Tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội cùng quan tâm hướng tới người nghèo
Để phát động toàn quốc Tháng hành động cao điểm “Vì người nghèo”, đồng thời hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau do Thủ tướng Chính phủ đề ra, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu Quốc gia phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp “Cả nước chung tay vì người nghèo” vào hồi 20h00 ngày 17/10 trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình nhằm ghi nhận, động viên, tôn vinh các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhất là doanh nghiệp, doanh nhân, người Việt Nam ở nước ngoài đã và sẽ tiếp tục ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đột xuất, cộng đồng (khu dân cư, xã, huyện) nghèo thông qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Cùng với đó, chương trình sẽ công bố thông tin kết quả ủng hộ và sử dụng kinh phí ủng hộ; cam kết ủng hộ người nghèo của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân và ghi nhận, công bố tên và số tiền của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ủng hộ, đăng ký ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội.
Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, MTTQ Việt Nam và sự nỗ lực, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, người dân, công tác giảm nghèo qua các năm đã đạt được những kết quả nhất định. Hệ thống chính sách giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên của các bộ, ngành, nhằm bảo đảm tính hệ thống và đồng bộ hơn. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết số 76/2014/QH13, Nghị quyết số 100/2015/QH13 của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1722/QĐ-TTg xác định các mục tiêu giảm nghèo bền vững cho giai đoạn 2016-2020, trong đó có các mục tiêu cơ bản đến năm 2020, đó là: giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1% – 1,5%/năm (các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3% – 4%/năm); phấn đấu 50% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP; 30% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn; 20 – 30% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
Đồng thời, thông qua sự vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể xã hội, nhiều chương trình trợ giúp từ các doanh nghiệp, cá nhân, các nhà hảo tâm đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội cùng quan tâm hướng tới người nghèo.
Tính từ khi thực hiện (17/10/2000) đến hết tháng 8/2018, thông qua sự vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị, các tổ chức quốc tế, người Việt Nam ở nước ngoài… đã ủng hộ hơn 50.000 tỷ đồng thông qua Quỹ “Vì người nghèo” Trung ương và quỹ 3 cấp ở địa phương; ủng hộ trực tiếp chương trình an sinh xã hội ở các địa phương…
Từ những nguồn lực trên cùng với ngân sách nhà nước, cộng đồng đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa được gần 1,5 triệu căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, trong đó năm 2017 xây dựng và sửa chữa được trên 32.000 căn nhà; hỗ trợ hàng chục triệu lượt hộ nghèo về vốn, tư liệu sản xuất, hàng ngàn công trình dân sinh (trường học, trạm xá, cầu dân sinh, đường giao thông nông thôn…); hàng triệu người nghèo được giúp đỡ nhân dịp Tết Nguyên đán, giúp đỡ cho con đi học, chữa bệnh khi ốm đau nằm viện dài ngày, cứu đói khi cần thiết…
Đặc biệt, nhờ thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, MTTQ cùng với ý thức nỗ lực vươn lên của người nghèo, kết quả giảm nghèo từ năm 2016 đến nay đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Theo số liệu về kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước, số hộ nghèo về thu nhập là 1,7 triệu hộ, tương ứng 7,47%/ 9,88% tỷ lệ hộ nghèo cả nước; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 573.270 hộ, tương ứng 2,41%/9,88% tỷ lệ hộ nghèo cả nước.
Video đang HOT
Đến năm 2017, số hộ nghèo là hơn 1,64 triệu/tổng số 24 triệu hộ dân, tương ứng 6,70%. Các chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân đã có sự chuyển biến. Cụ thể, thiếu hụt về giáo dục của người lớn đã giảm từ 19,61% (năm 2016) xuống còn 16,52% (cuối năm 2017). Tình trạng trẻ em được đi học từ 6,77% (năm 2016) đã giảm xuống còn 5,40% (năm 2017). Khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế là 6,2% (năm 2016) giảm xuống còn 5,03% (năm 2017). Bảo hiểm y tế, chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người được cải thiện đáng kể. Về nước sạch vệ sinh, nguồn nước sinh hoạt thiếu hụt 21,21% (năm 2016) đã giảm xuống còn 17,71% (năm 2017). Việc tiếp cận thông tin thiếu hụt 21,25% (năm 2016) đã giảm xuống còn 17,47% (năm 2017). Từ kết quả đo lường mức độ thiếu hụt của người nghèo, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều giải pháp tập trung chỉ đạo để cải thiện mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.
Hương Diệp
Theo tapchimattran
Hà Nội: Biểu dương hơn 1000 gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu
Sáng 9/10, tại Hà Nội, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội trang trọng tổ chức "Hội nghị Biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt, doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu và vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2018".
