Tập Cận Bình chọn thăm Nga đầu tiên
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: The Guardian
Tổng bí thư đảng của Trung Quốc đã chọn Moscow là điểm công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi được bầu làm lãnh đạo, kế đó ông sẽ đi Nam Phi dự hội nghị của các nền kinh tế mới nổi.
Tiền nhiệm của ông, cựu tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, cũng từng chọn Nga để đến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức. Tuy nhiên theo các chuyên gia ngoại gia, chuyến đi tới đây của ông Tập có tầm quan trọng đặc biệt. Nó diễn ra trong lúc Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách cân bằng với chiến lược hướng Đông của chính quyền tổng thống Mỹ Obama – chiến lược mà Bắc Kinh tin là để nhằm kiềm tỏa và bao vây Trung Quốc.
Với việc đi Nga, ông Tập sẽ cố gắng đảm bảo rằng mối quan hệ Bắc Kinh – Moscow, vốn đôi khi chao đảo, sẽ là tốt đẹp, trước khi ông có cuộc gặp với Obama cũng trong năm nay.
Video đang HOT
Hiện có các dự đoán rằng ông Tập và tổng thống Nga Putin sẽ thiết lập một thỏa thuận được mong đợi từ lâu về năng lượng, theo đó Trung Quốc sẽ nhận được dầu và khí mà Nga cung cấp.
“Trung Quốc muốn củng cố vị thế của mình với Nga trước khi làm việc với Mỹ”, Jin Canrong, giáo sư thuộc Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế Đại học Nhân dân, nói. Đặc biệt, Trung Quốc muốn nhận được sự ủng hộ của Nga trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật – một đồng minh thân thiết của Mỹ – trên biển Hoa Đông.
Ông Tập và ông Obama có thể sẽ gặp nhau sớm nhất vào tháng 9 năm nay, khi cả hai tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở St Petersburg của Nga.
Các quan chức Trung Quốc chưa công bố ngày mà ông Tập sẽ đi thăm Nga, bởi ông chỉ chính thức trở thành chủ tịch nước sau Hội nghị Nhân dân toàn quốc (quốc hội) họp vào ngày 5/3 tới. Ông Tập được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản cầm quyền vào tháng 11 năm ngoái.
Tổng thống Nga Putin nói rằng ông muốn sớm gặp ông Tập. Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang có chuyến thăm ở Nga, khẳng định chuyến thăm sẽ diễn ra.
Thông tin về việc ông Tập sẽ thăm Nga đưa ra giữa lúc Mỹ công bố lịch trình công du của tân ngoại trưởng John Kerry. Ông này chọn các nước đồng minh truyền thống ở châu Âu để đến thăm đầu tiên, tiếp đó là vùng Trung Đông. Người tiền nhiệm của ông, bà Hillary Clinton trước đây đã phá lệ mà đến châu Á trước.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không được nồng ấm lắm trong thời gian gần đây, nhất là từ sau khi Mỹ công bố chiến lược trở lại châu Á, và mới đây nhất là lời tố cáo từ một hãng của Mỹ về việc các tin tặc thuộc quân đội Trung Quốc tấn công và lấy dữ liệu của các công ty Mỹ.
Trong khi đó, quan hệ giữa Trung quốc và Nga đang ngày một thân cận. Hai bên có chung quan điểm về nhiều vấn đề trên thế giới như Iran và Triều Tiên. Các vấn đề này dự kiến cũng sẽ được bàn thảo trong chuyến thăm của ông Tập, bên cạnh chủ đề thắt chặt hợp tác và năng lượng.
Theo VNE
Kim Jong-un không chúc tết lãnh đạo Nga, Trung
Lãnh đạo Triều Tiên vừa gửi điện mừng năm mới âm lịch tới lãnh đạo 30 nước, nhưng lại bỏ qua các đồng minh truyền thống là Trung Quốc và Nga.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AFP
Truyền thông quốc gia Triều Tiên mới đây cho biết ông Kim đã gửi thiệp chúc tết tới lãnh đạo của 30 nước, trong đó có Lào, Libăng, Mông Cổ, Việt Nam, nhưng Trung Quốc và Nga bất ngờ không nằm trong danh sách này.
Theo báo Chosun Ilbo, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đều gửi thiệp chúc mừng năm mới tới ông Kim qua đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng hôm 28/12/2012, nhưng vị lãnh đạo Triều Tiên đã không hồi đáp. Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng gửi thiệp chúc mừng năm mới trong khoảng thời gian này, nhưng cũng không được đáp lại.
Một nguồn tin ngoại giao cho biết đây là dấu hiệu của mối quan hệ rạn nứt giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh và Moscow. Lãnh đạo Triều Tiên có truyền thống nhiều năm trong việc trao đổi thiệp chúc mừng năm mới với các lãnh đạo Trung Quốc, Nga và những đồng minh khác. Nhưng ông Kim rõ ràng đã tức giận với việc Trung Quốc và Nga ủng hội nghị quyết hôm 23/1 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm trừng phạt vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.
Trong khi đó, báo Rodong Sinmun cho biết ông Kim lại gửi thiệp tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, một hành động hiếm có bất chấp việc tổ chức này trừng phạt Triều Tiên.
Theo VNE
Ông Giang Trạch Dân tự nguyện nhường thứ bậc Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (trái) bắt tay ông Giang Trạch Dân tại đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 - Ảnh: Reuters Nguyên Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã được xếp ở vị trí phía dưới trong thứ bậc chính trị tại Trung Quốc, khi quá trình chuyển giao quyền hành tại nước này bước vào giai...