Tạo tiền đề thuận lợi cho nông thôn mới
Dự án Di dân Tái định cư thủy điện Sơn La tại tỉnh Sơn La không chỉ hoàn thành vượt mức tiến độ trước thời hạn 3 năm mà còn góp phần tích cực, tạo những tiền đề thuận lợi cho quá trình xây dựng NTM của tỉnh trong thời gian qua.
Cửa nhà vững chãi, hạ tầng đầy đủ
Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La (viết tắt là Dự án) được triển khai quyết liệt từ năm 2003, có phạm vi ảnh hưởng đến 248 bản của 31 xã thuộc 3 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Trong đó, tỉnh Sơn La có diện tích đất bị ngập nước tới 15.700ha, trong tổng diện tích bị ngập nước 23.333ha của 3 tỉnh cộng lại.
Vùng trồng cà phê của người dân tái định cư được đầu tư công nghệ tưới nước ẩm nhập ngoại, giúp bà con nâng cao chất lượng, năng suất hàng hóa và thu nhập. Ảnh: Kiều Thiện
Sơn La cũng phải di chuyển 58.337 nhân khẩu ở 169 bản của 17 xã thuộc 3 huyện: Quỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La đến tái định cư tại 70 khu, 276 điểm thuộc 8 huyện, thành phố trong tỉnh. Số hộ dân phải di dời là 12.584 hộ trong tổng số 20.477 hộ của toàn Dự án trên 3 tỉnh liên quan.
Video đang HOT
Với sự chung tay góp sức của nhân dân cả nước trong việc thực hiện mục tiêu “Tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”, đến ngày 15.4.2010, tỉnh Sơn La đã hoàn thành việc di chuyển toàn bộ số dân trong khu vực xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La cũng như vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, rút ngắn thời gian 3 năm so với Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Để đảm bảo an sinh cho 12.584 hộ dân chuyển đến nơi ở mới và hàng chục ngàn hộ dân nơi tiếp nhận tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh đã cân đối, điều chỉnh và cấp 439,5ha đất ở; giao hơn 17.973ha đất sản xuất cho các hộ dân tái định cư.
Việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với người dân trong diện tái định cư cũng được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, minh bạch, với hơn 5.661 tỷ đồng đã được chuyển giao cho người dân. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai 2.173 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng tái định cư với tổng vốn hơn 8.885 tỷ đồng, giúp người dân đảm bảo các nhu cầu thiết yếu tại nơi ở mới.
Ông Nguyễn Minh Tiến – Trưởng ban Quản lý Dự án tỉnh Sơn La cho biết: Trong cuộc đại di dân này, quyền lợi của người dân rất được coi trọng. Theo đó, bà con được quyền lựa chọn nơi chuyển đến cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng về các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội – văn hóa. Đặc biệt, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các điểm chuyển đến đều được ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng. Nhà cửa của người dân khi di chuyển được hỗ trợ và tạo điều kiện để khi dựng nhà trên nơi ở mới đảm bảo an toàn, vững chãi và đủ rộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình. Dự án cũng hỗ trợ để 100% số dân di chuyển có công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các địa bàn đón dân cũng được hưởng lợi nhờ cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, xây mới.
Bên cạnh đó, những hỗ trợ về cây, con giống, kỹ thuật sản xuất, thiết chế văn hóa; tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; xây dựng mô hình dự án, đào tạo nghề… cũng được thực hiện khẩn trương và có hiệu quả.