Phat biêu đánh giá những kết quả của phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt", "Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập phát triển", Pho Chu tich Thương trưc UBND Thanh phô Nguyên Văn Sưu khăng đinh:
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước phát động và tổ chức phong trào thi đua "Người tốt, việc tốt". Kể từ năm 1992 đến nay, sau 26 năm triển khai thực hiện, phong trào "Người tốt, việc tốt" đã trở thành nếp văn hóa của người dân Hà Nội.
Có thể nói, từ việc làm nhỏ ý nghĩa lớn, từ một người tốt nhân lên tập thể vững mạnh đã biến phong trào từ thi đua lập thành tích đơn thuần trở nên có sức sống mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển, đi lên của Thủ đô trong giai đoạn mới.
Thông qua các phong trào, Hà Nội đã có gần 24.000 người tốt, việc tốt tiêu biểu cấp thành phố, gần 340.000 người tốt, việc tốt được các quận, huyện, thị xã, đơn vị thuộc thành phố biểu dương khen thưởng.
Để cổ vũ phong trào "Người tốt, việc tốt", từ năm 2010 đến nay, vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 hằng năm, Hà Nội đã tổ chức xét chọn và vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" nhằm tôn vinh các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho Thủ đô và đất nước.
Đặc biệt, kể từ năm 2018, thành phố đã kịp thời ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt", trong đó đổi mới nội dung, đối tượng khen thưởng. Việc thành lập tổ chuyên đề phát hiện và nhân rộng những tấm gương, điển hình tiên tiến từ cơ sở, kịp thời khen thưởng, tuyên truyền nhân rộng đã giúp phong trào "Người tốt, việc tốt" ngày càng lan tỏa, khơi dậy và phát huy tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm với cộng đồng của các tầng lớp nhân dân.
"Những người tốt, việc tốt được biểu dương hôm nay là những gì chúng ta được chứng kiến, được đề cử nhưng vẫn còn rất nhiều người tốt, việc tốt vẫn đang diễn ra thầm lặng trên mỗi cung đường, mỗi phố phường, thôn xóm của Hà Nội, họ đã bồi đắp thêm nghĩa cử mà từ bao đời nay đã là nét văn hóa của người Hà Nội. Họ cũng rất đáng trân trọng, tự hào" - Pho Chu tich Thương trưc UBND Thanh phô Nguyên Văn Sưu nhân manh.
Tại Hội nghị, Pho Chu tich Thương trưc UBND Thanh phô cũng đã biểu dương và chúc mừng gần 700 gương người tốt, việc tốt; cùng 300 doanh nghiệp, doanh nhân được Nhà nước và thành phố khen thưởng; đặc biệt là 10 cá nhân được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" và 20 doanh nghiệp đạt giải thưởng Cúp Thăng Long trong dịp này.
Tại Hội nghị biểu dương, đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã trao danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" cho 10 cá nhân.
Đây là danh hiệu cao quý được Hà Nội xét tặng cho những cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu, nêu tấm gương sáng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội, thể hiện sự trân trọng mà thành phố dành cho những tấm gương tiêu biểu trong "vườn hoa" người tốt, việc tốt Thủ đô, những người sống, học tập và lao động hết mình, vì một tình yêu tha thiết với Hà Nội.
10 cá nhân được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2018:
1. PGS.TS Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội;
2. Ông Nguyễn Đức Cường, Tổ trưởng tổ sửa chữa cơ điện, Phân xưởng Thiết bị Công nghệ, Công ty cổ phần Điện cơ Thống Nhất;
3. Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn T
4. Ông Nguyễn Tứ Hùng, Công dân cụm 13, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội;
5. Bà Trần Phương Lan, Trưởng nhóm Câu lạc bộ "Những bé bị ly thượng bì bọng nước", quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội;
6. Ông Nguyễn Hữu Ngọc, Hội viên Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội;
7. Bà Bùi Thị Thu Thảo, Vận động viên điền kinh, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội;
8. Thượng úy Nguyễn Văn Tiến, Đội Cảnh sát giao thông số 12, phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Công an thành phố Hà Nội;
9. Ông Trịnh Ngọc Trình, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục Miền núi (tổ chức HEDO), số 4 Trịnh Hoài Đức, thành phố Hà Nội;
10. Nghệ nhân ưu tú ẩm thực Việt Nam Phạm Thị Tuyết, Chủ nhà hàng Ánh Tuyết, số 25 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo baodatviet
Quỹ 'Vì người nghèo' vượt mốc 50.000 tỷ đồng sau 18 năm Được ra đời ngày 17/10/2000, Quỹ "Vì người nghèo" đã nhận được tổng số tiền quyên góp lên đến 50.000 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Ngày 17/10/2018, Đài truyền hình Việt Nam sẽ truyền hình trực tiếp "Cả nước chung tay vì người nghèo" vào lúc 18h30 đến 22h00 tại Cung văn hóa Hữu nghị Hà...