Táo quân được ví là “vùng cấm” của cơ quan kiểm duyệt
Tại hội nghị tổng kết một năm thực hiện chỉ thị 65/CT về cấp phép biểu diễn, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn- Nguyễn Đăng Chương đã nhắc lại vụ Táo quân 2013 bị tuýt còi và so sánh, Táo quân đã từng giống như “vùng cấm” về kiểm duyệt.
Hội nghị tổng kết một năm thực hiện Chỉ thị số 65/CT của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về cấp phép biểu diễn vừa diễn ra ngày 8/5 tại TpHCM.
Tại hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã chỉ ra những điểm làm được và chưa làm được sau một năm thực hiện chỉ thị. Trong đó, việc thiếu một cơ sở pháp lý, chế tài đủ mạnh, đủ quyết liệt… là một trong những vấn đề quan trọng.
Ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng cục Nghệ thuật Biểu diễn thẳng thắn chia sẻ: “Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý ở một số sở địa phương, vẫn còn tình trạng cấp phép mà không thẩm định. Nói thẳng ra là vẫn còn tình trạng cấp phép theo “văn hoá phong bì”.”
Những trường hợp như thế này sẽ bị phạt rất nặng
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đăng Chương thẳng thắn thừa nhận: “Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý ở một số sở địa phương, vẫn còn tình trạng cấp phép mà không thẩm định. Nói thẳng ra là vẫn còn tình trạng cấp phép theo “văn hoá phong bì”. Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã luân chuyển, cho nghỉ việc những cán bộ không hoàn thành công việc.”
Trong lời phát biểu của mình, Cục trường Nguyễn Đăng Chương đã đưa ra khá nhiều vấn đề còn bất cập trong công tác biểu diễn. Ông cho biết, rất khó để đòi hỏi những tiết mục hay, hấp dẫn đối với các văn nghệ sĩ trực thuộc các sở, ban ngành, đơn vị nhà nước bởi quá nhiều bất cập trong chế độ chính sách đối với văn nghệ sĩ. Bộ cũng vừa ban hành, thành lập ban chỉ đạo rà soát triệt để những bất cập với chế độ chính sách đối với văn nghệ sĩ, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh làm trưởng ban.
Một trong những thông tin quan trọng mà Hội nghị đã đưa ra trong sáng 8/5 chính là việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã xây dựng và phê duyệt một đề án dài hơi cho một nghị định mới. Nghị định này sẽ thắt chặt việc cấp phép biểu diễn, tăng mức phạt đối với những vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn. Theo đó, phạt tối đa 100 triệu đồng đối với đơn vị tổ chức và 50 triệu đồng với cá nhân nếu xảy ra vi phạm. Ngoài ra, các mức phạt khác như: phạt 1 – 3 triệu đồng với việc không thông báo nội dung biểu diễn cho sở, phạt từ 3 – 5 triệu đồng với việc tự ý thêm bớt lời ca, lời thoại, nghệ sĩ hát nhép cũng sẽ bị phạt từ 5 – 10 triệu đồng.
Video đang HOT
Ngoài các biện pháp chế tài, nghị định mới cũng sẽ mở rộng hình thức xử phạt bổ sung như: Cấm biểu diễn hoặc tước giấy phép biểu diễn từ 6 tháng tới 2 năm đối với những vi phạm dưới đây: Tự tiện thay đổi nội dung chương trình biểu diễn; tự tiện thêm bớt lời ca, lời thoại hoặc thêm động tác diễn xuất khác so với khi duyệt cho phép công diễn gây hậu quả xấu; mặc trang phục, hóa trang gây phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục; người biểu diễn lợi dụng giao lưu với khán giả để có những hành vi thiếu văn hóa hoặc phát ngôn thô tục, không đúng đắn; ca sĩ hát nhép…
Một nội dung cũng đã được đưa ra từ trước nay được nói lại trong hội nghị chính là việc cấp Thẻ hành nghề cho nghệ sĩ. Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn đã đề cập vấn đề này một lần nữa nhằm nâng cao chất lượng quản lý nghệ sĩ. Vấn đề này đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên ông Trần Thanh Long – Đại diện cho công ty người mẫu PL thì cho rằng nên có giấy phép hành nghề với người mẫu để tiện quản lý.
