Tạo sinh kế cho những người hoàn lương ở Thái Lan
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, “Kamlangjai” trong tiếng Thái Lan có nghĩa là truyền cảm hứng, hỗ trợ và khuyến khích.
Một dự án có tên như vậy do Công chúa Hoàng gia Bajarakitiyabha Narendiradebyavati, con gái cả Nhà vua Rama X hiện nay, khởi xướng đã ra đời từ năm 2006 với mục đích giúp đỡ những người cần cơ hội trong xã hội. Cho đến nay, dự án nhân văn này vẫn tiếp tục được thực hiện để giúp tạo sinh kế cho những người hoàn lương ở đất nước Chùa Vàng.
Trung tâm học tập và du lịch nông nghiệp Viện Cải huấn Doi Hang có sự tham gia điều hành của tù nhân cải tạo tốt mở cửa cho công chúng tham quan. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Trên thực tế, nhiều người sau khi ra tù không được tạo đủ cơ hội để tái hòa nhập vào xã hội chính thống. Dự án “Kamlangjai” mong muốn giúp những cá nhân này nhận ra rằng vẫn còn rất nhiều người sẵn sàng mang đến cho họ cơ hội, sự động viên và hỗ trợ để họ có thể vượt qua mặc cảm và trở ngại để tái hoà nhập cộng đồng.
Điều này không chỉ làm giảm số lượng người tái phạm và cho phép những người từng phạm tội trở thành công dân tốt mà còn thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội.
Dự án “Kamlangjai” ban đầu tập trung hoạt động vào nhóm người trong hệ thống tư pháp hình sự đang cần cơ hội, bắt đầu từ các tù nhân đang mang thai và con cái của họ tại các trại cải huấn dành cho phụ nữ trên khắp Thái Lan. Công chúa Bajarakitiyabha đã đóng góp quỹ riêng của mình và giao cho Trường cao đẳng điều dưỡng Chữ thập Đỏ Thái Lan cộng tác với Cục Cải huấn, Bộ Tư pháp để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ và giáo dục họ về sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kết quả là đã hoàn thành tốt các mục tiêu của Dự án Hoàng gia.
Video đang HOT
Du khách thưởng thức điệu múa truyền thống Thái do các nữ tù nhân biểu diễn. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Tiếp nối thành công ban đầu, dự án được mở rộng tới các nhóm người thụ án khác đang cần hỗ trợ, nhằm tạo cho họ cơ hội và niềm hy vọng mới trong cuộc sống. Đây là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhằm mang lại công lý và hỗ trợ những người từng mắc sai lầm trở thành những công dân tốt trong xã hội.
Nằm cách thủ đô Bangkok 800 km về phía Bắc, Viện Cải huấn Phụ nữ Chiang Mai là nhà tù duy nhất dành cho phụ nữ đào tạo các tù nhân những kỹ năng quý giá như học cách massage Thái truyền thống hay các công việc về dịch vụ khách hàng và khách sạn. Mục đích của việc đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho các nữ tù nhân những kỹ năng cần thiết để họ có thể tìm việc làm sau khi ra tù và tái hòa nhập xã hội.
Bảo tàng ‘Ruean Pathamarong’ về nhà tù toạ lạc trong toà nhà hơn 100 tuổi là một điểm nhấn du lịch ở Chiang Mai, Thái Lan. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Một điểm nhấn độc đáo của Viện Cải huấn Phụ nữ Chiang Mai chính là Bảo tàng Ruean Pathamarong và nhà hàng Naree có phục vụ massage Thái và spa toạ lạc trong một ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 100 tuổi ở trung tâm thành cổ Chiang Mai. Khi đến thăm bảo tàng này khách tham quan không chỉ được tìm hiểu thêm về tòa nhà lịch sử cũng như những câu chuyện, trải nghiệm và hy vọng của những người phụ nữ trong tù mà còn được thưởng thức một số hàng hóa và dịch vụ ưu việt khác do các nhân viên là tù nhân phục vụ.
Chia sẻ với phóng viên TTXVN, bà Acharee Srisunakrua, một phụ trách của Viện Cải huấn Phụ nữ Chiang Mai cho biết tất cả các nhân viên tại nhà hàng đều là những tù nhân hiện đang trải qua các chương trình đào tạo và phục hồi để chuẩn bị được trả tự do. Bảo tàng mở cửa cho khách du lịch tham quan và mỗi du khách đều có thể góp phần mang đến cho các tù nhân cơ hội thứ hai, bằng cách tình nguyện làm khách hàng để họ thực hành massage và chỉ phải trả một mức phí dịch vụ rẻ.
Bà Acharee cũng cho biết thêm rằng trên thực tế, rất nhiều tiệm massage ở Chiang Mai đánh giá cao chất lượng đào tạo nghề mà các nữ tù nhân nhận được tại Trung tâm dạy nghề của Viện cải huấn. Nhiều tiệm massage thậm chí còn có thỏa thuận chính thức với Trung tâm để giúp họ tuyển dụng những người có tay nghề giỏi nhất.
