Tảo hôn – đường cùng của các bé gái tị nạn Syria
Tảo hôn và bạo lực gia đình ở các trại tị nạn là một thực tế cuộc sống mà các cô gái trẻ Syria đang phải đối mặt sau khi rời quê nhà đi lánh chiến tranh.
Lễ cưới của một cô dâu Syria 15 tuổi ở trại tị nạn Zaatari, Jordan.
Một trong một nhà lưu động không đồ đạc trên sa mạc Jordan, hơn chục phụ nữ, thiếu nữ và một bé trai bụ bẫm chen nhau đứng quanh một bé gái 15 tuổi. Một phụ nữ đang làm tóc cho em.
Bé gái ấy là Nada (tên đã được thay đổi), một trong hàng trăm nghìn người tị nạn đã rời Syria sang các nước láng giềng để tránh chiến tranh. Em đang ở cùng gia đình tại trại Zaatari hiện là trại tị nạn lớn thứ 2 trên thế giới, và Nada sắp lấy chồng.
Sau màn trang điểm như geisha, ba phụ nữ xịt bột tan lên người em và diện cho em bộ váy thuê trước khi cô dâu nhí này được chồng đến đón.
Video đang HOT
Đó là một đám cưới kiểu Zaatari. Không giống như truyền thống ở thị trấn Dara’a của Syria, quê hương của cặp vợ chồng nhỏ tuổi, đám cưới của Nada không có những bữa tiệc xa xỉ, không có loa đài và cũng không có đông đảo bà con họ hàng tới dự. Vì không có điện nên mọi thứ phải xong trước khi mặt trời lặn.
“Chúng tôi mừng về đám cưới, nhưng niềm vui không xuất phát từ tâm can”, cha của cô dâu trẻ, Mohamed – 35 tuổi – tâm sự.
Đó là một đám cưới mà người cha còn quá trẻ này không mong muốn. Nhưng sau 5 tháng ở Zaatari và tương lai vẫn mù mịt, Mohamed không còn có thể chu cấp cho Nada thêm nữa, vì vậy anh quyết định chấp nhận khoản tiền 125.000 lira (1.280 USD) và đồng ý cho con gái lấy một thanh niên 18 tuổi tên Mazen.
Mohamed còn nhiều con nhỏ phải chăm nuôi, trong đó có một con gái mới 2 tháng tuổi gầy trơ xương. “Ở đây như là Somalia vậy”, Mohammed nói và chỉ vào đứa con nhỏ. “Chúng tôi đang chết dần chết mòn”.
Cũng giống như nhiều người đàn ông trong trại tị nạn, Mohamed quyết định gả cưới con gái đầu lòng để bảo vệ con và cũng là có chút tiền lo cho gia đình. Anh cũng bày tỏ nỗi niềm lo lắng cho các bé gái cùng tuổi với Nada: “Có những lời đồn đại rằng nhiều đứa phải bán dâm để tự nuôi mình”. Anh cũng sợ Nada sẽ bị cưỡng hiếp nếu chưa lấy chồng.
Theo báo chí, tảo hôn là một thực trạng đang ngày càng phổ biến giữa những người tị nạn Syria. Thật khó có thể thống kê có bao nhiêu đám cưới diễn ra ở Zaatari, nơi đang tập trung khoảng 150.000 người tị nạn Syria và đón nhận khoảng thêm 1.000 người mỗi ngày, theo văn phòng của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR).
Cưới hỏi diễn ra giữa các lều bạt và nhà lưu động, với các hợp đồng hôn nhân được soạn bởi các trưởng họ và không được gửi tới các nhà chức trách.
Thực tế, cuộc hôn nhân của Nada và Mazen là trái pháp luật. Tuổi được phép kết hôn ở Jordan là 18, tức là Nada và Mazen đang phạm tội. Điều đó có nghĩa là bất kỳ đứa con nào mà cặp đôi này sinh ra sẽ được coi như con hoang. Vị thế xã hội của đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng, việc xin giấy tờ và quốc tịch Jordan càng khó khăn và phức tạp hơn.
Cũng có nhiều hiểm họa về sức khỏe liên quan đến tảo hôn: Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, các biến chứng mang thai và sinh con là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho các bé gái tuổi 15-19 ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Theo khampha
Thị trưởng Nhật bị chỉ trích vì "vạ miệng"
Hội đồng thành phố Osaka sẽ bỏ phiếu đối với bản kiến nghị chỉ trích những lời phát biểu về hệ thống nô lệ tình dục thời chiến của Thị trưởng Toru Hashimoto đã bôi xấu và làm hoen ố hình ảnh của thành phố.
Thị trưởng thành phố Osaka của Nhật Bản Toru Hashimoto đang phải đối mặt với một kiến nghị khiển trách vì những phát ngôn mang tính khích động mà ông này đưa ra về nô lệ tình dục thời chiến tranh của Nhật Bản gây nên làn sóng phẫn nộ trong dư luận quốc tế.
Toru Hashimoto nổi tiếng với những phát ngôn gây sốc
Viên Thị trưởng này đã châm ngòi cho một cơn bão tranh cãi khi tuyên bố hôm 13/5 rằng việc Nhật Bản sử dụng những "phụ nữ giải sầu" trước và trong Thế chiến II là cần thiết để duy trì kỷ luật quân sự và giúp binh lính giải tỏa bức xúc.
Sau đó ông này đã tìm cách biện minh cho phát biểu của mình và nói rằng ý của ông là các quan chức quân sự thời đó cho rằng việc sử dụng các nô lệ tình dục này là cần thiết.
Hôm 26/5, ông Hashimoto cũng đã phải xin lỗi khi nói rằng lính Mỹ nên thường xuyên ghé thăm các "khu đèn đỏ" ở Nhật như một cách để giảm bớt các vụ phạm tội tình dục. Sau đó ông Hashimoto giải thích rằng ông nói vậy xuất phát từ "tâm lý khủng hoảng" về những vụ tấn công tình dục của lính Mỹ nhắm vào người dân ở Okinawa, nơi có rất nhiều lính Mỹ đóng quân theo hiệp ước an ninh song phương giữa hai nước.
Chiều này, Hội đồng thành phố Osaka sẽ bỏ phiếu đối với bản kiến nghị chỉ trích những lời phát biểu của Thị trưởng Toru Hashimoto đã tạo nên bôi xấu và làm hoen ố hình ảnh của thành phố. Tuy nhiên bản kiến nghị này không mang tính ràng buộc pháp lý đối với ông Hashimoto.
Theo 24h
TQ: Khiếu nại cưỡng chế nhà, bị đánh đến chết Vợ của ông Xiao kể rằng bọn chúng vừa đánh vừa hét lên: "Đây là những gì mày đáng phải nhận cho sự thách thức của mày. Ngày 25/5, một lão nông tại một ngôi làng ở Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã bị một số kẻ lạ mặt xông vào nhà sát hại bằng ống tuýp trong lúc...