Tạo môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến
Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện nếu người ta cảm nhận được những điều không đúng với mong muốn và trái với những quy tắc và quy định chung.
Thầy Lê Trần Ngọc Sơn và lá đơn đề nghị xin thôi việc gây xôn xao mạng xã hội. Ảnh: Internet
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam xung quanh sự việc thầy giáo ở Đồng Nai viết đơn đề nghị giải quyết thôi việc với lý do: “Công tác trong một cơ sở giáo dục có nhiều điều phi giáo dục, tởm nhất là vấn nạn dối trá”.
Theo ông Ân, khi có cảm xúc tiêu cực, giáo viên không hạnh phúc. Khi đó, giáo viên sẽ khó sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ. Trong một trường học mà có nhiều giáo viên không hạnh phúc thì trường học đó sẽ khó trở thành một môi trường sư phạm tốt.
Giáo viên, không chỉ nghiễm nhiên tận hưởng môi trường mang đến cảm xúc tích cực mà có nhiệm vụ đóng góp, tạo ra môi trường tích cực ấy. Bằng nhiều cách thức: cống hiến, góp ý, phê bình, làm gương… thậm chí là phản ứng tích cực để cải thiện môi trường làm việc ngày một tốt lên.
Có rất nhiều giáo viên đã làm tốt việc này nhưng cá biệt, cũng có thầy cô chưa thật sự tham gia vào quá trình xây dựng môi trường học đường tiến bộ, đoàn kết và cùng phát triển.
Theo phân cấp, hiện nay công đoàn ở các trường mầm non, phổ thông chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp từ Liên đoàn Lao động cấp huyện.
Những phản ứng của giáo viên về những bất cập trong mối quan hệ công việc, những biểu hiện thiếu tính sư phạm trong ứng xử, trong lao động nghề nghiệp mà họ chứng kiến rất cần được tổ chức đại diện cho người lao động quan tâm.
Từ đó, ổn định tư tưởng, tìm cách tháo gỡ, đề xuất và giải quyết, tạo nên môi trường chuẩn mực để nhà giáo, người lao động cống hiến.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Ngọc Ân – Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam
Ông Ân cho biết, Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng đã triển khai nội dung: “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo” trong chức năng chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động trong ngành.
Trong bối cảnh rất cần phải có những môi trường hạnh phúc để nhà giáo, người lao động phát huy tối đa năng lực trong quá trình lao động nghề nghiệp, môi trường dân chủ, hợp tác với những cán bộ, nhà giáo – người lao động có kỹ năng lắng nghe tích cực và phản hồi mang tính xây dựng là yêu cầu cần thiết phải tạo dựng và duy trì.
Theo ông Nguyễn Ngọc Ân, nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó có tổ chức công đoàn là phải tạo môi trường để giáo viên cống hiến, thể hiện trách nhiệm, thể hiện giá trị bản thân… để rồi ghi nhận và lan tỏa những giá trị tốt đẹp từ chính họ.
Thầy giáo xin nghỉ việc lý do "vấn nạn dối trá": Tôi muốn được đối thoại!
Chủ nhân lá đơn xin nghỉ việc vì "nhiều điều phi giáo dục", thầy Lê Trần Ngọc Sơn mong muốn được đối thoại với lãnh đạo nhà trường, Phòng GD-ĐT.
Lá đơn xin nghỉ việc vì "nhiều điều phi giáo dục, vấn nạn dối trá" của thầy Lê Trần Ngọc Sơn, Trường tiểu học An Lợi, huyện Long Thành, Đồng Nai kéo theo nhiều ý kiến tranh cãi.
Xung quanh sự việc, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với thầy Lê Trần Ngọc Sơn về vấn đề này.
Thầy Lê Trần Ngọc Sơn (Ảnh : CTV).
Thầy là người trực tiếp viết và gửi lá đơn đề nghị giải quyết thôi việc đến Trường Tiểu học An Lợi?
- Đúng, tôi là người trực tiếp đến trường gửi lá đơn này, kế toán ở trường nhận đơn.
Trong đơn, thầy ghi lý do nghỉ việc vì nhiều điều phi giáo dục, vấn nạn dối trá. Thầy có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
- Mong muốn môi trường giáo dục phải tốt đẹp nên tôi rất hay góp ý, mình góp ý riêng thôi. Sau này, tôi góp ý trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nên tôi bị ghét.
Nhiều vấn đề trong các cuộc họp tại trường tôi nêu ra, tôi đảm bảo đúng 100% đều không ai trả lời được. Trong họp hội đồng sư phạm giáo viên cãi cựa qua lại là có.
Tôi đã gặp góp ý, trao đổi với Ban giám hiệu nhưng không thấy thiện chí khắc phục và còn bị gây khó dễ.
Đỉnh điểm là nhà trường làm giả biên bản cuộc họp để tố cáo tôi ra cơ quan công an nhưng mọi việc tôi đều có bằng chứng. Đúng là tôi từng làm việc với cơ quan an ninh nhưng cũng chỉ là trao đổi chứ tôi không sai phạm gì.
