Tạo thế lực kích cầu nông thôn mới
Mường La là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La. Đồng bào các dân tộc nơi đây vừa trải qua một cuộc đại di dân, dành phần lớn đất đai, vườn tược, ruộng nương để xây dựng Nhà máy thủy điện Sơn La.
Trong khó khăn ấy, Mường La vẫn bứt phá vươn lên tạo dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Trang Trại Việt đã có buổi phỏng vấn ông Nguyễn Đức Thành – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện xung quanh vấn đề ổn định đời sống dân cư và xây dựng NTM.
Mường La là huyện đặc biệt khó khăn, nhưng đã nỗ lực trong xây dựng NTM, xin ông cho biết một số kết quả nổi bật của huyện đã đạt được?
- Như nhiều người đã biết, Mường La là một trong những huyện nghèo của cả nước, nên xuất phát điểm để xây dựng NTM không cao. Nhưng NTM là một trong những chương trình rất quan trọng với tam nông mà Mường La thì bao đời nay nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo. Bởi thế, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân đều tập trung xây dựng NTM với quyết tâm cao.
Đến nay, chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã tạo những nền móng rất quan trọng cho các bước tiếp theo. Huyện đã có 1 xã đạt được 12 tiêu chí và cơ bản hoàn thành 2 tiêu chí khác. Có 5 xã đạt từ 7-10 tiêu chí. Số xã còn lại tuy nằm trong diện đặc biệt khó khăn nhưng cũng đã đạt từ 5 tiêu chí trở lên và đang dốc sức phát huy kết quả để tăng trưởng nhanh và bền vững.
Người dân bản Mường Bú (xã Mường Bú, huyện Mường La) chung sức làm đường nông thôn. Ảnh: Trọng Đạt
Ông chia sẻ rằng, những kết quả đó cũng chưa thật sự như mong muốn, vậy những khó khăn lớn nhất tạo “rào cản” trong xây dựng NTM của huyện Mường La là gì, thưa ông?
- Nói đến khó khăn của một huyện nghèo thì nhiều lắm mà gắn vào những tiêu chí NTM thì lại càng nan giải hơn bởi đó là một qui chuẩn ở mức cao so với nông thôn miền núi. Đặc biệt, Mường La lại là huyện trong mấy thập kỷ vừa qua đã có tới 2 lần bị ảnh hưởng bởi những Dự án thủy điện lớn của đất nước là thủy điện Hòa Bình và thủy điện Sơn La.
Với một địa bàn thuần nông, việc di dời – tái định cư dành đất ở và sản xuất cho những lòng hồ thủy điện đồng nghĩa với việc phải rời xa những yếu tố thuận lợi nhất để ổn định đời sống và sản xuất. Việc di dời ấy cũng gây ra những khó khăn khác như: Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư, đội ngũ cán bộ, thiết chế văn hóa, y tế, thể thao… Đặc biệt là với cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất bị ảnh hưởng rất lớn. Điều ấy đòi hỏi phải có một quá trình và sự đầu tư ngân sách và sức lực, trí tuệ rất lớn thì mới mang lại sự ổn định để tạo đà cho phát triển…
Những khó khăn này đã tác động đến chương trình xây dựng NTM tại địa phương như thế nào?
Video đang HOT
- Nói một cách đơn giản, khi thực hiện di dân tái định cư tức là bắt đầu một cuộc sống mới trên một vùng đất mới với những mối quan hệ mới. Mỗi người dân phải quen dần với nơi chuyển đến, quen với khí hậu, thời tiết, địa hình, nếp sống, nếp canh tác, điều kiện đáp ứng các nhu cầu sống, sinh hoạt và sản xuất cũng như học tập, bảo vệ sức khỏe…
Vì thế, trên vùng quê mới luôn có những khó khăn mà người dân chưa quen hoặc chưa đủ khả năng để điều chỉnh trong khi Nhà nước thì chưa kịp đầu tư hoặc đầu tư chưa thỏa đáng, chưa kịp nâng cấp. Ví dụ khi đang ở dưới vùng đất trũng, bà con các dân tộc quen canh tác lúa nước cùng với hệ thống hạ tầng sản xuất, điều kiện khí hậu quen thuộc. Nhưng khi thực hiện di dân lên chỗ cao hơn để dành vùng thấp cho lòng hồ thủy điện thì bà con nông dân phải làm quen với việc canh tác trên nương, đất khan hiếm nước; thậm chí thay đổi hẳn loại cây trồng như từ lúa, ngô, khoai sang cây công nghiệp như: Chè, cà phê, mía đường… quá trình thay đổi nếp sống, nếp canh tác ấy phải có một thời gian hợp lý thì mới cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
Nuôi cá tầm trên hồ thủy điện Sơn La. ảnh: Trọng Đạt
Như vậy, Mường La đã có những giải pháp như thế nào để hóa giải thách thức đó?
