Tập 3 Phượng Khấu: ‘Hoàng tử bé’ chết cháy, Phương Nhậm ‘một mũi tên trúng hai con nhạn’
Trong tập 3 của phim Phượng khấu, vụ cháy tại Thiệu Phương viên đã khiến hậu cung đảo lộn, nhiều cái tên cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Đúng như sự thu hút đến từ teaser trước đó, tập 3 của phim cung đấu Phượng Khấu đã “bùng cháy” thật sự đúng theo nghĩa đen, khiến cho toàn thể Tử Cấm Thành một phen “gà bay chó sủa”.
Vụ cháy khiến Tử Cấm Thành náo loạn.
Tạm rời xa khỏi cuộc đấu khẩu gay gắt giữa Thái Hoàng thái hậu (NSƯT Lê Thiện) và Phi Hiền (NSƯT Minh Trang), câu chuyện hậu cung dưới thời Thiệu Trị đã quay lại quỹ đạo, tập trung vào dàn phi tần chính. Cụ thể lần này, Phương Nhậm (NSND Hồng Vân) đã bắn phát pháo đầu tiên, hiến kế cho Đức Thái hoàng nhằm trừng trị phe Hiệu Nguyệt ( Hồng Đào). Đoàn Viên (NSƯT Tuyết Thu) chính là nạn nhân chịu thiệt hại nặng nề nhất trong tập này, khi chứng kiến đứa con trai bé bỏng của mình – Hồng Thụ – bỏ mạng trong vụ cháy tàn khốc.
Phương Nhậm ra sức “đì” Đoàn Viên, có vai trò lớn trong vụ cháy.
Không chỉ có vị cung tần được hoàng thượng sủng ái nhất phải nhận lấy nỗi đau mất con, mà vụ cháy tại Thanh Hạ thư lâu còn nhắm vào một mục tiêu khác – mẹ con Phi Hiền. Ngay từ bữa tiệc tại Thiệu Phương viên, phía Phương Nhậm đã ra sức gài Miên Uyển – con trai của Phi Hiền vào cái bẫy chết người, biến anh trở thành hung thủ gây nên vụ hoả hoạn. Vị sủng phi của tiên đế cũng vì đó mà vạ lây, bị hoàng đế khiển trách trong khi kế hoạch đoạt lấy phượng vị cùng Chu Phúc Năng vẫn chưa đi đến đâu.
Nhân Tuyên cũng tận dụng vị cháy để xử đẹp Phi Hiền.
Những tàn dư của vụ cháy đã dẫn đến cuộc bất đồng đầu tiên giữa Thiệu Trị (NSƯT Thành Lộc) và Hiệu Nguyệt. Một bên, Nguyên cơ cố gắng cắt nghĩa, bảo vệ mẹ con Phi Hiền và cầu ân xá, trong khi đối đầu với nàng, Thiệu Trị vô cùng tức giận và sẵn sàng trừng phạt kẻ đã mưu hại hoàng tự. Màn đấu khẩu dẫn đến cái kết bế tắc và gay gắt, nhiều khả năng là vết nứt đầu tiên trong mối quan hệ phu – phụ của cả hai.
Thiệu Trị thẳng tay trừng trị Miên Uyển.
Hiệu Nguyệt cố gắng bảo vệ mẹ con Phi Hiền, vô tình chống đối Thiệu Trị.
Có thể thấy, tập 3 Phượng Khấu đã chỉn chu hơn 2 tập đầu rất nhiều, diễn biến phim đầy đủ các yếu tố về tốc độ vừa phải, điểm nhấn cốt truyện và lối diễn hợp rơ của dàn nhân vật. Đã có đại án đầu tiên xảy ra, một thành viên hoàng gia đã ra đi mãi mãi, chắc chắn từ đây hậu cung sẽ không còn giữ được nét bình yên như xưa.
Phi Hiền tiếp tục chốt hạ tập 3, “nhá hàng” một tập 4 với nhiều xung đột mới.
Trailer Tập 3 Phượng Khấu
Tập 3 Phượng Khấu chính thức lên sóng ngày 19/3/2020 trên ứng dụng POPS.
Đông Hải (saostar)
Phim cung đấu 'Phượng khấu' gây tranh cãi vì làm không tới?
Tập 1 của "Phượng khấu" đã kết thúc trong tranh cãi. Phim được khen về phục trang nhưng bị chê về đài từ, kịch bản, bối cảnh.
Trailer Phượng khấu
Phượng khấu là dự án phim cung đấu Việt về thời nhà Nguyễn, xoay quanh nhân vật chính là Phạm Thị Hằng, sau này là Hoàng thái hậu Từ Dụ, một trong những bà hoàng nổi tiếng nhất của triều Nguyễn.
Series Phượng khấu thu hút sự quan tâm của nhiều khán giả ngay từ khi chưa ra mắt. Bởi lẽ, tác phẩm được coi là phim cung đấu đầu tiên ở thị trường nội địa, đồng thời cũng có sự tham gia của nhiều diễn viên nổi tiếng như NSND Hồng Vân, NSƯT Thành Lộc, Hồng Đào... Hoa hậu Khánh Vân cũng tham gia một vai trong phim.
Tuy nhiên, sau khi tập 1 lên sóng, phim nhận nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh những ghi nhận về nỗ lực đoàn làm phim trong việc xây dựng phim cổ trang - lịch sử, không ít khán giả cho rằng phim làm chưa tới, kịch bản nhiều lỗ hổng, lời thoại chưa thuyết phục.
Nghệ sĩ Lê Thiện vào vai Hoàng thái hậu Trần Thị Đang.