Tính đến cuối năm 2015, bình quân thu nhập đầu người/tháng tại vùng tái định cư đạt 1,28 triệu đồng (trước khi di chuyển dân – năm 2005, con số này là 0,34 triệu đồng/người/tháng). Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng tái định cư hiện chỉ còn 18,13% so với 42,71% hộ nghèo trước khi chuyển dân năm 2005. Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 75%, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh là 99%; 100% số hộ đều có điện lưới quốc gia sử dụng; 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường…
Bức tranh nông thôn mới ngày càng hiện rõ
99% hộ dân tái định cư thủy điện Sơn La đã có nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Ảnh: Kiều Thiện
Khi thực hiện chính sách di dân tái định cư thủy điện Sơn La, tỉnh Sơn La đã xây dựng phương châm “Gắn tái định cư với xây dựng bản mới toàn diện”. “Những tiêu chí của bản mới toàn diện của tỉnh Sơn La được xây dựng vào những năm 2000, gồm hạ tầng đi trước một bước, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, tăng số hộ khá, giàu; nói không với ma túy, thất học; xây dựng bản mới văn hóa…. Bây giờ đối chiếu lại với những tiêu chí xây dựng NTM vẫn rất phù hợp” – bà Tráng Thị Xuân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, bảo vậy.
Đến với những bản tái định cư thủy điện Sơn La, chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn những thành quả của chương trình xây dựng NTM và Dự án di dân tái định cư thủy điện Sơn La mang lại. Ông Hoàng Văn No, dân bản Sơn Pha, xã Chiềng Pha (huyện Thuận Châu) tâm sự: “Dự án di dân đã giúp chúng tôi có thêm những điều kiện tốt để phát triển kinh tế nhanh hơn, mạnh hơn so với nơi ở cũ. Bây giờ áp vào các tiêu chí xây dựng NTM, thấy rằng những bản tái định cư như chúng tôi đã đạt được khá nhiều mục tiêu như: Điện thắp sáng, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, thiết chế văn hóa, thu nhập, việc làm, đường giao thông…”.
Nói về xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai – nơi đã trở thành xã thứ 2 trong tổng số 3 xã đầu tiên đạt chuẩn NTM của tỉnh Sơn La năm 2015, ông Lò Văn Thanh, dân bản Phiêng Nèn, thật thà bảo: “Xã này đón tới gần 2.000 hộ di dân tái định cư nên được Nhà nước đầu tư hỗ trợ rất nhiều cả về cơ sở hạ tầng cũng như phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa… Nhờ thế khi áp vào tiêu chí NTM, chúng tôi đã đạt chuẩn vào cuối năm 2015, vượt xa so với nhiều xã khác trong toàn tỉnh. Hiện thu nhập bình quân đầu người của chúng tôi đã đạt gần 20 triệu đồng/năm; toàn xã có hơn 24km đường giao thông xã và 48km đường trục chính trong các bản, xóm được bê tông hóa; 95% số hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% số hộ được sử dụng điện… Nhưng quan trọng là chúng tôi có nhiều điều kiện để xóa nghèo, làm giàu, với nhiều lựa chọn để làm kinh tế hộ như: Làm dịch vụ ăn uống, dịch vụ nông nghiệp, sửa chữa máy móc, gò hàn, làm ruộng, làm nương, chăn nuôi thủy sản… Nông thôn mới thì trước hết người dân phải ấm no, giàu có…”.
Theo Danviet
Thoát nghèo nhờ nuôi cá trong hồ thủy điện
Tận dụng mặt nước hồ Thủy điện Sơn La bằng mô hình nuôi cá rô phi trong lồng, bà con tái định cư gần lòng hồ thuộc địa phận thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên đã ổn định được cuộc sống, tăng thu nhập. Tận dụng lợi thế trời cho
Sau khi hồ Thủy điện Sơn La dâng nước, tiềm năng nuôi trồng, khai thác thủy sản tại thị xã Mường Lay tăng với khoảng 120 ha diện tích mặt hồ và 15 ha diện tích ao. Tuy nhiên, theo thông tin từ UBND tỉnh Điện Biên, sản lượng thu được từ diện tích này chưa tương xứng với tiềm năng. Các hình thức nuôi trên địa bàn chủ yếu là quảng canh cải tiến, tận dụng các sản phẩm dư thừa, đầu tư ít. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống như trôi, mè, trắm, chép... nên giá trị và hiệu quả kinh tế còn thấp. Trong khi đó, nghiên cứu của các cán bộ kỹ thuật cho thấy điều kiện tự nhiên của thị xã Mường Lay nói riêng và vùng lòng hồ Thủy điện Sơn La nói chung phù hợp để phát triển nuôi trồng thủy sản. Nhiệt độ trung bình năm là 23 độ C (là ngưỡng tương đối tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản), nguồn nước và môi trường nước sạch, ổn định...
