Tập Cận Bình chống tham nhũng để tránh sụp đổ
Cuộc chiến chống tham nhũng và hoang phí trong bộ máy công quyền Trung Quốc xuất phát từ mối lo sụp đổ chế độ, một nhà báo Singapore nhận định với PV.
Pháo hoa mừng lễ trung thu ở quảng trường Thiên An Môn năm 2012 nay trở thành hình ảnh dĩ vãng dưới chính sách thắt lưng buộc bụng của Chủ tịch Tập Cận Bình – Ảnh: AFP
Nhà báo kỳ cựu không muốn xưng danh, hiện là một biên tập viên của tờ Straits Times, bác bỏ nghi ngờ rằng cuộc chiến chống tham nhũng và lộng quyền, được mệnh danh là “đả hổ lẫn ruồi nhặng”, mà Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng từ khi nắm quyền hồi tháng 11.2012 là “thanh trừng lẫn nhau”, hay “có phần chiếu lệ”.
“Tôi tin rằng ông Tập hiểu rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ tham nhũng để ngăn chặn sự sụp đổ của Đảng Cộng sản”, nhà báo từng nhiều năm thường trú ở Bắc Kinh và Đài Loan khẳng định.
Am hiểu lịch sử và chính trường Trung Quốc, nhà báo người Hoa này giải thích thêm về lựa chọn hành động của ông Tập: “Sự sụp đổ của nhà Thanh là kết quả của nạn tham nhũng tràn lan bắt nguồn từ triều đại của Càn Long”.
Trị từ chiếc bánh trung thu
Tờ China Daily ngày 9.9 trích thông tin từ kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV cho hay trong dịp lễ trung thu vừa qua, cả nước có 28 trường hợp tặng bánh và các vật phẩm khác tại các cơ quan nhà nước có tính chất vi phạm quy định “thắt lưng buộc bụng” của Chủ tịch Tập.
Bài báo cũng cho biết hôm 8.9, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng (CCDI) công bố báo cáo hằng tuần cho hay từ ngày 1-7.9, cả nước có tổng cộng 177 trường hợp vi phạm quy chế, bao gồm 28 trường hợp nói trên.
Riêng tại thủ đô Bắc Kinh mùa trung thu, có 2 trường hợp bị phanh phui.
Trường hợp thứ nhất là giám đốc Trung tâm thương mại lương thực quốc gia dùng tiền cơ quan mua và phân phát cho nhân viên bánh và phiếu tặng quà.
Trường hợp thứ hai xảy ra tại Trung tâm xúc tiến phát triển công nghiệp văn hóa quận Hoài Nhu nằm ở vùng ngoại ô. Vị giám đốc trung tâm đã lấy công quỹ phát cho nhân viên tổng cộng 27.300 nhân dân tệ (95 triệu đồng) tiền mặt.
Video đang HOT
Hai vị này hiện đã bị kỷ luật cảnh cáo, tờ China Daily cho biết.
Tờ báo này cũng nhìn nhận rằng trung thu là dịp lễ truyền thống lớn thứ hai trong năm của Trung Quốc, sau tết nguyên đán. Và việc biếu nhau bánh trung thu là truyền thống lâu đời.
Nhưng bên cạnh bánh trung thu, nhiều nơi cũng kèm theo trong hộp bánh những thứ có giá trị khác, thậm chí là tiền mặt.
Giáo sư Yan Jirong, từ Trường quản lý hành chính thuộc Đại học Bắc Kinh, nhìn nhận việc cho nhân viên bánh trung thu và kèm theo những thứ giá trị khác như một dạng “thu nhập xám” cũng là một nỗ lực của các lãnh đạo cơ quan nhằm bù đắp cho mức lương bèo bọt của nhân viên nhà nước.
Tuy nhiên, “việc mua và phát những hộp bánh như thế bằng công quỹ của nhân dân là hoàn toàn sai trái”, và “việc thiếu kiểm soát cũng như hình phạt thích hợp đã khiến tập quán này trở nên quá phổ biến”, Giáo sư Yan phàn nàn.
Bình luận với Thanh Niên Online về việc xử lý các vụ tặng bánh cho nói trên, nhà báo của Straits Times nói: “Quả thật điều đó có phần quá nặng tay. Tuy nhiên, đôi khi cần phải như vậy để đảm bảo quy định được chấp hành”.
Tìm và diệt
Trưởng ban CCDI Vương Kì Sơn trong một phát biểu mới đây nói rằng, vấn đề không nằm ở chỗ mấy chiếc bánh trung thu mà là những quà tặng xa xỉ, như nữ trang, điện thoại thông minh, thậm chí tiền mặt, ẩn trong những hộp bánh.
Các nhà quan sát chỉ ra rằng, trong các “hộp bánh” tặng cho các quan chức thường chứa những thứ xa xỉ mà ông Vương đề cập.