- Đúng là thách thức rất lớn, nhưng chúng tôi cũng xác định rằng đây cũng là thời cơ, cơ hội để chúng tôi phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, bền vững hơn.
Theo ông, để biến khó khăn thành cơ hội, Mường La sẽ ưu tiên đặc biệt cho mục tiêu nào?
- Là huyện đặc biệt khó khăn, bởi thế khi xây dựng NTM thì mục tiêu nào cũng thấy cần được quan tâm, cần được ưu tiên thực hiện. Nhưng chúng tôi phải tính tới các yếu tố tạo được lợi thế tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân là ưu tiên hàng đầu. Ví dụ như với địa bàn trồng lúa nước ở các xã như: Nậm Păm, Pi Tong, Mường Bú thì công trình thủy lợi sẽ được ưu tiên triển khai trước.
Với những địa bàn vùng cao như: Ngọc Chiến, Chiềng San, Chiềng Hoa… thì yếu tố cứng hóa giao thông lại được ưu tiên. Song song với quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng là những ưu tiên trong quá trình đầu tư chuyển đổi nhận thức như đưa khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào để nâng cao trình độ sản xuất hàng hóa cho người dân; thu hút đầu tư để tạo nhiều bứt phá trong nông nghiệp. Khi đời sống người dân được nâng lên thì sự đồng thuận sẽ cao hơn và hiệu quả xây dựng NTM sẽ nhanh hơn. Chính sự đồng thuận ấy lại trở thành động lực lớn để xây dựng NTM.
Hiện thực hóa các mục tiêu đó, tới thời điểm này, Mường La có mô hình nào thể hiện rõ hiệu quả của sự ưu tiên đầu tư như ông vừa nói?
- Có chứ, có nhiều điển hình lắm và chúng tôi đang nhân lên để tạo thành những phong trào có ảnh hưởng rộng hơn như những mô hình nuôi cá lồng, bè ở xã Ít Ong, Nậm Păm; mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm ở Mường Bú, Mường Chùm… Đặc biệt, tại xã Ngọc Chiến, với việc thu hút đầu tư và cơ chế khuyến khích phát triển thuận lợi, chúng tôi đã xây dựng được mô hình hợp tác xã rau – hoa – quả tươi rất lớn, có sự tham gia của đông đảo người dân.
Mô hình này tuy mới hình thành nhưng đã cho kết quả rất khả quan, đạt mức thu nhập tiền tỷ/1ha đất. Từ sự thành công ấy, cán bộ và người dân Ngọc Chiến lạc và hưởng ứng tích cực hơn với NTM. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, toàn xã Ngọc Chiến đã cứng hóa được gần 30km đường giao thông nội xã, hoàn thành việc xây dựng nhiều công trình thủy lợi, nhà văn hóa, trường học, quan tâm hơn tới môi trường… Điều ấy cũng khẳng định rõ: Cốt lõi của NTM là thu nhập của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.
Xin cảm ơn ông !
Theo Danviet
Lập Thạch lập làng xanh, nhà xanh
97% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 90% hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas và các biện pháp bảo vệ môi trường (BVMT), 100% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh... Tiêu chí môi trường đang được huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đặc biệt chú trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sạch từ nhà ra ngõ
Hội viên Hội Phụ nữ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường tại Lập Thạch. Ảnh: Việt Tùng
Trong 5 năm, huyện Lập Thạch đã huy động hơn 2.569 tỷ đồng xây dựng NTM. Đáng chú ý, nhờ công tác dân vận tốt, huyện đã huy động nhân dân hiến trên 150.000m2 đất; đóng góp 1.801 tỷ đồng tiền mặt và ngày công lao động.
Lập Thạch là huyện miền núi với nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM huyện gặp không ít khó khăn. Ngoài rào cản về vốn, Lập Thạch còn gặp khó về tiêu chí môi trường, tiêu chí đường giao thông, chuyển dịch cơ cấu lao động... Song với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân, các tiêu chí đã từng bước được hoàn thành.
Chúng tôi về Lập Thạch vào một ngày cuối tháng 8, khác với hình ảnh cách đây 5 năm về trước, những con đường đất mưa lầy lội, nắng bụi đã được thay thế bằng những con đường bê tông phẳng lỳ. Rác thải sinh hoạt đã được thu gom về nơi tập trung, cống rãnh được khơi thông, xây mới, không còn cảnh "rác bay" dọc đường mỗi khi gió thổi như trước...
Ông Nguyễn Xuân Hiền - Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện LậpThạch cho biết - nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác BVMT, UBND huyện đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh huy động các nguồn lực đầu tư các công trình như: Công trình cấp nước sạch nông thôn; nghĩa trang nhân dân và xây dựng các khu chôn cất tập trung, bãi xử lý rác thải cho các xã; hỗ trợ xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh; di chuyển chuồng nuôi nhốt gia súc gia cầm ra xa khu dân cư... Đồng thời huyện cũng phát động các phong trào như: "Gia đình 5 không 3 sạch"; "Sạch từ trong nhà ra ngõ"; Nói không với túi nylon..., thu hút được đông đảo người dân hưởng ứng.
