Tập Cận Bình: Láng giềng tốt, vàng cũng không đánh đổi được!
Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye.
Chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày hôm qua và hôm nay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận trong bối cảnh nhiều biến động ở khu vực Đông Á và chuyến thăm có thể làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị trong khu vực.
Tờ China News ngày 4/7 cho hay, trong bài diễn văn tại đại học Seoul, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Trung Quốc và Hàn Quốc là láng giềng gần gũi, bán anh em xa mua láng giềng gần, một láng giềng tốt thì có vàng cũng không đánh đổi được.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã dành nhiều lời ca ngợi đối tác Hàn Quốc, đồng thời cũng tuyên bố Trung Quốc “là đất nước yêu chuộng hòa bình, thúc đẩy hợp tác, khiêm tốn học tập và sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho quan hệ Trung – Hàn”.
Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 4/7 bình luận, chuyến đi Seoul của ông Tập Cận Bình ngoài một loạt các hiệp định hợp tác song phương trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư được ký kết, 2 nước còn đang tạo ra những thay đổi chiến lược đối với khu vực.
Theo Đa Chiều, chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình tới Hàn Quốc đã cho thấy 2 nước Đông Á này không chỉ hợp tác chặt chẽ và có lợi ích chung về kinh tế, mà đang ngày càng có nhiều tiếng nói chung về chính trị.
Video đang HOT
Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 4/7 cho biết, trong chuyến đi này Chủ tịch Trung Quốc đã kêu gọi Seoul tổ chức chung lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít trong năm tới, sự kiện Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên được giải phóng khỏi sự cai trị của đế quốc Nhật bản thời bấy giờ.
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Về phía Hàn Quốc, Tổng thống Park Geun-hye nhấn mạnh lập trường 2 nước cùng phản đối chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Đa Chiều cho rằng, với sự trao đổi các lợi ích chiến lược và hợp tác Trung – Hàn này khiến “bên ngoài” cảm thấy dường như liên minh Mỹ – Nhật – Hàn đang bắt đầu lỏng lẻo rời rạc.
Tuy nhiên không phải người Hàn Quốc nào cũng tin vào những lời lẽ hoa mỹ của ông Tập Cận Bình. Tờ Korea Joongang Daily đúng hôm Chủ tịch Trung Quốc đặt chân tới Seoul đã dẫn lời 1 vị giáo sư Hàn Quốc đặt câu hỏi: Rốt cuộc thì Trung Quốc có thực sự là một nước láng giềng chân thành và đáng tin cậy hay không? Vị giáo sư này hoài nghi về thành ý hợp tác của Bắc Kinh.
Tờ The Diplomat ngày 4/7 cho hay, để chuẩn bị cho chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Seoul, truyền thông và các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố rằng quan hệ Trung – Hàn hiện nay “tốt đẹp chưa từng có”. Tân Hoa Xã chứng minh điều này bằng cách liệt kê một loạt số liệu về quan hệ thương mại song phương.
Trong vấn đề an ninh, Bắc Kinh mong muốn nhấn mạnh đến sự mất lòng tin của 2 nước với Nhật Bản hơn là vấn đề Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh coi vấn đề Triều Tiên là chuyện giữa Bình Nhưỡng với Washington và tìm cách lơ đi vai trò của họ chống đỡ cho chính quyền Triều Tiên cũng như lợi ích an ninh cơ bản của Hàn Quốc.
Mặc dù truyền thông phương Tây vẫn cho rằng Tập Cận Bình thăm Seoul trước khi đi Bình Nhưỡng thể hiện sự thất vọng của Bắc Kinh hay đảo chiều trong quan hệ với 2 miền Triều Tiên, nhưng báo chí chính thống của Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sự thay đổi đó.
Hàn Quốc với lý do rõ ràng đã luôn đặt ưu tiên vào việc tăng cường hợp tác với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul cũng không làm hỏng mối quan hệ với Bắc Kinh trong trường hợp không có tiến bộ nào đáng kể (ngoài lời nói) trong vấn đề này. Thay vào đó, cả hai đã tìm cách thể hiện rằng quan hệ hợp tác Trung – Hàn vượt xa hơn các vấn đề liên quan đến Triều Tiên.