Nhiều người dân có cuộc sống khá hơn nhờ nuôi cá rô phi thương phẩm trong lòng hồ thủy điện Sơn La
Để tận dụng lợi thế đó, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã đào tạo kỹ thuật viên có các kiến thức và kỹ năng về nuôi ca rô phi đơn tinh dong GIFT (Genetically Improved Farmed Tilapia) thương phâm trong lông, be. Các cán bộ này là người của địa phương, do Trung tâm Thủy sản Điện Biên cử đi học để về tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân thị xã Mường Lay áp dụng vào sản xuất. Một mô hình trình diễn để giới thiệu, phổ biến và chuyển giao công nghệ cho bà con cũng đã được xây dựng. Sau đó, căn cứ kết quả ứng dụng công nghệ vào điều kiện thực tế địa phương tại các mô hình trình diễn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với địa phương để hoàn thiện quy trình công nghệ, chuyển giao cho Trung tâm Thủy sản Điện Biên để tiếp tục phổ biến, mở rộng sản xuất đại trà. Công nghệ cho trái ngọt Cá rô phi xuất khẩu phải có kích thước lớn khi thu hoạch (từ 600-1.000 g); do đó giống nuôi phải đơn tính, chất lượng cao, tỷ lệ đực trên 95%. Thông qua nhập khẩu và tiến hành chọn giống nâng cao chất lượng di truyền, hiện Việt Nam đã chọn được giống cá rô phi dòng GIFT đã được cải thiện tính di truyền. Cá tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, có ngoại hình đẹp, tỷ lệ thịt cao, chất lượng thịt thơm ngon. Công nghệ nuôi thâm canh và bán thâm canh cá rô phi thương phẩm đã được xây dựng, bước đầu có kết quả tốt. Cá nuôi thương phẩm trong ao đạt năng suất 20-25 tấn/ha, cá thu hoạch có trọng lượng 500-800 g/con, hệ số thức ăn 1,7, hạch toán có lãi khi sản phẩm tiêu thụ nội địa. Mô hình ương cá rô phi giống của Trung tâm Khuyến nông quốc gia thực hiện năm 2013-2014 với diện tích 5.000 m2 đã cho doanh thu 175 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được là 93 triệu đồng. Mô hình nuôi cá rô phi thương phẩm trong lồng trên hồ chứa - thực hiện năm 2013-2014 với quy mô 900m3/lồng - cho doanh thu 1,65 tỷ đồng, lợi nhuận là 297 triệu đồng. Tỉnh Điện Biên đã có kế hoạch mở các lớp tập huấn nuôi cá rô phi đơn tính dòng GIFT cho dân xung quanh vùng lòng hồ Sơn La, tổ chức cho các hộ dân trong tỉnh tham quan mô hình tại thị xã Mường Lay. Tỉnh cũng có chính sách cho vay vốn, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng lồng bè nuôi cá. Để mở rộng mô hình này trên lòng hồ Thủy điện Sơn La, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã cùng địa phương hướng dẫn các hộ nuôi cá tại vùng hồ thị xã Mường Lay thành lập ban quản lý vùng nuôi. Ban quản lý đã xây dựng chương trình, kế hoạch, quy chế, điều lệ tổ chức và hoạt động. Đến nay, các mô hình của dự án đều được đánh giá là thành công và khẳng định được hiệu quả kinh tế, đem lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân. Dự án góp phần tạo nghề mới và ổn định cuộc sống cho nông dân vùng tái định cư Thuỷ điện Sơn La, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển bền vững.
Theo_EVN
Quảng Nam: Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có đóng góp lớn trong xây dựng NTM Ngày 24.2, UBND tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ tổng kết 5 năm (2011-2015) và khen thưởng cho nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Báo cáo tại lễ tổng kết, ông Lê Muộn - Phó giám đốc sở NN&PTNT, Kiêm phó Ban...