Vẫn còn tình trạng ăn mặc hở hang trên truyền hình
Vấn để gây nhiều tranh cãi nhất trong hội nghị có lẽ là việc quản lý nội dung trên các đài truyền hình quốc gia và địa phương hiện vẫn đang bị buông lỏng và còn nhiều bất cập. Trên sóng truyền hình quốc gia hiện tại vẫn để xảy ra tình trạng ăn mặc hở hang, phản cảm, phát ngôn thiếu cẩn trọng… trong khi đó sóng truyền hình quốc gia có tác động sâu rộng tới cả nước và có ảnh hưởng sâu rộng. Về vấn đề này, Thứ trưởng Hồ Anh Tuấn cho rằng cần triển khai Nghị định 65 về tận các đài cơ sở và nên học tập Đài TH TPHCM trong việc lập “cảnh sát hậu đài” để kiểm soát trang phục nghệ sĩ trước khi bước lên sân khấu.
Trong hội nghị, Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương cũng đưa ra một ví dụ về sự răn đe để làm nghiêm thông qua chương trình Táo quân của VTV như sau: “Nếu chúng ta vẫn còn những “vùng cấm” thì không thể xử lý triệt để những vi phạm. Thông qua đây tôi cũng muốn nhắc lại chuyện Táo quân của Đài truyền hình Việt Nam mà báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực, văn bản đi văn bản lại một thời gian dài cuối cùng VTV đã có công văn xin lỗi. Nếu chúng ta nghĩ VTV là một đơn vị báo chí lớn nhất nước mà cơ quan quản lý nhà nước không xử lý thì sẽ tạo một tiền lệ xấu cho các đơn vị khác. Người ta nói sao VTV làm vậy các anh không xử lý mà lại đi xử lý chúng tôi?”
Ngoài ra, việc cấp phép biểu diễn đối với các nghệ sĩ hải ngoại cũng sẽ được chú trọng, theo đó sẽ tăng thời hạn giấy phép biểu diễn tại Việt Nam cho họ lên thành 6 tháng, thay vì 3 tháng như hiện nay. Tuy nhiên, nghệ sĩ nào vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, có các hành động ảnh hưởng tới quốc gia sẽ bị xử phạt thích đáng. Ông Chương lấy ví dụ từ các nghệ sĩ trong chương trình Asian 71.
“Các nghệ sĩ hải ngoại tham gia chương trình Asian 71, dù là chưa có ý kiến chỉ đạo của cấp trên nhưng sau khi chúng tôi thẩm định xong chúng tôi vẫn có thông báo tới báo chí về việc xử lý quyết liệt. Chúng ta tạo điều kiện hết sức cho các nghệ sĩ về phục vụ công chúng nhưng khi chúng ta tạo điều kiện mà họ cứ làm trái với lợi ích của dân tộc thì rõ ràng chúng ta cần có những biện pháp mạnh để làm gương cho các nghệ sĩ khác”.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cũng cho biết thêm, Bộ đã thành lập đường dây nóng của tất cả các sở để người dân có thể tố cáo các sai phạm khi cần thiết. Những người phụ trách đường dây nóng này sẽ phải “tiếp nhận thông tin từ người dân 24/24 và 7 ngày trong tuần”.
Theo Dantri
Sẽ đặc cách xét tặng danh hiệu cho nghệ sĩ Văn Hiệp
Hôm nay 26/4, Bộ trưởng VH-TT&DL Hoàng Tuấn Anh cho biết, Bộ đã đề nghị Ban thi đua khen thưởng TƯ xem xét đặc cách phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú cho nghệ sĩ hài Văn Hiệp - ông "trưởng thôn" mới từ trần.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh tham gia phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Theo báo cáo của Bộ VH-TT&DL về việc phong tặng danh hiệu, giải thưởng cho nghệ sĩ, đến nay đã có 6 đợt phong tặng với 190 nghệ sĩ nhân dân, 1.580 nghệ sĩ ưu tú, 26 giải thưởng Hồ Chí Minh và 125 giải thưởng nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Đại biểu Quốc hội Phạm Tất Thắng nhận xét, cách thức, cơ chế phong tặng danh hiệu trao thưởng cho nghệ sĩ có nhiều bất cập chậm được thay đổi. Dẫn trường hợp trao giải thưởng Hồ Chí Minh cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, ông Thắng ghi nhận đây là một chuyển biến về tư duy, nhận thức nhưng mới chỉ dừng ở những việc rất hãn hữu. Nhiều trường hợp khác như nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, nghệ sĩ hài Văn Hiệp... vẫn chưa có hướng ghi nhận xứng đáng công sức dù các cố nghệ sĩ đó có rất nhiều đóng góp đối với nền nghệ thuật nước nhà.