Hôm 6.9, CCDI đã đưa lên website tại vị trí nổi bật nhất một danh sách dài dằng dặc gồm số điện thoại, địa chỉ, email… của 4 bộ và 24 tỉnh, thành phố, vùng tự trị để mời gọi người dân liên lạc chỉ điểm những hành vi được coi là hoang phí của các quan chức.
“Mục chỉ điểm trên trang web của CCDI cung cấp cho công chúng một kênh trực tiếp để theo dõi việc chi tiêu ngân sách nhà nước”, Giáo sư Yan đánh giá.
Ông cũng khẳng định thêm: “Mọi chỉ báo về các hành vi trái phép sẽ bị truy tận gốc”.
Theo China Daily, hồi cuối năm 2012, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành một bản thông tư 8 điểm quy định cắt giảm tiêu xài hoang phí trong các đảng viên.
Theo đó, CCDI đã phát động 6 chiến dịch lớn trên toàn quốc vào những dịp lễ nhằm ngăn chặn tham nhũng, hoang phí.
Tính đến tháng 6.2014, theo số liệu của CCDI, đã có 61.703 cán bộ, quan chức bị kỷ luật dưới nhiều hình thức, do làm trái quy định.
Đặt vấn đề về tính nghiêm minh và năng lực thi hành mệnh lệnh của ông Tập trên toàn quốc gia rộng gần 10 triệu km2, nhà báo Singapore nhận định: “Việc thực thi chắc chắn sẽ khó đồng đều trong cả nước. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng ông Tập có quyền lực tuyệt đối, đủ sức để bảo đảm công cuộc chống tham nhũng có hiệu quả, chứ không như thời ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo”.
Khác với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào, ông Tập Cận Bình ngay khi nhậm chức đã nắm trọn vẹn 3 vị trí quyền lực nhất quốc gia là Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương.
“Bên cạnh đó, ông ấy còn nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận người dân Trung Quốc vốn mong muốn đẩy lùi nạn tham nhũng”, nhà báo này nói.
Theo Thanh Niên
Vụ cướp 8 triệu USD hạ bệ hàng loạt quan chức Trung Quốc
Nhiều quan chức cao cấp của tỉnh Sơn Tây đã bị cách chức, điều tra xuất phát từ một vụ cướp chấn động.
Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung - Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes Từ trái qua: Các ông Kim Đạo Minh, Lệnh Chính Sách và Bạch Bồi Trung - Ảnh: Agrij.com/WantChinaTimes
Vụ cướp xảy ra vào tháng 11.2011 tại nhà của ông Bạch Bồi Trung, Chủ tịch Công ty than Sơn Tây. Đây là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất của tỉnh Sơn Tây và là công ty luyện than cốc lớn nhất Trung Quốc.
Theo báo mạng Want China Times, hai tên cướp đã đột nhập nhà ông Bạch ở thành phố Thái Nguyên rồi dùng hung khí ép vợ ông mở két sắt, gom hết tiền mặt, vàng, đồ trang sức và cướp luôn một chiếc xe Audi.
Điều bất thường là cả nạn nhân lẫn cảnh sát đều tỏ ra khá im hơi lặng tiếng về vụ việc. Đến hôm qua, tạp chí Tài Kinh (trụ sở ở Bắc Kinh) đăng bài điều tra cho thấy chính sự mờ ám trong vụ này dẫn đến một cuộc điều tra sâu rộng, hạ bệ Bạch Bồi Trung, Phó bí thư Sơn Tây Kim Đạo Minh và một số nhân vật cấp cao khác.
Tự "hạ giá"
Want China Times dẫn lại hồ sơ điều tra tiết lộ do "cả gan" đụng vào nhà quan nên 2 tên cướp nhanh chóng bị bắt. Quá trình truy tìm, thẩm vấn 2 tên này đều được giữ kín và trong phiên xử diễn ra cuối năm 2011, tòa án Thái Nguyên kết luận số tài sản bị cướp của Bạch Bồi Trung trị giá tổng cộng 10 triệu nhân dân tệ (hơn 1,6 triệu USD). Tuy nhiên, khi các nhà điều tra của Ủy ban Kỷ luật và Kiểm tra trung ương (CCDI) vào cuộc, họ phát hiện 2 tên cướp khai với cảnh sát rằng đã lấy đi tài sản với tổng trị giá lên tới khoảng 50 triệu nhân dân tệ (8 triệu USD).
Trong đó có 6 triệu nhân dân tệ tiền mặt, một số lượng lớn tiền Hồng Kông, 270.000 USD, 3 triệu euro (3,9 triệu USD), 7 hoặc 8 kg vàng thỏi, nhiều nhẫn kim cương, đồng hồ đắt tiền, dây chuyền và một số món đồ cổ.
