Táo Quân dừng sản xuất, VTV sẽ thay thế bằng chương trình nào?
Thông tin Táo Quân 2020 dừng sản xuất đang thu hút sự chú ý của khán giả, trong đó chương trình nào sẽ thay thế Táo Quân là điều khiến công chúng quan tâm.
Không chỉ là một chương trình truyền hình, Táo Quân còn là “món ăn tinh thần” không thể thiếu của nhiều gia đình Việt trong đêm giao thừa hằng năm. Hơn 15 phát sóng, Táo Quân luôn được khán giả đón nhận nồng nhiệt, những nhân vật, câu thoại hài hước xen lẫn châm biếm của các Táo được công chúng thích thú, ghi nhớ suốt nhiều năm qua. Chính vì vậy việc Táo Quân dừng lên sóng cũng giống như Tết mất đi một hương vị đặc biệt vốn đã quen thuộc bấy lâu nay.
Táo Quân dừng sản xuất sau hơn 15 năm phát sóng
Thông tin Táo Quân dừng sản xuất được đại diện VTV chia sẻ với báo chí vào sáng 21/11 đã thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả. Nhiều nghệ sĩ đã gắn bó với chương trình lâu năm bày tỏ nỗi buồn cùng sự luyến tiếc trước nguồn tin Táo Quân ngưng phát sóng. Đồng thời, họ cũng khẳng định, cho đến hiện tại các nghệ sĩ vẫn chưa nhận được bất cứ lịch tập luyện, kịch bản, thông báo nào về việc để dành thời gian ra tập kịch Táo Quân.
Nhiều nghệ sĩ và khán giả tiếc nuối khi phải nói lời chia tay Táo Quân
Bên cạnh niềm tiếc nuối, hụt hẫng khi phải chia tay chương trình yêu thích, công chúng cũng dành sự quan tâm đến chương trình sẽ thay thế Táo Quân trong khung giờ phát sóng cũ.
Video đang HOT
Hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức về sự thay thế trên, tuy nhiên nhiều nghi vấn cho rằng, Táo Quân vi hành sẽ là chương trình lên sóng truyền hình vào đêm 30 Tết. Chương trình này đã được ghi hình vào tháng 9 vừa qua tại Cộng hòa Séc. Khác hẳn những buổi chầu thường thấy, kịch bản của Táo Quân vi hành xoay quanh cuộc sống của những kiều bào tại trời Âu qua góc nhìn hài hước.
Hình ảnh hậu trường buổi tập chương trình Táo Quân vi hành
Hình ảnh tập luyện cho Táo Quân được rò rỉ vào tháng 9 vừa rồi chính là ảnh tập luyện cho Táo Quân vi hành chứ không phải Táo Quân 2020 như mọi người đồn đoán.
Theo saostar
VTV kiếm hơn 150 tỷ đồng từ 'Về nhà đi con'?
155,5 tỷ đồng là số tiền VTV đã thu được từ quảng cáo trong thời gian phát sóng "Về nhà đi con", chưa tính ngoại truyện và các hình thức quảng cáo khác.
Về nhà đi con bắt đầu lên sóng truyền hình từ ngày 8/4, và là phim mới mở đầu cho khung giờ 21h-21h30, thời lượng 30 phút trên VTV1. Trước đó, khung giờ phim truyện luôn kéo dài 45 phút, từ 20h45-21h30.
Theo như thông báo ban đầu của nhà sản xuất, Về nhà đi con sẽ có 68 tập phim, mỗi tập khoảng dao động 20-30 phút. Tuy nhiên, sau đó, tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Danh Dũng đã tăng lên 85 tập, tức vượt 17 tập so với dự kiến.
Phim vừa phát sóng tập cuối cùng vào ngày 12/8 sau hành trình gây bão màn ảnh. Khác với hành trình "làm mưa làm gió" của phim, tập cuối bị khán giả chê là "hời hợt", nhiều sạn, đi lại "vết xe đổ" của phim truyền hình Việt.
Trước đó, phần cuối của Về nhà đi con cũng bị chê lê thê, không hấp dẫn như phần giữa. Một số ý kiến cho rằng Về nhà đi con "bôi tập", cố tình làm dài, nếu cô đọng như số tập thông báo ban đầu (68 tập), phim sẽ hấp dẫn, được khen ngợi hơn.
Về nhà đi con là phim truyền hình nhận được tình cảm của nhiều khán giả truyền hình.