Một “tù nhân nam” ở Viện Cải huấn Doi Hang thực hành massage cho khách tham quan. Ảnh: Đỗ Sinh/TTXVN
Tại tỉnh Chiang Rai lân cận, Viện Cải huấn Doi Hang là một cơ sở thuộc Nhà tù Trung tâm Chiang Rai, nơi các tù nhân nam gần mãn hạn tù chuẩn bị cho cuộc sống sau khi ra trại. Chương trình đào tạo nghề tại cơ sở này dựa trên “Triết lý kinh tế vừa đủ” của Hoàng gia Thái Lan và nhằm mục đích cung cấp cho các tù nhân những kỹ năng phù hợp với thị trường địa phương, đặc biệt là trong các ngành nông nghiệp hữu cơ, chăm sóc sức khỏe, thủ công mỹ nghệ và khách sạn. Quỹ “an cư” cũng được thành lập từ năm 2012 nhằm tạo cơ sở cho các tù nhân sau khi mãn hạn tù có thể bắt đầu lại cuộc sống trong xã hội, cũng như tạo cơ hội cho các cựu tù nhân mong muốn theo học tại các cơ sở dạy nghề hoặc trường đại học.
Hiện nay, Trung tâm học tập và du lịch nông nghiệp Viện Cải huấn Doi Hang mở cửa cho công chúng và được điều hành bởi các cán bộ của Viện cùng các tù nhân có hành vi tốt khi gần mãn hạn tù, giúp các tù nhân có thu nhập từ công việc của mình tại trung tâm cũng như có thêm một khoản tiết kiệm nho nhỏ sau khi ra tù, tái hoà nhập xã hội.
Bầu cử Thái Lan: Ứng cử viên Thủ tướng của đảng Pheu Thai cam kết không sửa đổi luật khi quân
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 1/8, ứng cử viên Thủ tướng của đảng Vì nước Thái (Pheu Thai), ông Srettha Thavisin, tuyên bố sẽ không tìm cách bãi bỏ hoặc sửa đổi Mục 112 của Bộ luật Hình sự, còn được biết đến là luật khi quân, nếu Quốc hội Thái Lan chấp thuận đề cử ông làm Thủ tướng.
Ứng viên Thủ tướng của Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Srettha Thavisin (giữa) trong cuộc họp báo tại trụ sở của đảng ở Bangkok, sau khi kết quả sơ bộ cuộc tổng tuyển cử được công bố, ngày 14/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Truyền thông Thái Lan dẫn lời ông Srettha cho biết nếu đảng Pheu Thai đề cử ông trong vòng bỏ phiếu tiếp theo của Quốc hội để chọn Thủ tướng, chắc chắn sẽ không có sửa đổi nào đối với Mục 112. Ông Srettha nhấn mạnh: "Pheu Thai đã nói rõ rằng luật đó sẽ không được sửa đổi hay bãi bỏ". Ứng cử viên của đảng Pheu Thai cũng cho rằng kinh tế và sinh kế của người dân là những vấn đề quan trọng hiện nay và điều chính phủ mới phải làm trước tiên là đảm bảo cuộc sống ấm no cho người dân và cải thiện nền kinh tế.
Cam kết của ông Srettha được đưa ra sau khi một số thượng nghị sĩ bày tỏ nghi ngờ về quan điểm của ông đối với điều luật này. Các thượng nghị sĩ này cáo buộc ông Srettha nói rằng Mục 112 nên được sửa đổi trong một cuộc phỏng vấn trước thềm cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5.
Luật khi quân nhằm ngăn chặn hành vi xúc phạm và đe dọa các thành viên cao quý nhất của Hoàng gia Thái Lan. Điều 112 của Bộ luật Hình sự Thái Lan nêu rõ những ai "phỉ báng, lăng mạ hoặc đe dọa nhà vua, hoàng hậu, người thừa kế hoặc các quan nhiếp chính" sẽ bị phạt tù lên đến 15 năm. Quy định này hầu như không thay đổi kể từ khi bộ luật hình sự đầu tiên được ban bố vào năm 1908.
Chủ tịch Quốc hội Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha đã tạm thời ấn định ngày 4/8 tới để Quốc hội họp lại trong phiên họp chung để bỏ phiếu về đề cử Thủ tướng.
Trước đó, ngày 13/7, Quốc hội Thái Lan đã triệu tập phiên họp chung của Hạ viện mới và Thượng viện để bầu chọn Thủ tướng mới. Ông Pita Limjaroenrat, nhà lãnh đạo và là ứng cử viên duy nhất của đảng Tiến bước (MFP), đảng giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử ngày 14/5 với 151 ghế Hạ viện, đã không giành đủ sự ủng hộ cần thiết để đắc cử thủ tướng.
Tiếp đó, trong ngày họp 19/7, sau nhiều giờ tranh cãi gay gắt, Quốc hội Thái Lan đã bỏ phiếu huỷ bỏ việc tái đề cử ông Pita với đa số phiếu tán thành. Với kết quả này, liên minh 8 đảng do MFP đứng đầu đã nhất trí để đảng Pheu Thai, đảng đứng thứ hai với 141 ghế Hạ viện và là một đối tác trong liên minh 8 đảng, dẫn dắt tiến trình thành lập chính phủ mới.
Đảng Pheu Thai có 3 ứng cử viên Thủ tướng, trong đó ông Srettha được dự đoán là người sẽ được đảng này giới thiệu để Quốc hội bầu chọn trong phiên họp sắp tới.
Chồng rủ vợ đi du lịch rồi ném vợ xuống núi sau khi thốt lên 1 câu khó hiểu Người chồng rủ vợ đi du lịch nhưng lại ra tay tàn độc với người chung chăn gối khiến ai cũng phẫn nộ. Trước khi hành động, anh còn thốt lên 1 câu khó hiểu. Thông tin liên quan đến vụ người chồng ra tay đẩy vợ xuống vách núi trong chuyến du lịch ở Thái Lan đã có diễn biến mới. Theo...