Theo Tài Kinh, trước nguy cơ bị lộ số tài sản quá lớn và có thể sẽ bị điều tra về tội tham nhũng, ông Bạch lập tức cầu cứu Phó bí thư Kim Đạo Minh và ông này chỉ đạo Giám đốc Sở Cảnh sát Thái Nguyên Tô Hạo âm thầm "xử lý khéo léo" vụ việc. Tài Kinh dẫn một số nguồn tin cho hay cách xử lý vụ ông Bạch khiến nhiều cựu quan chức cấp cao ở Sơn Tây phẫn nộ và tố cáo Phó bí thư Kim lên CCDI. Trước đó, ông Kim đã bị cáo buộc dính líu đến một số hợp đồng bất động sản mờ ám của một phụ nữ được cho là tình nhân của ông. Ngoài ra, có tin ông này còn ra lệnh che giấu một vụ bê bối lớn liên quan đến Sở Giao thông vận tải của tỉnh. Đến nay, Bạch Bồi Trung và Tô Hạo đều đã bị cách chức, còn Kim Đạo Minh đang bị điều tra về cáo buộc "vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng", thuật ngữ ám chỉ tham nhũng.
Nghi án Nhóm Sơn Tây
Ngoài Kim Đạo Minh, còn có ít nhất 6 lãnh đạo cấp cao khác của Sơn Tây đã sa lưới trong chiến dịch chống tham nhũng "bắt hổ diệt ruồi" của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát động, theo Tài Tân. Cái tên đáng chú ý khác trong vụ này là Lệnh Chính Sách, Chủ nhiệm Chính Hiệp (tương đương Mặt trận tổ quốc - NV) của tỉnh, bị bắt hồi tháng 6. Ông này là anh trai ông Lệnh Kế Hoạch, từng là thư ký riêng rất thân cận của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Đến tháng 7, có tin anh rể của Lệnh Kế Hoạch là Phó thị trưởng thành phố Vận Thành, tỉnh Sơn Tây Vương Kiện Khang cũng đang bị câu lưu.
Ông Lệnh một thời được xem là ngôi sao chính trị đang lên tại Trung Quốc nhưng tất cả đã thay đổi sau một vụ tai nạn giao thông kinh hoàng ở Bắc Kinh vào tháng 3.2012. Khi đó, một thanh niên điều khiển siêu xe Ferrari 458 Spider trị giá gần 1 triệu USD chạy với tốc độ cực cao gặp nạn trên đường vành đai Hải Điện rồi bốc cháy. Hậu quả là tài xế chết tại chỗ còn 2 cô gái trên xe bị thương nặng. Đáng chú ý là cả 3 người đều trong tình trạng khỏa thân hoàn toàn hoặc một phần. Theo South China Morning Post, ban đầu báo chí Trung Quốc bị hạn chế đưa tin về vụ việc nhưng sau đó nhiều nguồn tin trong và ngoài nước khẳng định người lái xe là Lệnh Cốc, con trai Lệnh Kế Hoạch. Đến tháng 9.2012, ông Lệnh bị thuyên chuyển từ chức Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng sang làm Trưởng ban Mặt trận Thống nhất trung ương vào tháng 9.2012. Thay thế ông là Lật Chiến Thư, người được cho là thân cận với ông Tập Cận Bình.
Từ những diễn biến trên tờ South China Morning Post dẫn lời Giáo sư Trương Minh thuộc Đại học Nhân Dân (Bắc Kinh) suy đoán sắp có một chiến dịch điều tra mới nhằm vào Lệnh Kế Hoạch. Mục tiêu của chiến dịch này còn nhằm triệt hạ cái gọi là Nhóm Sơn Tây. Đây được cho là một nhóm lợi ích lớn, bao gồm nhiều quan chức và doanh nhân xuất thân từ tỉnh này với độ ảnh hưởng không thua kém Nhóm Thượng Hải của Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai.
Sắp xử các thân cận của Chu Vĩnh Khang
Tờ South China Morning Post loan tin giới chức Trung Quốc có thể bắt đầu xét xử từng người trong nhóm quan chức và doanh nhân liên quan đến cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang từ tháng tới. Ông Chu hiện vẫn đang bị điều tra với cáo buộc "vi phạm kỷ luật nghiêm trọng".
South China Morning Post còn dẫn một số nguồn tin cho hay quyết định khai trừ ông Chu khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể sẽ được công bố sau một cuộc họp của các lãnh đạo cấp cao vào tháng 10.
Theo Thanh Niên
Vương Kỳ Sơn: Bánh trung thu cũng tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng Chiến dịch chống tham nhũng trên cả bánh trung thu này đã khiến hoạt động sản xuất và mua bán loại bánh truyền thống này ở Trung Quốc giảm một nửa. Tờ China Daily ngày 5/9 cho biết, Vương Kỳ Sơn - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra-kỷ luật Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc nhận định rằng chiến dịch chống tham...