Tập 12 Siêu Trí Tuệ Việt Nam tăng nhiệt gây sốt: Thần đồng đối đầu thần đồng, cao thủ chạm trán đại cao thủ
Tiếp nối chặng đường thi đấu vòng Giao hữu quốc tế, 2 đại diện Biệt đội Siêu Trí Tuệ Việt Nam khiến khán giả vô cùng hồi hộp và phấn khích khi biết đối thủ của họ là 2 đỉnh cao trí tuệ đẳng cấp thế giới.
Ngợp mắt với thử thách ghi nhớ 10.000 con bướm của Mai Tường Vân cùng đối thủ lão làng thế giới
Tham gia vòng Giao hữu quốc tế, cô gái giàu nghị lực Mai Tường Vân sẽ phải đối diện với thử thách không tưởng với cao thủ trí nhớ người Đức – Johannes Mallow. Liên tục ghi danh vào bảng vàng xếp hạng thế giới, Johannes Mallow – người từng là đối thủ của giám khảo quốc tế Vương Phong, đã khiến người xem “khiếp vía” với thành tích cực khủng: 2 lần vô địch trí nhớ thế giới, 4 lần vô địch trí nhớ Đức và nhiều kỷ lục trí nhớ thế giới khác.
Trong thử thách Dịch chuyển không gian do chương trình đề ra cho phần tranh tài khả năng ghi nhớ của Johannes Mallow và Mai Tường Vân sẽ là hệ thống lưới bao gồm 100 ô vuông được mã hóa sẵn tọa độ. Mỗi ô vuông sẽ bao gồm hình ảnh 100 con bướm bay và đậu được sắp xếp ngẫu nhiên. Tổng số lượng bướm trên màn hình lên đến 10.000 con, cả hai sẽ có 20 phút để ghi nhớ vị trí của chúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, 4 giám khảo sẽ có 8 lượt hoán đổi vị trí của những hàng ngang, cột dọc sao cho không trùng lấp với nhau. 2 tuyển thủ sẽ được bịt mắt và chỉ nghe được sự thay đổi vị trí từ ban giám khảo. Sau khi hoàn thành việc hoán đổi, cả hai sẽ có thêm 20 giây để tái cấu trúc lại hành trình trí nhớ của mình và mỗi người sẽ có 1 lượt để xác nhận lại vị trí hoán đổi của 1 trong 8 lượt hoán đổi vị trí từ ban giám khảo. Sau khi hoán đổi, ban giám khảo ra đề bằng cách chọn 1 ô vuông bất kỳ, 2 tuyển thủ phải xác định đúng đồng thời tọa độ cũ và tọa độ mới của ô vuông đó mới tính là đáp án chính xác. Thời gian quan sát và bấm chuông tối đa là 40 giây và thời gian để trả lời 2 tọa độ là 10 giây. Trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm, trong trường hợp giành quyền trả lời nhưng đáp án đưa ra sai thì điểm sẽ được tính cho đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
Dù có kinh nghiệm thi đấu dày dặn, nhưng nhà vô địch trí nhớ thế giới Johannes Mallow cũng đã có những chia sẻ bất ngờ về độ khó của thử thách lần này: “Nó rất khác với những gì tôi từng làm trước đây. Và sự khác biệt lớn nhất là thường chúng ta ghi nhớ càng nhanh càng tốt, nhưng lần này không chỉ phải ghi nhớ mà còn phải hồi tưởng lại trong thời gian ngắn nhất có thể. Đây thực sự là một trải nghiệm mới mẻ”. Giám khảo quốc tế Vương Phong cũng đưa ra nhận định độ khó cho thử thách: “Đối với người thường khi phải nhớ lượng thông tin lớn này thì cực kỳ khó. Nhưng với các tuyển thủ chuyên nghiệp thì không quá khó. Thử thách của phần thi này chủ yếu là ghi nhớ sự dịch chuyển không gian của những ô vuông và tốc độ truy xuất thông tin một cách chính xác. Đây mới là điều quan trọng trong thử thách này”.
