Tạo thuận lợi cho người nước ngoài ra, vào, sinh sống tại Việt Nam
Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được xây dựng không ngoài mục đích đơn giản hoá thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Đại tướng Trần Đại Quang,
Bộ trưởng Bộ Công an trình bày Tờ trình về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh,
cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
Video đang HOT
Chiều nay (28-10), Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình về dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật NCXCCT).
Theo đó thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước theo phương châm “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”; đồng thời, để bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam và công tác quản lý.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo thuận lợi cho người nước ngoài NCXCCT tại Việt Nam tham quan, du lịch, tìm hiểu thị trường, hợp tác đầu tư, kinh doanh, học tập, lao động, nghiên cứu khoa học… đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên qua thực tế quản lý cũng còn nảy sinh những điểm bất cập, chưa thống nhất, cụ thể: Pháp lệnh NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam quy định người nước ngoài sau khi nhập cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập cảnh. Lợi dụng quy định này, thời gian qua nhiều người nước ngoài đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi ở lại lao động.
Du khách nước ngoài đi xích lô tại Hà Nội (Ảnh minh họa)
Pháp lệnh này cũng quy định thị thực Việt Nam có thời hạn không quá 12 tháng, trong khi Luật Đầu tư năm 2005 quy định thời hạn của thị thực cấp cho người nước ngoài vào đầu tư tối đa là 5 năm.
Về việc giải quyết thường trú, thực tiễn hiện nay có một số lượng lớn người nước ngoài đã ở Việt Nam từ trước năm 2000 nhưng không có giấy tờ chứng minh quốc tịch; Quốc hội, Chính phủ đang chỉ đạo theo hướng giải quyết cho họ nhập quốc tịch Việt Nam; số chưa đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì giải quyết cho thường trú để quản lý. Tuy nhiên, tại Pháp lệnh NCXCCT của người nước ngoài tại Việt Nam chưa quy định những người này thuộc diện được xét cho thường trú….
Từ những lý do nêu trên, nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới thì việc ban hành Luật NCXCCT là yêu cầu khách quan, cấp thiết hiện nay.
Dự thảo Luật gồm 8 chương, 46 điều với bố cục rõ ràng kế thừa quy định còn phù hợp của Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000, đồng thời có điều chỉnh, bổ sung một số quy định nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu hội nhập nhưng đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay.
An Huy
Theo ANTD
Cho ý kiến sửa đổi Luật Cư trú
Văn phòng Quốc hội cho biết, phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ khai mạc hôm nay, 25-2.
Tại phiên họp này, UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Ngoài ra, UBTVQH cũng thảo luận về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Phòng, chống khủng bố; xem xét, thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ... Cũng tại phiên họp, UBTVQH cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 và năm 2012 cho một số dự án quan trọng, cấp bách của các Bộ: GTVT, Y tế, NN&PTNT.
Theo ANTD
Công bố các Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị quyết mới Hôm qua, 5-7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố các Bộ luật, Pháp lệnh, Nghị quyết mới được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua. Đó là: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Luật Phòng, chống khủng bố; Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Phòng...