Tạo sinh kế bền vững cho ngư dân QuảngTrị
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Năm – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho biết, để giúp bà con ngư dân có sinh kế ổn định, Hội đã phối hợp chính quyền địa phương tìm cách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thực tế
Cũng như nhiều hộ dân sống bằng nghề đánh bắt hải sản ven bờ ở xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong, gia đình ngư dân Nguyễn Thế Oanh hơn 1 tháng nay không thể đi biển. Sau sự cố cá chết bất thường, tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ tiền và gạo, giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. Trên diện tích đất của gia đình, ông Oanh quay sang thâm canh hơn 5 sào sắn cao sản xen khoai lang và còn trồng thêm đậu xanh, dưa hấu, đồng thời vay vốn ngân hàng nuôi gà thả vườn, lợn, bò. Hiện gia đình ông đã bắt đầu có thu nhập.
Anh Phùng Ngọc Linh ở thôn Tân Văn, xã Gio An, huyện Gio Linh chăm sóc đàn gà thả vườn. ảnh: I.T
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Năm – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh cho biết, để giúp bà con ngư dân có sinh kế ổn định, Hội đã phối hợp chính quyền địa phương tìm cách hỗ trợ, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thực tế, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, hóa giải vướng mắc để giúp bà con yên tâm sản xuất.
Video đang HOT
Hiện, ngoài việc hỗ trợ 25 tấn gạo cho ngư dân bị thiệt hại bởi cá chết bất thường, Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT tỉnh Quảng Trị còn miễn toàn bộ lãi vay đối với dư nợ bị thiệt hại, cơ cấu lại thời hạn trả nợ gốc. Tương tự, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị cũng nhanh chóng rà soát các đối tượng bị thiệt hại, tổng hợp số liệu vốn vay bị ảnh hưởng do hiện tượng cá chết để có phương án xử lý phù hợp. Theo ông Nguyễn Đức Đồng – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị, đơn vị đã giải ngân gần 50 tỷ đồng cho hơn 1.700 hộ vay chuyển đổi nghề nghiệp. Trước mắt, đồng vốn vay giúp bà con tìm hướng làm ăn mới, gia tăng sản xuất để tiếp tục hành trình vươn khơi bám biển và bảo vệ tốt chủ quyền biển đảo.
Ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo các huyện và ngành nông nghiệp nghiên cứu, xây dựng các mô hình để chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân vùng biển, đặc biệt là vùng biển bãi ngang để tạo sinh kế lâu dài. Ngoài ra, chúng tôi cũng ưu tiên tuyển chọn lao động vùng biển để đưa đi lao động nước ngoài cũng như đưa vào làm việc trong các nhà máy”.
Theo Danviet
Hạn nặng, chuyển đổi cây gì cũng chết, lỗ
Trong bối cảnh xâm nhập mặn được dự báo sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, giải pháp chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đang được Bộ NNPTNT cũng như các địa phương bị ảnh hưởng triển khai rộng rãi.
Thế nhưng, trên thực tế giải pháp này vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện.
Trên địa bàn xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang đã có hơn 30ha sả bị cháy khô do thiếu nước tưới. Ảnh:Đ.C.S
Với 3ha diện tích trồng lúa đông xuân vừa qua, hơn một nửa diện tích của gia đình ông Phùng Văn Nhịn ở ấp 2 (xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) bị thiệt hại do xâm nhập mặn. Ông phải bơm nước vào ruộng liên tục gần nửa tháng để cứu lúa. Tuy nhiên, năng suất cũng không đáng kể, lúa bị lép lửng khá nhiều nên thương lái không chịu mua. Gần 15 triệu đồng chi phí đã không thể thu hồi.
Theo ông Nhịn, đất lúa bị xâm nhập mặn nặng nề như hiện nay, gia đình ông chỉ biết trông chờ đến mùa mưa mới tính toán phương án sản xuất. Không có nước ở kênh nên việc chuyển đổi sang trồng các loại rau màu cũng không khả thi.
"Gần ruộng lúa của gia đình tôi có một số hộ dân chuyển sang trồng cây bầu, mướp, sả... Tuy nhiên, do không có nước tưới nên chỉ có thể cầm cự đến giữa tháng 3.2016. Gia đình tôi đã trồng thử nghiệm cây sả trên diện tích hơn 1.000m2 nhưng cũng bị chết cháy hết"- ông Nhịn cho biết.
Cũng trong hoàn cảnh đó, chị Đặng Thị Thùy Hương, ấp 3, xã Tân Phước cho rằng, việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sang các loại rau màu khác không dễ, do chân đất đã ngập phèn. Một số hộ đã thử trồng dưa hấu, bắp nhưng năng suất thấp. Không những thế, cũng cánh đồng đó, hàng chục ha diện tích trồng ớt ở huyện Gò Công Đông đang bị "bỏ phế" do không có đầu ra ổn định.
"Giá ớt trên thị trường hiện nay chỉ 7.000 - 10.000 đồng/kg, trong khi thuê 1 công lao động đã 100.000 đồng/người/ngày. Chỉ chi phí thu hoạch, người nông dân đã lỗ 3.000 đồng/kg. Tính toán kiểu gì cũng lỗ, cực chẳng đã chúng tôi mới phải bỏ hoang thế này"- chị Hương nói.
Theo tính toán của nhiều hộ sản xuất, sản xuất rau màu lời hơn so với trồng lúa. Nếu trồng lúa lợi nhuận khoảng 2 triệu đồng/công đất, thì rau màu có thể tới 5-6 triệu đồng/công. Tuy nhiên, sản xuất rau màu vẫn ít được quan tâm do đầu ra không ổn định.
Ông Trần Hoàng Bá - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết: "Việc chuyển vụ ở địa phương hiện còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức vận động người dân, do vướng đầu ra. Vẫn chưa có doanh nghiệp nào chịu đầu tư vào lĩnh vực này nên chúng tôi chưa xác định được nên chuyển loại cây, con gì để khuyến cáo cho bà con". Bên cạnh đó, việc sản xuất các loại cây họ đậu, bắp phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng không hấp dẫn người dân, doanh nghiệp do giá thành cao hơn so với giá nhập khẩu.
Theo Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, việc chuyển đổi cây trồng đang gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng không tập trung. Điều này sẽ khó có thể chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng như không thể tạo thành vùng sản xuất đồng bộ để tạo ra sản lượng đủ để phục vụ yêu cầu thu mua của doanh nghiệp.
Theo Danviet