Đau tim với 3 vòng thi đấu của 2 siêu trí tuệ nhí tính toán thượng thừa
Ngôi sao lớn lừng danh Siêu Trí Tuệ quốc tế Rinne Tsujikubo gây náo loạn khi có mặt trên sân khấu Siêu Trí Tuệ Việt Nam – Tập 12. Sự xuất hiện của cô bé 14 tuổi đến từ Nhật Bản đã khiến giám khảo Lại Văn Sâm phải thốt lên: “ Bảo mời Rinne, tôi không tin. Bởi vì tôi nghĩ cô bé đã là một ngôi sao lớn rồi, mời rất khó. Tôi không hiểu sao ban tổ chức có thể mời được. Đó là một kỳ tích, tôi cho là như thế”. Nói về lý do nhận lời tham gia chương trình tại Việt Nam, cô bé chia sẻ: “Vì em đã tham gia giải đấu ở Trung Quốc. Khi từng tham gia giải đấu ở Trung Quốc, em cảm thấy rất là vui. Lần này để nâng cao năng lực bản thân, em đã chấp nhận tham gia chương trình“. Rinne cũng cho biết là mình khá hồi hộp trong lần tham gia thi đấu tại Việt Nam và cũng gặp không ít áp lực khi thi đấu cùng một đối thủ nhỏ tuổi hơn mình. Riêng về phía đại diện Việt Nam, cậu bé Gia Hưng chia sẻ cảm xúc: “Khi biết sẽ thi đấu với chị Rinne, em rất háo hức vì chị là một trong những người tính toán hàng đầu thế giới”.
Khả năng tính nhẩm của cả hai sẽ được đặt lên “bàn cân” trong thử thách Siêu tính nhẩm. Theo đó, Rinne Tsujikubo và Gia Hưng sẽ tranh tài qua 3 vòng thi với thang điểm tăng dần. Tại vòng 1: Thử thách – cộng trừ siêu tốc, số điểm đạt được là 1 điểm. Mỗi tuyển thủ sẽ có 2 lượt lựa chọn đề thi tương đương 4 lượt thi đấu tại vòng 1. Trong lượt lựa chọn của mình, tuyển thủ sẽ đưa ra quyết định số lượng chữ số, thời gian hiển thị dãy số và phép tính. Mỗi hạng mục sẽ có số lượng sao tương ứng. Với hạng mục có 3 chữ số sẽ tương ứng 1 sao, 4 chữ số là 2 sao và 5 chữ số là 3 sao. Thời gian xuất hiện các dãy số sẽ là 10 giây tương ứng 1 sao, 9 giây 2 sao, 8 giây 3 sao và cứ thế số giây càng giảm thì số lượng sao càng tăng, giới hạn cuối cùng là 3 giây với 8 sao. Trong hạng mục phép tính sẽ gồm phép tính cộng 1 sao, phép tính cộng trừ là 2 sao. Mỗi lượt lựa chọn tương ứng với số sao của 3 hạng mục cộng lại. Lượt của tuyển thủ nào sẽ ưu tiên mở đáp án của tuyển thủ đó trước. Nếu kết quả đúng, điểm thuộc về tuyển thủ đó, trong trường hợp đáp án sai và kết quả của tuyển thủ còn lại chính xác thì điểm sẽ thuộc về đối thủ. Trường hợp cả 2 cùng đưa ra đáp án không chính xác, cả 2 sẽ cùng không nhận được sao. Sau 4 lượt lựa chọn, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc vòng 1 và nhận được 1 điểm.