Nghệ sĩ hài Văn Hiệp giã từ cuộc đời khi chưa được phong tặng bất cứ danh hiệu nào
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (ủy viên UB Pháp luật) cũng đặt vấn đề, đã đến lúc việc xét tặng danh hiệu "không nên quá phụ thuộc vào việc báo cáo của người được xét tặng vì không phải ai cũng chịu khó, thiết tha việc làm báo cáo nên dẫn đến việc mất công bằng và không thực chất".
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phân trần về quy định chung đối với việc phong tặng danh hiệu, trao giải. Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng thông tin thêm, ngoài các trường hợp phong tặng theo quy định thông thường, Bộ VH-TT&DL đang xem xét những trường hợp cần có đặc cách.
Cụ thể, Bộ đã có văn bản đề nghị Ban thi đua khen thưởng TƯ xét tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú đối với cố nghệ sĩ Văn Hiệp và danh hiệu nghệ sĩ nhân dân đối với cố nghệ nhân Hà Thị Cầu.
"Tất nhiên cũng không thể xét đặc cách quá nhiều vì cũng có những trường hợp được Nhà nước phong tặng mà họ lại không nhận" - Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trao đổi.
Về vấn đề cấp phép biểu diễn, kết quả giám sát của UB Văn hóa, giáo dục cho thấy nhiều bất cập. Theo quy định, các chương trình biểu diễn nghệ thuật phải được duyệt trước khi cấp giấy phép công diễn. Hội đồng nghệ thuật sẽ duyệt chương trình trên cơ sở buổi tổng duyệt tổ chức như biểu diễn chính thức. Điều này được chỉ rõ là gây tốn kém cho đơn vị tổ chức vì phải thêm một lần nữa tiền thuê sân khấu, chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, lo chi phí đi lại, lưu trú cho nghệ sĩ... trong khi các "sao" lớn, có nhiều sô diễn thường cũng không có mặt trong buổi tổng duyệt này.
Ngoài ra, yêu cầu duyệt, tổng duyệt chương trình cũng gây ảnh hưởng đến việc bán vé, quảng cáo vì theo nguyên tắc, phải có giấy phép công diễn mới được quảng cáo, bán vé.
Cơ quan giám sát nêu thực tế, tại các thành phố lớn, như TPHCM, mỗi năm có đến 400 chương trình biểu diễn nghệ thuật, trong đó có trên 300 chương trình ca múa nhạc, thời trang nhưng chỉ khoảng 70 chương trình được duyệt trực tiếp trước khi công diễn. Quy định xét duyệt, cấp phép... vì vậy cũng trở nên hình thức.
Liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động biểu diễn, nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng VH-TT&DL về những sai phạm khác ngoài việc biểu diễn "chui", không có giấy phép như biểu diện không đúng chương trình, làm giả hợp đồng, tổ chức biểu diễn thiếu tính thẩm mỹ, phản cảm, hát nhép...
Có đại biểu còn đề nghị làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý khi liên tiếp để xảy ra tình trạng giới showbiz ăn mặc hở hang, trang phục xuyên thấu tới các sự kiện, điển hình là vụ việc của người mẫu Diệp Lâm Anh, Hồng Quế...
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phân trần, để xảy ra những vụ việc đáng tiếc nói trên cũng một phần do sơ suất trong quá trình cấp phép. Qua thanh tra, kiểm tra, nhiều đơn vị tổ chức đã bị buộc phải xử lý kiểm điểm nghiêm túc.
Ông Tuấn Anh cũng hứa, tới đây ngành văn hóa sẽ tổng kết về vấn đề giáo dục đạo đức cho người mẫu, diễn viên vẫn phải được làm thường xuyên cùng với các chế tài xử lý.
Theo Dantri
Vào nơi làm pháo hoa duy nhất ở Việt Nam Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) là nơi duy nhất trong nước sản xuất và cung cấp pháo hoa để phục vụ những ngày đại lễ của dân tộc. Nhà máy Z121 (thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) có nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sản xuất cung cấp bộ phận trung...