Theo đó, đến nay toàn huyện có 100% số hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, 97% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 90% hộ chăn nuôi có hầm biogas hoặc các biện pháp xử lý môi trường khác, nhờ đó nước thải, chất thải trong quá trình chăn nuôi được xử lý triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Hiện toàn huyện có 19/20 xã, thị trấn đã quy hoạch và tiến hành xây dựng khu tập kết rác thải tập trung với 42 bãi rác (32.000m2). Các thôn đều có tổ thu gom rác, được trang bị quần áo bảo hộ lao động và xe thu gom rác, hàng ngày rác được thu gom theo giờ đã quy định nên không còn tình trạng rác thải vứt bừa bãi trong khu dân cư.
Những xã đã hoàn thành tiêu chí môi trường và có phong trào BVMT phát triển mạnh như: Thái Hòa, Tử Du và Đình Chu... Trong đó, thành công của tiêu chí này phải kể đến sự góp sức của Hội Phụ nữ, Hội ND, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên... Chỉ tính riêng Hội Phụ nữ huyện, trong 5 năm đã vận động hội viên đóng góp 240 triệu đồng, 920 ngày công xây dựng nhà văn hóa các thôn, đào 230 hố rác tại các hộ gia đình và tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh vào ngày thứ 6 hàng tuần... Ngoài ra để làm tốt tiêu chí môi trường, một số xã như: Văn Quán, Tiên Lữ, Đồng Ích... còn bổ sung thêm dịch vụ vệ sinh môi trường cho HTX và triển khai đề án thành lập mới HTX vệ sinh môi trường.
Nỗ lực về đích
Thanh long ruột đỏ đang là cây trồng mang lại thu nhập cao cho người dân huyện Lập Thạch
(Vĩnh Phúc). Ảnh: V.T
Ông Nguyễn Thế Hùng - Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch cho biết, trong 5 năm, huyện đã cứng hóa 91km đường trục xã, liên xã, 94km đường trục thôn, liên thôn, 92 km đường ngõ xóm; 69km đường trục chính nội đồng... Đồng thời, xây dựng 49km rãnh thoát nước thải, góp phần cải thiện môi trường nông thôn. Hiện, thu nhập bình quân khu vực nông thôn của 18 xã là 23,1 triệu đồng/người/năm, tăng 9 triệu đồng so với trước khi triển khai chương trình. Tính đến cuối năm 2015, Lập Thạch có 11 xã đạt chuẩn NTM. Dự kiến, cuối năm 2016 sẽ có 18/18 xã về đích và đạt huyện NTM.
Để thực hiện mục tiêu trên, năm 2016 huyện đã chỉ đạo các địa phương rà soát, đánh giá các tiêu chí, nhiệm vụ để có sự linh hoạt trong chỉ đạo điều hành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung của chương trình đến nhân dân...
Về nhiệm vụ nâng cao thu nhập cho người dân, từ năm 2011 đến nay, UBND huyện Lập Thạch tăng cường chỉ đạo các xã, vận động nhân dân tích cực đưa một số giống lúa cao sản như: BC15, TBR36, TBR45... vào sản xuất; triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ với quy mô 100ha ở 3 xã: Vân Trục, Ngọc Mỹ và Xuân Hòa; trồng mía trên đất đồi bạc màu với diện tích 39,5ha ở xã Quang Sơn và Ngọc Mỹ; duy trì và phát triển cây dâu tằm ở các xã Hợp Lý, Quang Sơn, Bắc Bình với diện tích 65ha...
Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt và chăn nuôi bò sữa công nghiệp ở 4 xã Ngọc Mỹ, Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình cũng rất phát triển, mang lại thu nhập cao cho người dân. Gần đây, huyện Lập Thạch còn triển khai mô hình nuôi cá rô phi Đường Nghiệp với quy mô 33ha ở các xã: Quang Sơn, Văn Quán, Vân Trục, Thái Hòa, Ngọc Mỹ... Bình quân các mô hình cho năng suất 15 tấn/ha, thu nhập 180 - 200 triệu đồng/ha/năm...
Chia sẻ về những kết quả đạt được, ông Hùng cho hay: "Đây là kết quả của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Để về đích, lãnh đạo huyện, các xã và nhân dân cần phải nỗ lực hơn nữa, đặc biệt xây dựng NTM phải gắn với BVMT, bảo vệ các giá trị văn hóa làng xã, đẩy mạnh phát triển các mô hình theo tiêu chí ngon, sạch, giá trị kinh tế cao".
Đổi đời vùng biển Hậu Lộc Lâu nay, nói đến các xã vùng biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) là Hải Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Minh Lộc..., người ta thường nghĩ đến cái nghèo. Nhà máy nước sạch cung cấp cho 7 xã vùng biển Hậu Lộc Tuy nhiên, qua hơn 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt các xã...