Luật thi của vòng 2 – phép nhân và khai căn đối đầu, cách thi đấu sẽ có thay đổi. Rinne thực hiện phép tính nhân và Gia Hưng thực hiện phép khai căn, các phép tính sẽ được sắp xếp đối xứng và tương ứng số sao từ 1 đến 4. Mỗi tuyển thủ sẽ có 2 lượt luân phiên đưa ra lựa chọn và thời gian thực hiện phép tính không quá 12 giây. Trong lượt lựa chọn của mình, tuyển thủ sẽ được quyền ưu tiên mở đáp án trước, nếu kết quả đúng, điểm sẽ thuộc về tuyển thủ đó còn trong trường hợp đáp án sai và xét kết quả tuyển thủ còn lại nếu đáp án tuyển thủ còn lại chính xác thì sẽ nhận được điểm. Trường hợp cả 2 cùng đưa ra đáp án không chính xác, cả 2 sẽ không nhận được sao. Sau 4 lượt lựa chọn, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng và ghi 2 điểm cho điểm chung cuộc vòng đấu thứ 2.
Trong vòng cuối cùng phép chia, cả hai tuyển thủ sẽ cùng thực hiện 5 lượt phép tính chia với độ khó tăng dần tương ứng với số ngôi sao từ 1 đến 5. Tuyển thủ sẽ nhấn chuông để giành quyền xét kết quả. Đưa ra đáp án chính xác, tuyển thủ nhận được số sao tương ứng của lượt đó. Trong trường hợp đáp án không chính xác, số ngôi sao sẽ thuộc về đối thủ. Sau 5 lượt thi, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành được 3 điểm chung cuộc ở vòng thi đấu cuối cùng này.
Tập 12 – Siêu Trí Tuệ Việt Nam ngập tràn những phần thi căng thẳng nghẹt thở đáng xem sẽ chính thức ra mắt khán giả lúc 20h Thứ 7 – 11/01/2020 đồng thời trên kênh truyền hình Vie Channel – HTV2, Vie GIẢITRÍ, ứng dụng VieON và phát lại trên Youtube.
Theo 8saigon
Siêu trí tuệ: "Sao nhí" Rinne bật khóc, ngừng quay hình trong trận đối đầu Gia Hưng
Mai Tường Vân và Gia Hưng là 2 thí sinh tiếp theo ra quân trong tập 12 "Siêu trí tuệ Việt Nam".
Tiếp nối chặng đường thi đấu vòng Giao hữu quốc tế, 2 đại diện Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam tiếp theo khiến khán giả vô cùng hồi hộp và phấn khích khi biết đối thủ của họ là 2 đỉnh cao trí tuệ đẳng cấp thế giới.
Siêu trí tuệ: Trailer tập 12
Tham gia vòng Giao hữu quốc tế, cô gái giàu nghị lực Mai Tường Vân sẽ phải đối diện với thử thách không tưởng với cao thủ trí nhớ người Đức - Johannes Mallow. Liên tục ghi danh vào bảng vàng xếp hạng thế giới, Johannes Mallow - người từng là đối thủ của giám khảo quốc tế Vương Phong, đã khiến người xem "khiếp vía" với thành tích cực khủng: 2 lần vô địch trí nhớ thế giới, 4 lần vô địch trí nhớ Đức và nhiều kỷ lục trí nhớ thế giới khác.
Siêu trí tuệ: Trailer Mai Tường Vân - Johannes
Johannes Mallow
Trong thử thách "Dịch chuyển không gian" do chương trình đề ra cho phần tranh tài khả năng ghi nhớ của Johannes Mallow và Mai Tường Vân, hệ thống lưới bao gồm 100 ô vuông được mã hóa sẵn tọa độ. Mỗi ô vuông sẽ bao gồm hình ảnh 100 con bướm bay và đậu được sắp xếp ngẫu nhiên. Tổng số lượng bướm trên màn hình lên đến 10.000 con, cả hai sẽ có 20 phút để ghi nhớ vị trí của chúng. Kết thúc thời gian ghi nhớ, 4 giám khảo sẽ có 8 lượt hoán đổi vị trí của những hàng ngang, cột dọc sao cho không trùng lấp với nhau. 2 tuyển thủ sẽ được bịt mắt và chỉ nghe được sự thay đổi vị trí từ ban giám khảo. Sau khi hoàn thành việc hoán đổi, cả hai sẽ có thêm 20 giây để tái cấu trúc lại hành trình trí nhớ của mình và mỗi người sẽ có 1 lượt để xác nhận lại vị trí hoán đổi của 1 trong 8 lượt hoán đổi vị trí từ ban giám khảo. Sau khi hoán đổi, ban giám khảo ra đề bằng cách chọn 1 ô vuông bất kỳ, 2 tuyển thủ phải xác định đúng đồng thời tọa độ cũ và tọa độ mới của ô vuông đó mới tính là đáp án chính xác. Thời gian quan sát và bấm chuông tối đa là 40 giây và thời gian để trả lời 2 tọa độ là 10 giây. Trả lời đúng sẽ ghi được 1 điểm, trong trường hợp giành quyền trả lời nhưng đáp án đưa ra sai thì điểm sẽ được tính cho đối thủ. Ai ghi được 5 điểm trước sẽ là người chiến thắng.
