Tạo hình thành công mảng da lớn sẫm màu bẩm sinh ở vùng lưng
Các bác sỹ bệnh viện Trường Đại học Y dược (trực thuộc Đại học Huế) đã phẫu thuật thành công một trường hợp bị nơ vi sắc tố kích thước lớn 30cm x 40cm ở vùng lưng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 11/12, Bệnh viện Trường Đại học Y dược (trực thuộc Đại học Huế) cho biết đơn vị vừa phẫu thuật thành công một trường hợp bị nơ vi sắc tố kích thước lớn ở vùng lưng bằng kỹ thuật ứng dụng túi căng giãn da.
Đây là lần đầu tiên một bệnh viện ở miền Trung thực hiện thành công kỹ thuật này để điều trị bệnh lý nơ vi sắc tố kích thước lớn.
Trước đó, bệnh nhân H.T.V.A (22 tuổi) đến khám tại khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình-Lồng ngực, Bệnh viện Trường Đại học Y dược, với một mảng sắc tố bẩm sinh ở vùng lưng, có xu hướng tăng dần về cả kích thước và màu sắc.
Bệnh nhân được chẩn đoán tình trạng bệnh là mảng nơ vi sắc tố bẩm sinh, với kích thước 30cm x 40cm.
Video đang HOT
Theo Thạc sỹ, bác sỹ Lê Hồng Phúc, Phó Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình-Lồng ngực, phụ trách Đơn vị phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, với kích thước nơ vi sắc tố lớn như vậy, nguy cơ ung thư hóa cao.
Vì vậy, êkíp bác sỹ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình-Lồng ngực quyết định phải cắt bỏ khối u sắc tố này. Tuy nhiên, để có đủ da che phủ khuyết hỗng như vậy là không dễ.
Sau khi hội chẩn các bác sỹ quyết định phẫu thuật theo phương án tạo hình đặt túi căng giãn da. Sau 2 đợt phẫu thuật thành công với nhiều kỹ thuật tạo hình chuyên sâu, bệnh nhân được chuyển sang hậu phẫu theo dõi và chăm sóc tiếp với tình trạng sức khỏe ổn định.
Bệnh nơ vi sắc tố bẩm sinh, hay còn gọi là “bớt bẩm sinh.” Các bớt bẩm sinh có nhiều kích thước từ nhỏ đến lớn. Một số trường hợp hiếm có thể bao phủ diện rộng cơ thể.
Thế giới ước tính cứ mỗi 10.000 bé sinh ra thì sẽ có một trường hợp bị nơ vi sắc tố khổng lồ. Những trường hợp càng lớn thì càng hiếm gặp. Bớt bẩm sinh không phát triển lan ra mà bao phủ vùng da cơ thể tương đương lúc sinh, lớn lên cùng với tốc độ lớn lên của trẻ.
Bớt bẩm sinh có thể ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Có một số trường hợp vết bớt đen bẩm sinh bị ung thư hóa. Nếu như thấy xuất hiện tình trạng vết bớt đột nhiên to hơn, biến dạng, sùi, loét, chảy máu hoặc bị đau rát thì đây rất có thể là dấu hiệu của u sắc tố phát triển thành giai đoạn ác tính.
Bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế để khám ngay lập tức nếu thấy các hiện tượng này./.
Theo Tường Vi (TTXVN/Vietnam )
Tạo hình cơ thể - không đơn giản là phẫu thuật giảm mỡ
Nhiều phụ nữ sau khi sinh có nhu cầu làm đẹp đã tìm tới các cơ sở thẩm mỹ để hút, cắt mỡ thừa ở bụng, thu nhỏ ngực, căng da đùi...
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, việc phẫu thuật thu gọn các vòng đối với phụ nữ không đơn giản chỉ là phẫu thuật tạo hình thông thường, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Theo PGS-TS Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ (Bệnh viện Việt Đức), bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị tạo hình cơ thể thành công cho nhiều trường hợp giảm cân số lượng lớn, kể cả những bệnh nhân giảm 30-40kg (so với trọng lượng ban đầu 110-120kg).
"Tùy vào mức độ sa trễ của từng cơ quan bộ phận mà các phẫu thuật viên và người bệnh sẽ phải chọn lựa vùng ưu tiên điều trị, trả lại hình dáng cơ thể cho người bệnh, trong đó phẫu thuật tạo hình thành bụng thường là phẫu thuật được ưu tiên hàng đầu", PGS-TS Nguyễn Hồng Hà chia sẻ.
Các bác sĩ cho biết, việc phẫu thuật tạo hình bụng cho những bệnh nhân giảm cân khối lượng lớn không đơn giản chỉ là phẫu thuật tạo hình thu nhỏ thành bụng thông thường.
PGS-TS Nguyễn Hồng Hà chỉ rõ, có nhiều nguy hiểm, biến chứng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật thẩm mỹ cho những bệnh nhân béo phì, cơ thể chảy xệ.
Nguy cơ đầu tiên đến từ gây mê hồi sức, các bệnh nhân này thường tiềm ẩn các bệnh về mỡ máu, đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch... do tình trạng thừa cân trước đây gây ra.
Trong phẫu thuật cần chú ý cầm máu thật tốt, vì ở bệnh nhân béo phì các mạch máu bao giờ cũng phát triển to ra và khi giảm cân thì các mạch máu vẫn không thu nhỏ lại được. Nếu việc cầm máu trong mổ không tốt, có thể dẫn đến tình trạng ra máu ồ ạt sau mổ.
"Hút mỡ trong phẫu thuật thẩm mỹ cần hết sức thận trọng, không phải cứ hút càng nhiều là càng tốt vì khi vượt quá 5l sẽ gây ra hiện tượng mất dịch và máu trầm trọng. