Tạo môi trường pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo
Để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo thì vấn đề pháp lý đóng vai trò then chốt, quan trọng bậc nhất.
Chính sách tốt mới khuyến khích được tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ.
Các Đại biểu tham quan gian hàng tại “Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022″.
Chia sẻ tại chương trình Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/12, bà Ramla Khalidi – Trưởng Đại diện Thường trú Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) cho biết, UNDP ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trong hơn 20 năm qua.
“Chúng ta có thể thấy được sự nhiệt tình cũng như đam mê và sức sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp có sự hiện diện ở đây ngày hôm nay. Có thể đại diện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trên toàn Việt Nam. Năm 2022 hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam cũng đã đạt được những bước tiến đáng kể và tăng được 5 bậc để vươn lên vị trí thứ 54 trên chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu mới”, bà Ramla Khalidi chia sẻ.
Theo bà Ramla Khalidi, trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 494.000.000 đô la vốn đầu tư mạo hiểm. Những con số ấn tượng này không chỉ chứng minh các tiềm năng của công ty khởi nghiệp Việt Nam mà còn thể hiện sự quan tâm to lớn mà các nhà đầu tư dành cho thị trường Việt Nam.
Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam những năm gần đây cho thấy, đây là lĩnh vực thu hút sự quan tâm của xã hội. Chất lượng các dự án đổi mới sáng tạo tại Việt Nam theo chiều hướng tốt lên với sự đóng góp của các quỹ đầu tư, chương trình thúc đẩy khởi nghiệp, vườn ươm, trường đại học…
Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, năm 2022, hoạt động khởi nghiệp ở các tỉnh, thành trong cả nước, các trường đại học/cao đẳng được quan tâm với việc chú trọng xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở. “Đây là xu hướng đang triển khai ở nhiều nước trên thế giới, còn ở Việt Nam, được kỳ vọng tạo sự đột phá trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp từ năm 2022″, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định.
Video đang HOT
Đại diện VCCI cũng nhận định hoạt động khởi nghiệp đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo trong năm 2023 cũng sẽ gặp nhiều thách thức khi chứng kiến sự sụt giảm trên toàn cầu và ở khu vực Đông Nam Á về dòng vốn đầu tư mạo hiểm và những thách thức của nền kinh tế nước ta trong việc kiểm soát lạm phat, ổn định kinh tế vĩ mô và đáp ứng nhu cầu về vốn và nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam với thị trường gần 100 triệu dân, với độ mở và hội nhập của nền kinh tế cao, tăng trưởng ổn định và nằm trong khu vực Đông Nam Á phát triển năng động vẫn đang được coi là thị trường hấp dẫn đối với các dòng vốn đầu tư toàn cầu.
Mặt khác, sự thay đổi và tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng tri thức, khoa học và công nghệ thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong đời sống, tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ cùng với những nỗ lực của Chính phủ và các ban, bộ, ngành nhằm đưa ra các chính sách, giải pháp cho cộng đồng, xã hội và thị trường sẽ là những yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo.
Còn bà Lê Thị Thu Thủy – Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp (thuộc VCCI) khẳng định, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang dần hoàn thiện cả về môi trường pháp lý. Trong đó, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là Luật đầu tiên chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tính định danh về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã rõ ràng, là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, từ đó các chính sách hỗ trợ được phát triển tiếp theo.
Bên cạnh đó, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đã có Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, quỹ mạo hiểm… “Như đã biết, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ thiếu rất nhiều, kiến thức, kỹ năng quản trị, thiếu vốn…để khơi thông thì ngày càng có nhiều hơn những hỗ trợ cho doanh nghiệp, ví dụ Nghị định số 38/2018/NĐ-CP khơi thông nguồn vốn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, bà Thuỷ chia sẻ.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại chương trình.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá, Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quan tâm, có chủ trương chính sách phát triển doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân thúc đẩy phát triển khởi nghiệp quốc gia.
Để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển 10 năm 2021-2030, ông Nguyễn Đức Hiển phân tích, chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, trong đó có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia nói chung.
Ban Kinh tế Trung ương cũng cam kết đồng hành cùng chương trình khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, kịp thời phối hợp với các Bộ, ban ngành trung ương và địa phương có các kiến nghị tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành tiếp tục hoàn thiện chủ trương chính sách thúc đẩy khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp sáng tạo nói riêng ở Việt Nam.