Mai Tường Vân
Dù có kinh nghiệm thi đấu dày dặn, nhưng nhà vô địch trí nhớ thế giới Johannes Mallow cũng đã có những chia sẻ bất ngờ về độ khó của thử thách lần này: "Nó rất khác với những gì tôi từng làm trước đây. Và sự khác biệt lớn nhất là thường chúng ta ghi nhớ càng nhanh càng tốt, nhưng lần này không chỉ phải ghi nhớ mà còn phải hồi tưởng lại trong thời gian ngắn nhất có thể. Đây thực sự là một trải nghiệm mới mẻ". Giám khảo quốc tế Vương Phong cũng đưa ra nhận định độ khó cho thử thách: "Đối với người thường khi phải nhớ lượng thông tin lớn này thì cực kỳ khó. Nhưng với các tuyển thủ chuyên nghiệp thì không quá khó. Thử thách của phần thi này chủ yếu là ghi nhớ sự dịch chuyển không gian của những ô vuông và tốc độ truy xuất thông tin một cách chính xác. Đây mới là điều quan trọng trong thử thách này".
Ngôi sao lớn lừng danh "Siêu trí tuệ" quốc tế Rinne Tsujikubo gây náo loạn khi có mặt trên sân khấu "Siêu trí tuệ Việt Nam" tập 12. Sự xuất hiện của cô bé 14 tuổi đến từ Nhật Bản đã khiến giám khảo Lại Văn Sâm phải thốt lên: "Bảo mời Rinne, tôi không tin. Bởi vì tôi nghĩ cô bé đã là một ngôi sao lớn rồi, mời rất khó. Tôi không hiểu sao ban tổ chức có thể mời được. Đó là một kỳ tích, tôi cho là như thế". Nói về lý do nhận lời tham gia chương trình tại Việt Nam, cô bé chia sẻ: "Em đã tham gia giải đấu ở Trung Quốc. Khi từng tham gia giải đấu ở Trung Quốc, em cảm thấy rất là vui. Lần này để nâng cao năng lực bản thân, em đã chấp nhận tham gia chương trình". Rinne cũng cho biết là mình khá hồi hộp trong lần tham gia thi đấu tại Việt Nam và cũng gặp không ít áp lực khi thi đấu cùng một đối thủ nhỏ tuổi hơn mình. Riêng về phía đại diện Việt Nam, cậu bé Gia Hưng chia sẻ cảm xúc: "Khi biết sẽ thi đấu với chị Rinne, em rất háo hức vì chị là một trong những người tính toán hàng đầu thế giới".
Siêu trí tuệ: Trailer Gia Hưng - Rinne
Khả năng tính nhẩm của cả hai sẽ được đặt lên "bàn cân" trong thử thách "Siêu tính nhẩm". Theo đó, Rinne Tsujikubo và Gia Hưng sẽ tranh tài qua 3 vòng thi với thang điểm tăng dần. Tại vòng 1: Thử thách - cộng trừ siêu tốc, số điểm đạt được là 1 điểm. Mỗi tuyển thủ sẽ có 2 lượt lựa chọn đề thi tương đương 4 lượt thi đấu tại vòng 1. Trong lượt lựa chọn của mình, tuyển thủ sẽ đưa ra quyết định số lượng chữ số, thời gian hiển thị dãy số và phép tính. Mỗi hạng mục sẽ có số lượng sao tương ứng. Với hạng mục có 3 chữ số sẽ tương ứng 1 sao, 4 chữ số là 2 sao và 5 chữ số là 3 sao.
