“Tao không thèm gần gũi với mày, con đàn bà vô sinh”
Cứ mỗi lần đi gái về, chồng tôi lại đay nghiến, chỉ trích, đánh đập tôi. Anh toàn gào lên với vợ: “Tao không thèm gần gũi với mày, con đàn bà vô sinh. Làm tình với mày chỉ phí sức lực và dơ bẩn thân thể tao”.
ảnh minh họa
Chào các độc giả mục Tâm sự, chào bạn đọc Liên Nguyễn với chia sẻ: “Tâm sự rớt nước mắt của một phụ nữ không được làm mẹ, làm vợ”.
Đọc những tâm sự của bạn mà tôi rớt nước mắt. Dù đã mấy lần tự trấn an bản thân, nhưng tôi thật sự không kìm lòng được. Tôi thương bạn và thương cả chính bản thân tôi. Sao cùng là phụ nữ với nhau mà tôi và bạn lại phải sống những ngày héo mòn và đau đớn đến vậy. Dù không quen không biết với bạn, nhưng tôi thật lòng mong bạn hãy tiếp tục vui sống, chúc cho có một phép màu nhiệm nào đó sẽ lại đến với bạn một lần nữa.
Còn đời tôi, coi như đã là người bỏ đi rồi. Tôi cũng vừa bị mất đứa con thứ 7 của mình. 7 lần mang thai và cả 7 lần tôi đều bị sảy thai. Chính vì điều này đã khiến cuộc sống của tôi ở nhà chồng chẳng khác kiếp sống trâu ngựa. Điều này đã khiến chồng suốt ngày đánh tôi những trận đòn nhừ tử. Và rồi, sau 10 năm kết hôn, anh đã bỏ tôi đi theo người đàn bà khác.
Tôi và chồng tôi quen nhau qua sự giới thiệu của người bạn làm cùng phòng tôi. Khi ấy tôi 27 tuổi, đang làm kế toán cho một công ty tư nhân nhỏ. Còn anh khi ấy làm điện nước. Quen nhau 3 tháng, thấy anh cũng cùng quê Hưng Yên với mình, nên tôi đã gật đầu đồng ý làm vợ anh.
Vì yêu quá vội vàng nên tôi thật sự không hiểu nhiều về người đàn ông này. Để khi về làm vợ anh chính thức, tôi mới biết rằng, chồng tôi là người vô cùng cục cằn, thô lỗ, gia trưởng và nóng tính. Anh kết hôn với tôi vì cho rằng tôi có nghề nghiệp ổn định có thể nuôi được anh. Hơn nữa anh cũng 31 tuổi – Độ tuổi ở quê tôi đã bị liệt vào danh sách “trai ế”.
Video đang HOT
Cưới nhau, chúng tôi vẫn phải thuê nhà trên Hà Nội để ở. Anh đi làm điện nước tự do nên khi có việc khi không. Lúc không nhận được hợp đồng từ nhà dân nào, anh nhàn nhã và sinh ra nhiều thói hư tật xấu khác. Anh thường xuyên đàn đúm với đám bạn ất ơ thích chơi hơn thích làm. Và anh còn chơi bài bạc thường xuyên.
Mang tiếng lấy chồng nhưng suốt 10 năm làm vợ người đàn ông này, tôi chưa bao giờ cầm được bất cứ đồng tiền nào của chồng. Đã thế, tôi thường xuyên bị chồng xin tiền, lấy trộm tiền. Nếu không cho anh, anh sẵn sàng đánh tôi đến tơi tả vì tội “Mày dám tiếc chồng à?”.
Có chồng như vậy, nhưng là phụ nữ, tôi cũng khao khát có một đứa con, khao khát được làm mẹ dù chỉ 1 lần. Thế nhưng, hình như ông trời chưa thương tôi. Suốt 10 năm làm vợ, đã 7 lần tôi mang thai đều không thành. Đi khám ở các nơi thì có nơi không phát hiện ra nguyên nhân sảy thai, có nơi bảo tôi bị thấp tử cung nên quen dạ sảy và thai khó giữ được đến hết tháng thứ 3.
Sau khi vợ chồng bước sang năm thứ 5 ở Hà Nội, cuộc sống của vợ chồng tôi không thay đổi. Mẹ chồng vì sốt ruột với chuyện sinh đẻ của con dâu nên đã bảo vợ chồng tôi chuyển về quê sống. Từ đó, tôi không đi làm kế toán mà ở nhà làm ruộng. Nhưng liên tiếp 5 năm ở quê, tôi đã thêm 4 lần bị sảy thai. Lúc này, mẹ chồng không còn thương tôi nữa. Bà bắt đầu ghẻ lạnh, hắt hủi tôi. Bà một mực cho rằng ngày xưa chắc tôi phải qua tay vài thằng đàn ông nên giờ mới bị vô sinh.
Người trong nhà đàm tiếu, hàng xóm đàm tiếu, nhưng tôi vẫn cắn răng chịu đựng. Dù sao nguyên nhân cũng do tôi là sự thật. Nhưng càng ngày, ở nhà chồng tôi càng như một con ở. Tôi thức khuya dậy sớm, làm đủ mọi việc nhà chồng nhưng chưa một lần mẹ chồng, em chồng và cả chồng tôi ghi nhận. Nhà chồng đều nói, tôi đáng bị như vậy vì đã không làm tròn bổn phận của một người vợ, người con dâu đối với nhà chồng. Đó là không thể sinh cho họ một đứa cháu, đứa con để nối dõi.
Cũng không ít lần, chồng tôi vì chán “vợ đực” nên ngang nhiên đi “ăn chả” bên ngoài. Cứ mỗi lần đi gái về, chồng lại đay nghiến, chỉ trích, đánh đập tôi. Anh toàn gào lên với vợ rằng: “Tao không thèm gần gũi với mày, con đàn bà vô sinh. Làm tình với mày chỉ phí sức lực và dơ bẩn thân thể tao”.
Tôi từng bị chồng đánh đập, đay nghiến chết đi sống lại bao lần. Và lần nào bừng tỉnh, tôi lại muốn mình được chết thật còn hơn. Không chịu được cảnh sống này, tôi bị suy kiệt cơ thể và đổ bệnh nặng. Thậm chí, mẹ đẻ còn phải đưa tôi nhập viện tâm thần 2 tháng vì có nhiều biểu hiện sợ hãi, lo lắng và thất thần.
Mỗi đau có 1 đời chồng thật sự đã qua trong tôi. Nhưng nỗi đau đớn, khổ sở của một người phụ nữ không có con thì vẫn luôn đeo bám, ám ảnh (Ảnh minh họa)
Sau cú sốc bệnh tật này, mẹ tôi đến xin phép mẹ chồng cho tôi về sống ở nhà mẹ đẻ. Mẹ chồng tôi chẳng ngại ngần thông gia, còn nói luôn: “Nhân tiện, tôi cũng xin trả lại cho bà đứa con dâu không thể có con cho nhà tôi. Đơn ly hôn thằng H nhà tôi viết từ lâu, bà bảo con ký vào để vợ chồng nó đường ai nấy đi”. Còn chồng tôi, khi tôi ở viện về, chồng tôi đã bỏ nhà đi theo người đàn bà khác.
10 năm sống trong kiếp trâu ngựa cho gia đình chồng, nhà chồng, hơn 1 tháng nay tôi đã quyết định về lại nhà mẹ đẻ. 10 năm, tôi mới đủ dũng cảm để bước ra cái căn nhà địa ngục đầy ám ảnh và đau đớn của tôi. Mỗi đau có 1 đời chồng thật sự đã qua trong tôi. Nhưng nỗi đau đớn, khổ sở của một người phụ nữ không có con thì vẫn luôn đeo bám, ám ảnh khiến nhiều đêm không tài nào tôi chợp mắt được. Bao giờ ước nguyện được làm mẹ đến với tôi đây?
Theo VNE
"Em đừng ép con..."
Thêm một bữa như bao bữa "đàn áp" khác, em cứ liên tục dọa nạt, hấm hứ bắt con ăn một bát cháo đầy, để rồi con oạc ra, nhà cửa bẩn thỉu, ầm ĩ tiếng khóc gào lẫn tiếng quát. Nhìn bát cháo ấy anh còn phải trợn mắt, thấy căng thẳng nữa là...
Ông nội được hôm đến chơi thấy thế mắt như ngấn nước bảo: "Có bắt tao ăn tao cũng khóc".