Đầu tư phục trang, kịch bản phần nào tái hiện lịch sử
Dù chưa có nhiều tình tiết, tập 1 của Phượng khấu bước đầu mô tả các chân dung cung đình. Theo đó, câu chuyện bắt đầu khi vua Minh Mạng qua đời, truyền ngôi cho Miên Tông, sau là vua Thiệu Trị (NSƯT Thành Lộc).
Vị thái hậu quyền thế bậc nhất triều Nguyễn - Nhân Tuyên Hoàng thái hậu Trần Thị Đang - được đảm nhận bởi NSƯT Lệ Thiện. Thái hậu Trần Thị Đang cũng là người có công sức lớn trong việc đưa Miên Tông lên ngôi.
Tập đầu tiên phần nào hé lộ về việc Miên Tông nghi ngờ việc bản thân lên ngôi là do sự sắp đặt của thái hậu, thay vì lựa chọn của tiên đế. Người cung nữ biết bí mật đã bị lấy mạng ngay trong đêm, hung thủ chưa rõ. Nhưng dữ kiện cho thấy người đứng sau có thể là vị thái hậu quyền quý đương triều.
Về cơ bản, có thể nhận thấy phần lớn các nhân vật trong phim là có thật trong lịch sử. Đoàn phim cũng thể hiện sự tìm tòi về lịch sử và đời sống hậu cung, ví như cảnh vua Thiệu Trị quỳ trước thái hậu và được bà căn dặn: "Hoàng đế hầu cơm, đi bằng đầu gối, dâng đũa chính tay điều hòa nước canh, vui vẻ dâng chén, nhất nhất đều tuân theo chí của người trước, tình lễ thực là đầy đủ cả".
Ngoài ra, cảnh phân công việc coi sóc Lục Thượng cũng được đánh giá là gần gũi với sử. Thời nhà Nguyễn, lục thượng bao gồm: Thượng nghi, Thượng thực (từ thời Thiệu Trị đổi làm Thượng diên), Thượng trân, Thượng y, Thượng phục và Thượng thảng.
Trong đó, Thượng nghi giữ nghi lễ, giấy tờ; Thượng diên giữ thức ăn, chè, trà, hoa quả; Thượng trân giữ trang sức, châu ngọc; Thượng y giữ mũ, giày, áo, xiêm trong cung; Thượng phục giữ chăn, nệm, giường, màn; còn Thượng thảng (thượng khí) giữ đồ lạ, đồ chơi trong cung.
Phục trang của phim được khen ngợi.
Ngoài những chi tiết kể trên, trang phục của phim cũng được ghi nhận vì thuần Việt. Trong khi nhiều phim cổ trang Việt từng bị phản ứng vì na ná phục trang phim Trung Quốc, Phượng khấu cho thấy những nỗ lực trong tìm hiểu trang phục Việt, đưa vào phim.
Duy chỉ có điều, trong khi vua Minh Mạng vừa băng hà, hậu cung có được mặc trang phục thường nhật, đỏ sen, xanh lá như vậy hay không?
Hạn chế về lời thoại, bối cảnh, thần thái diễn viên
Tuy cho thấy những nỗ lực về phục trang, tìm hiểu lịch sử nhưng phim cũng để lại nhiều khoảng trống. Trên mạng xã hội, một số ý kiến cho rằng phim làm không tới.
Nhiều cảnh trong tập đầu lạm dụng kỹ xảo, đồng thời kỹ xảo cũng ở tầm trung, không thật và không thuyết phục được người xem.
Đây cũng là một thực tế đạo diễn đã phải thừa nhận trước đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng không được khắc phục trong những tập tới, sẽ là một điểm yếu của phim.
Cùng với đó, không gian trong hậu cung được thiết kế đơn điệu, không được như kỳ vọng của khán giả. Cảnh đại thần tuyên chiếu trước linh cữu của vua không cho ra uy thế cung đình và tầm quan trọng của chiếu thư cuối cùng từ tiên đế.
Thành Lộc vào vai vua Thiệu Trị.
Nội dung lời thoại và đài từ diễn viên không đủ sắc khi vào vai những nhân vật quyền uy hoàng triều. Trên mạng xã hội, nhiều ý kiến nhận xét một số diễn viên, dù gạo cội, thuyết phục về diễn xuất nhưng thiếu thần thái của thiên tử hoặc bà hoàng.
"Nghệ sĩ Lê Thiện vốn là người diễn xuất duyên dáng, tuy nhiên, vào vai hoàng thái hậu lại không hợp lắm, thấy không uy quyền, mực thước. Nghệ sĩ Thành Lộc cũng tương tự, dù diễn hay nhưng lại thiếu thần thái của một vị tân đế", tài khoản Minh Phúc bình luận.
Đồng quan điểm, khán giả Ngọc Thiện nhận xét: "Hơi tiếc cách nhả chữ của các diễn viên và cách xây dựng những đoạn đối thoại ở hậu cung, xem không ra chất cung đình, nhất lại là một phim được quảng cáo là cung đấu. Điểm này cho thấy đạo diễn vẫn còn non tay".
Theo zing
Phượng khấu: Khác với vẻ ngoài hiền từ, Nhân Tuyên Hoàng Thái Hậu mở đầu phát súng nhuốm máu hoàng cung Khán giả sẽ được "hít hà" bầu không khí drama căng tràn trong hậu cung Phượng Khấu, mở đầu phát súng nhuộm máu không ai khác chính là Nhân Tuyên Hoàng Thái Hậu. Gần đây dân tình được một phen háo hức khi dự án bom tấn Phượng khấu, bộ phim cổ trang Việt Nam hé lộ cuộc sống đầy thăng trầm và...