Theo Giáo Dục
Hàn Quốc: "Nhật không làm xói mòn nỗ lực phi hạt nhân hóa"
Sáng 4-7, Nội các Nhật Bản đã phê chuẩn quyết định nới lỏng trừng phạt CHDCND Triều Tiên. Cả Mỹ và Hàn Quốc ủng hộ động thái này của Nhật, tuy nhiên Hàn Quốc cũng cảnh báo Tokyo không làm xói mòn các nỗ lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Hội đàm Nhật Bản - Triều Tiên về vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc - Ảnh: japantimes.co.jp
Quyết định này của Nhật không ảnh hưởng tới các lệnh cấm vận khác của Liên Hiệp Quốc nhằm buộc Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân, Hãng tin Kyodo cho biết.
Tokyo hành động như vậy nhằm đáp lại việc Triều Tiên đồng ý thành lập một ủy ban cấp cao điều tra lại các vụ việc công dân Nhật Bản bị điệp viên Triều Tiên bắt cóc và đưa sang Triều Tiên nhiều thập kỷ trước. Vấn đề này vẫn gây rất nhiều chú ý của dư luận ở Nhật, nơi nhiều người tin rằng hàng trăm công dân nước này đã bị bắt cóc.
Triều Tiên đã cung cấp cho Nhật Bản danh tính ít nhất 10 người Nhật được cho là đang sống ở Triều Tiên, bao gồm một số người có thể đã bị bắt cóc, Reuters cho biết ngày 3-7. Nhật Bản trước đó yêu cầu mở cuộc điều tra với ít nhất 12 vụ bắt cóc.
"Trên nguyên tắc có đi có lại, Nhật Bản sẽ dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận", Thu tương Nhât Ban Shinzo Abe nói. Các lệnh cấm vận bao gồm lệnh cấm đi lại và chuyển tiền. Các tàu Triều Tiên, hiện bị cấm cập cảng Nhật Bản, giờ có thể được phép vào cảng nếu vì mục đích nhân đạo.
Theo thỏa thuận, ủy ban của Triều Tiên sẽ phải trao lại cho Nhật Bản báo cáo kết quả cuộc điều tra trong ba tháng. Nhât Ban se dơ bo lênh câm công dân Triêu Tiên tơi Nhât Ban, miên chưng minh tai chinh vơi sô tiên cu thê trên 1.000 USD va cho phep môt sô tau Triêu Tiên câp cang Nhât Ban vi muc đich nhân đao.
Ngày 3-7, Bô Ngoai giao My cho biêt Washington ung hô nhưng nô lưc giai quyêt vân đê công dân bi băt coc cua Nhât Ban nhưng cung hôi thuc Tokyo tach bach vân đê nay vơi vân đê an ninh quôc gia va nô lưc phi hat nhân hoa Ban đao Triêu Tiên.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã ra tuyên bố ngày 3-7 nói họ hiểu "bản chất nhân đạo" của việc Nhật dỡ bỏ một số lệnh cấm vận, nhưng cảnh báo Tokyo không làm xói mòn các nỗ lực buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
"Bất kỳ biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản không nên làm phương hại tới sự hợp tác quốc tế Mỹ, Nhật, Hàn liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói. Các quan chức Hàn Quốc nói Bình Nhưỡng dùng vấn đề bắt cóc người Nhật để gây chia rẽ cho liên minh ba nước vốn không dễ dàng gì.
Đáp lại, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói với các phóng viên ở Tokyo rằng Nhật Bản hoàn toàn hiểu vấn đề. "Lập trường của chúng tôi về việc giải quyết toàn diện các vấn đề bắt cóc công dân Nhật, chuyện hạt nhân và tên lửa không hề thay đổi", ông Suga nói.
Theo Tuổi Trẻ
Nhật Bản nới lỏng quy định hạn chế quân đội tham chiến Chính phủ Nhật Bản hôm nay đã nởi lỏng quy định cho phép quân đội tham chiến để bảo vệ đồng minh, trong động thái thay đổi chính sách quân sự lớn nhất kể từ khi hiến pháp hòa bình của nước này được soạn thảo. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe Thủ tướng Shinzo Abe đã khép lại nhiều tháng tranh cãi về...