế hàng đầu vài trăm năm trước đây của họ? Đáp án có thể rất khó nói.
Nếu Mỹ xảy ra xung đột với Trung Quốc trong tình hình đánh giá thấp thực lực và quyết tâm của Trung Quốc, sau một cuộc chiến dài ngày, họ có thể sẽ phát hiện bản thân đối mặt với sự lựa chọn: Hoặc là chấp nhận thất bại hoặc là để tình hình leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Cho nên, trừ phi Washington nhận định quyết tâm của mình lớn hơn Trung Quốc, nếu không ngay từ đầu đã tránh xảy ra xung đột với Trung Quốc.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương 2014: Tàu khu trục tên lửa DDG112 Quân đội Mỹ
Trung Quốc không ngại mạo hiểm nổ ra xung đột để thách thức Nhật Bản, điều này cho thấy họ nhìn nhận như vậy về tình hình hiện nay, hơn nữa họ cho rằng Mỹ cũng sẽ nhìn nhận như vậy. Chính vì vậy, Trung Quốc nhận định Washington sẽ từ bỏ Nhật Bản, tránh xung đột.
Điêu nay co nghia la Mỹ cần cân nhăc lại giả thiết nền tảng của chính sách châu Á. Washington cho rằng, muc tiêu chiên lươc cơ bản của Mỹ ở châu Á là duy trì vị thế lãnh đạo của Mỹ và hệ thống đồng minh để duy trì vị thế này.
Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương: Tàu tuần dương tên lửa CG57 Hải quân Mỹ
Theo Giáo Dục
Đối đầu Trung-Nhật: Khi lãnh đạo "tham chiến" Thật không khó để nhận ra rằng trong những ngày qua lãnh đạo Trung Quốc tiến hành các hoạt động tố cáo Nhật với cường độ khác thường, còn phía Nhật cũng đang trấn an dư luận quốc tế với nhịp độ tương ứng. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Lễ kỷ niệm 77 năm cuộc chiến với Nhật...