Năm 2019, tôi đã làm đơn tố cáo những sai phạm của Ban giám hiệu trường như làm giả biên bản tiêu chí thi đua, trù dập giáo viên, vu khống lên Phòng GD-ĐT huyện, UBND huyện... Những tố cáo của tôi có cơ sở, trường phải sửa lại biên bản nhưng cuối cùng đều không được xử lý đến nơi đến chốn, không thấy xử lý trách nhiệm.
Cả Hội đồng sư phạm nhà trường mà Ban giám hiệu qua mặt làm biên bản thi đua giả... Với tôi, là những điều phi giáo dục.
Thông tin từ phía nhà trường, ông đã không đề cập đến lý do nghỉ việc là gia đình chuẩn bị sang Canada trong lá đơn xin nghỉ? Và vợ ông, cũng là giáo viên đã xin nghỉ?
- Đây là dựng chuyện. Không có chuyện gia đình tôi đi Canada. Vợ tôi xin nghỉ do thanh quản có vấn đề, bác sĩ yêu cầu không nên nói nhiều, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Thêm nữa, hai vợ chồng tôi đều rất tâm tư, buồn về giáo dục nên cũng động viên nhau nghỉ được rồi.
Trước lá đơn gây xôn xao này, vào đầu tháng 9, ông đã gửi một lá đơn xin nghỉ việc nhưng sau đó rút lại?
- Đúng vậy! Khi đó một số đồng nghiệp, phụ huynh nói thầy dạy được mà nghỉ thì tiếc quá nên tôi cân nhắc lại. Cùng với việc suy nghĩ về các vấn đề mình phản ánh không được giải quyết... nên tôi quyết định nghỉ việc.
Đơn nghỉ việc "vì quá nhiều điều phi giáo dục, vấn nạn dối trá" của thầy Lê Trần Ngọc Sơn (Ảnh: CTV).
Ông có dự buổi làm việc của Trường tiểu học An Lợi với các thành phần Ban giám hiệu, các ban ngành như công đoàn, thanh tra nhân dân, thư ký, khối trưởng... để giải quyết đơn thư của ông vào ngày 10/10?
- Không, tôi không hề nhận được thông báo về buổi làm việc này. Tôi gửi đơn và không ai thông báo gì với tôi hết.
Sau khi gửi đơn vài ngày, tôi đến hỏi thì được kế toán của trường đưa cho tôi xem lá đơn, hiệu trưởng đã ký xác nhận. Tôi chia sẻ với một số bạn bè về lá đơn này, thông báo về vấn đề của mình chứ cũng không ngờ gây xôn xao như vậy.
Sự việc đang kéo theo nhiều tranh cãi, là người trong cuộc, ông mong muốn sự được giải quyết như thế nào?
- Tôi mong muốn được đối thoại với Trưởng phòng GD-ĐT và hiệu trưởng để làm rõ thêm nhiều vấn đề không được giải quyết lâu nay và các thông tin họ nói quanh lá đơn của tôi. Còn tôi có nguyện vọng nghỉ việc, trước mắt nghỉ một thời gian đã, sau này làm gì thì mình tính sau.
- Cảm ơn ông đã chia sẻ!
Trao đổi về đơn xin nghỉ việc của thầy Lê Trần Ngọc Sơn, ông Nguyễn Thanh Tùng, hiệu trưởng Trường tiểu học An Lợi cho biết, theo thông tin nhà trường nắm, gia đình thầy Sơn chuẩn bị đi Canada, mọi việc đã sắp xếp xong xuôi chỉ chờ ngày bay. Vợ của thầy Sơn cũng là giáo viên, công tác tại một trường khác đã xin nghỉ việc để đi nước ngoài.
Việc ký vào lá đơn, nhà trường cũng đã hỏi ý kiến thanh tra Phòng GD-ĐT huyện Long Thành để ký chấp thuận cho thầy Sơn nghỉ việc theo nguyện vọng.
Ông Nguyễn Thanh Tùng thừa nhận việc mình bút phê đồng ý vào đơn đề nghị của thầy Sơn là thiếu sót. Cuộc họp ngày 10/10, chỉ có mặt các bộ phận trong trường mà không có thầy Sơn là không đúng quy trình.
Trường đã gửi giải trình về sự việc lên Phòng GD-ĐT huyện.
Nhiều học sinh Sóc Trăng được trường cho về để phòng dịch Sáng 4/5, nhiều học sinh đã di chuyển khỏi địa bàn tỉnh Sóc Trăng trong dịp lễ được trường cho về nhà. Sau kỳ nghỉ lễ, anh Duy Khang ở phường 4, TP Sóc Trăng (Sóc Trăng) nhận được điện thoại của thầy chủ nhiệm lớp 7A10 của một trường THCS với nội dung yêu cầu đón bé N.D.T.L. về nhà. Lý do...