Anh nhăn nhó góp ý thì em vùng vằng: "Em không muốn lần nào về quê mọi người cũng nhòm ngó, rồi mắng thẳng mặt là lười, vụng không biết chăm con, nuôi con còi".
Em sợ dạ dày con bé lại, mất phản xạ thích ăn nên phải bắt, lý lẽ ấy của em anh không phục, anh nghĩ chính việc nhồi ăn phản khoa học của em mới khiến con sợ hãi đến mức nhìn bát cháo là hoảng. Ăn là bản năng sống, có cái bản năng để tồn tại mà trẻ còn không có thì sau nó có thể làm nổi cái gì.
Trẻ ăn hấp thụ được hay không còn là do cơ địa, có phải béo mập là tốt đâu, con mình không hề bị suy dinh dưỡng, lại nhanh nhẹn, ít ốm vặt anh thấy thế là được, muốn cầu toàn hơn cũng khó. Cơ thể con sẽ tự biết được lượng thức ăn cần tiếp nhận... Em kiên quyết không tin cái "lý thuyết suông" ấy của anh.
Hôm vô tình đọc câu chế: "Trẻ em như búp trên cành/ Bị ăn bị học bị hành muốn điên" anh đọc mà vừa cười vừa buồn. Em biết không, dạo này mấy chị phòng anh có con đang học tiểu học suốt ngày thấy hỏi cách giảm cân cho cả con trai lẫn con gái. Hậu quả của những ngày các chị ấy chạy đua rồi bày cho nhau cách để ép con ăn cho mập mạp, dễ thương. Giờ có đứa chả biết ăn gì mà bụng cứ vươn ra dài hơn mặt, lúc nào cũng no kênh lên mới yên tâm đến trường.
Có đứa cho về hè với ông bà chỉ một tháng cho ăn uống thả phanh lên những hai cân, nhìn nó ục ịch, không chạy được, đi bộ một tí là thở dốc, cả ngày chả học hành được gì chỉ nghĩ đến ăn, anh nghe còn thấy hốt hơn.
Anh thấy em đã quá chú ý đến việc người khác nghĩ gì, nếu thế thì mệt thân lắm, cần phải biết chắt lọc thông tin, mà em cũng rút kinh nghiệm, đừng khuyên ai trừ khi người ta hỏi mình.
Con mình thế nào mình biết, rồi em sẽ thấy còn nhiều việc "lực bất tòng tâm" nữa cơ, làm sao mình ăn hộ hay hấp thụ hộ con được, con là một cơ thể, một con người hoàn toàn độc lập cơ mà. Nó vác được hai mươi cân thì để nó tự vác ngần ấy thôi, việc gì cứ nghe người khác khoe con nhà người ta vác được những ba mươi cân mà về bắt con mình è cổ ra làm điều tương tự.
Nhìn rộng xa hơn, việc này còn liên quan đến tương lai học hành của con nữa. Theo anh mình không nên ép con học, chỉ đưa con vào khuôn khổ, kỷ luật tạo thành thói quen học hành, không lang thang chơi bời, còn việc tiếp thu được kiến thức lại là việc của con. Chúng ta không học hộ con được và cũng chẳng thể nào nhồi nhét hoặc đứng bên cạnh cầm roi bắt nó đọc "Rắn là một loài bò...". Anh cho rằng việc làm đó là thụ động và kém hiệu quả.
Anh tin hai vợ chồng sẽ cùng nhau tạo được cho con một bữa ăn vui vẻ, đa dạng, con có quyền chọn lựa món mình thích, cũng như ta sẽ gắng trao cho con một môi trường học đường lành mạnh, để con được thoải mái tiếp nhận các thông tin kiến thức, để thực sự yêu thích bài vở và tự lựa chọn được con đường học vấn còn dài và xa.
Theo VNE
Chẳng thích chồng đi công tác Chồng à, sao anh hay phải đi công cán thế, một năm đi những hai lần, mỗi lần toàn hai đến ba ngày, thậm chí có đợt mất hẳn năm ngày em chẳng được ôm anh. Anh thừa biết em luôn lo lắng, buồn bã như thế nào mỗi khi chiều về chẳng thấy dáng anh quanh em, cho nhà cửa ấm áp,...