Giữa đại dịch, tinh thần khởi nghiệp kinh doanh luôn là điểm sáng
Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công khẳng định, trong bối cảnh khó khăn của đại dịch COVID-19, sức sống của doanh nghiệp và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân vẫn luôn là điểm sáng.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ ngành phát động Chương trình khởi nghiệp quốc gia 2022.
Chia sẻ tại Fesstival Khởi nghiệp 2022 do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức phát động ngày 19/1, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, mặc dù trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng vẫn luôn có những điểm sáng, nổi lên đó là sức sống của doanh nghiệp Việt Nam và tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân Việt Nam.
Chủ tịch VCCI cho biết, trong năm 2021, nền kinh tế đón nhận 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên đến gần 160.000 doanh nghiệp.
"Khó khăn như vậy, nhưng bình quân mỗi tháng trong năm 2021 đã có 13.300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong đó khoảng 10.000 doanh nghiệp thành lập mới, cho thấy nỗ lực tái cấu trúc và thích ứng của khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế, cũng như tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của người dân, doanh nghiệp Việt Nam vô cùng manh mẽ", Chủ tịch VCCI khẳng định.
Năm 2021, Việt Nam xếp thứ 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Hệ sinh thái khởi nghiệp. Việt Nam xếp hạng 59/100 quốc gia. Hệ sinh thái TP Hồ Chí Minh tăng 46 bậc, xếp vị trí 179; Hà Nội tăng 5 bậc lên vị trí 191.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá xếp thứ 3 trong nhóm 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. "Điều này thêm một lần nữa khẳng định, Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo", Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Với Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, VCCI tự hào đã đi tiên phong trong hành trình thắp lửa khởi nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, hàng vạn thanh niên đã tham gia và hàng nghìn dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo cũng như hàng nghìn nhà khởi nghiệp đã trưởng thành từ "chiếc nôi" này.
Phát biểu tại Festival Khởi nghiệp 2022, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương đánh giá, những kết quả năm 2021 cho thấy, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng khá về chỉ số đổi mới sáng tạo quốc gia. Điều này đã góp phần khẳng định chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng, triển khai quyết liệt của Chính phủ và các cơ quan liên quan cũng như sự tham gia tích cực của các tổ chức, trong đó có Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Chương trình Festival Khởi nghiệp do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức từ năm 2013 đến nay.
"Chương trình phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia đã góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, thiết lập mối quan hệ hợp tác với hơn 35 tỉnh thành phố và hơn 150 trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc. Đồng thời, đóng góp nhiều ý kiến xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, kết nối với các tập đoàn trong nước, quốc tế trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp, thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp", ông Hiển nhấn mạnh.
Ông Hiển cho biết, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. đến năm 2030 phấn đấu là nước đang phát triển có mức thu nhập cao và năm 2045 trở thành nước phát triển với mức thu nhập cao.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước kỳ vọng mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức khơi dậy ý chí tự lực tự cường, trong đó phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là nhiệm vụ đột phá chiến lược. Trong thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương đề nghị chương trình tiếp tục đổi mới, cải thiện nội dung và hình thức, tạo ra những điểm khác biệt, bản sắc riêng, đồng thời gắn với thực tiễn góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, trước hết gắn với chiến lược phục hồi kinh tế trong thời gian tới
Đồng thời, Ban Kinh tế Trung ương cam kết đồng hành hỗ trợ chương trình, kịp thời phối hợp với Ban, Bộ ngành Trung ương kịp thời có những kiến nghị tham mưu với Bộ Chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ... về các chủ trương, chính sách để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia, trong đó có phát triển Chương trình do VCCI chủ trì thực hiện.
Bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP Việt Nam bày tỏ sự vui mừng về những kết quả đạt được và thành công trong hợp tác giữa Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia và Chương trình Youth Co: Lab 2021. Sự kiện đã vinh danh và trao giải cho các công ty khởi nghiệp tạo tác động xuất sắc và khởi động hành trình mới vào năm 2022.
"UNDP và các đối tác mong muốn xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tạo tác động và tạo động lực cho các doanh nhân trẻ với mục tiêu cốt lõi đơn giản là khai thông tiềm năng của các doanh nhân trẻ trong việc áp dụng và điều chỉnh các giải pháp mới, nhằm thúc đẩy quá trình đạt được các mục tiêp phát triển bền vững", bà Caitlin cho biết.
MISA AMIS đạt thành tích ấn tượng Make in Viet Nam 2022 Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 (VFTE 2022), MISA AMIS vinh dự nhận giải Bạc ở hạng mục Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số. Make in Viet Nam là giải thưởng danh giá trong lĩnh vực công nghệ thông tin...