Nhưng ở góc độ quảng cáo, việc tăng số tập được cho là giúp nhà đài thu về số tiền không nhỏ từ quảng cáo. Theo quan sát của phóng viên, trong một tập phim Về nhà đi con, nhà đài duy trì việc ngắt 2 lần cho quảng cáo, mỗi lần kéo dài 5 phút. Như vậy, nhìn chung, mỗi tập Về nhà đi con có 10 phút cho quảng cáo.
10 quảng cáo với 85 tập, vậy, VTV thu được bao nhiêu tiền?
Theo giá niêm yết của Trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình, trực thuộc VTV, giá quảng cáo Về nhà đi con không ổn định từ đầu đến cuối phim. Theo đó, phim đã tăng giá 2 lần.
Giá quảng cáo từ tập 1-45 là 75 triệu đồng cho TVC 30 giây. Nhưng bắt đầu từ tập 46, theo báo giá của VTV, giá quảng cáo tăng lên 100 triệu đồng cho TVC 30 giây. Đến tập 55, giá quảng cáo Về nhà đi con tiếp tục tăng, lên tới 120 đồng cho TVC 30 giây.
Lấy ví dụ tập 85, với 10 phút quảng cáo, nhãn hàng, doanh nghiệp phải trả 2,4 tỷ đồng cho VTV.
Giá quảng cáo Về nhà đi con từ tập 55-85 là 120 triệu cho một TVC 30 giây.
Từ những điều chỉnh về giá, theo tính toán của phóng viên, VTV thu được khoảng 155,5 tỷ đồng cho 85 tập phim của Về nhà đi con. Con số này được đánh giá là kỷ lục do Về nhà đi con có số lượng tập hơn hẳn các phim truyền hình gần đây.
Nhưng 155,5 tỷ đồng chưa phải là con số cuối cùng. Bởi lẽ, ngoài quảng cáo trong thời gian phát sóng Về nhà đi con, VTV còn có thể thu được lợi nhuận từ chạy chữ, banner, quảng cáo bằng nội dung kịch bản, lời thoại. Cảnh bạn của Quốc dẫn Huệ ra ngân hàng để làm thủ tục vay vốn trong tập 72 là một ví dụ quảng cáo bằng nội dung trong phim.
Ngoài ra, VTV còn có thể hưởng lợi từ khung giờ quảng cáo ngay trước thời gian phát sóng Về nhà đi con. Khung giờ quảng cáo trước phim cũng thường có điều chỉnh tăng giá khi phim được khán giả quan tâm, yêu thích.
Chia sẻ với Zing.vn, bà Nguyễn Thị Hội, đại diện của Công ty TNHH truyền thông Cuộc sống mới Newlife Media cho biết: "Chúng tôi là đơn vị thường xuyên đặt quảng cáo trên sóng VTV, trong đó có phim Về nhà đi con. Về nhà đi con lúc đầu có giá 75 triệu đồng cho 30 giây, nhưng về sau tăng lên 120 triệu đồng. Mức tăng này cũng có thể coi là chóng mặt".
Vị đại diện này cho biết trước khi niêm yết trên website, trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình của VTV thường gửi trước cho các đơn vị là "agency". Do vậy, các "agency" luôn biết trước việc tăng giá ít nhất là 3 ngày để có những điều chỉnh cho phù hợp.
Trước câu hỏi: "Giá niêm yết trên website quảng cáo của VTV đã là giá cuối cùng hay chưa, hay có thể đàm phán, thương lượng?", bà Hội khẳng định giá trên website của trung tâm quảng cáo và dịch vụ truyền hình là giá cuối cùng.
"Sẽ không có điều chỉnh về giá, có chăng là sẽ có những chiết khấu cho công ty agency, chứ về giá khi đã đăng tải lên đó là không đổi", vị đại diện công ty này khẳng định.
Theo zing.vn
Ai bị lãng quên đằng sau cơn sốt kéo dài gần 30 năm của 'Tây du ký'? 29 năm phát sóng liên tiếp, "Tây du ký" vẫn gây sốt. Trong khi đó, phim truyền hình Việt dành cho thiếu nhi từ lâu đã là một khoảng trống lãng quên. Đến hẹn lại lên, Tây du ký, bộ phim truyền hình nổi tiếng chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Ngô Thừa Ân tiếp tục được phát lại trên sóng...