Thời gian xuất hiện các dãy số sẽ là 10 giây tương ứng 1 sao, 9 giây 2 sao, 8 giây 3 sao và cứ thế số giây càng giảm thì số lượng sao càng tăng, giới hạn cuối cùng là 3 giây với 8 sao. Trong hạng mục phép tính sẽ gồm phép tính cộng 1 sao, phép tính cộng trừ là 2 sao. Mỗi lượt lựa chọn tương ứng với số sao của 3 hạng mục cộng lại. Lượt của tuyển thủ nào sẽ ưu tiên mở đáp án của tuyển thủ đó trước. Nếu kết quả đúng, điểm thuộc về tuyển thủ đó, trong trường hợp đáp án sai và kết quả của tuyển thủ còn lại chính xác thì điểm sẽ thuộc về đối thủ. Trường hợp cả 2 cùng đưa ra đáp án không chính xác, cả 2 sẽ cùng không nhận được sao. Sau 4 lượt lựa chọn, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng chung cuộc vòng 1 và nhận được 1 điểm.
Luật thi của vòng 2 - phép nhân và khai căn đối đầu, cách thi đấu sẽ có thay đổi. Rinne thực hiện phép tính nhân và Gia Hưng thực hiện phép khai căn, các phép tính sẽ được sắp xếp đối xứng và tương ứng số sao từ 1 đến 4. Mỗi tuyển thủ sẽ có 2 lượt luân phiên đưa ra lựa chọn và thời gian thực hiện phép tính không quá 12 giây. Trong lượt lựa chọn của mình, tuyển thủ sẽ được quyền ưu tiên mở đáp án trước, nếu kết quả đúng, điểm sẽ thuộc về tuyển thủ đó còn trong trường hợp đáp án sai và xét kết quả tuyển thủ còn lại nếu đáp án tuyển thủ còn lại chính xác thì sẽ nhận được điểm. Trường hợp cả 2 cùng đưa ra đáp án không chính xác, cả 2 sẽ không nhận được sao. Sau 4 lượt lựa chọn, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành chiến thắng và ghi 2 điểm cho điểm chung cuộc vòng đấu thứ 2.
Trong vòng cuối cùng phép chia, cả hai tuyển thủ sẽ cùng thực hiện 5 lượt phép tính chia với độ khó tăng dần tương ứng với số ngôi sao từ 1 đến 5. Tuyển thủ sẽ nhấn chuông để giành quyền xét kết quả. Đưa ra đáp án chính xác, tuyển thủ nhận được số sao tương ứng của lượt đó. Trong trường hợp đáp án không chính xác, số ngôi sao sẽ thuộc về đối thủ. Sau 5 lượt thi, tuyển thủ nào có số sao cao hơn sẽ giành được 3 điểm chung cuộc ở vòng thi đấu cuối cùng này.
Rinne bật khóc sau vòng thi đầu tiên và phải tạm nghỉ ghi hình
Tập 12 "Siêu trí tuệ Việt Nam" sẽ chính thức ra mắt khán giả lúc 20h Thứ 7 - 11/01/2020 trên kênh truyền hình Vie Channel - HTV2.
Theo trí thức trẻ
"Siêu trí tuệ" mắc sai sót khi dán ngược Quốc kỳ Việt Nam Chắc chắn đây là một sai sót mà "Siêu trí tuệ Việt Nam" không hề mong muốn. Tập 11 "Siêu trí tuệ Việt Nam" sẽ là những màn tỉ thí của Biệt đội Siêu trí tuệ Việt Nam và những đỉnh cao trí tuệ quốc tế đến từ Nhật Bản, Đức. Từng tạo nên cú huých khuynh đảo khi giành chiến thắng trước...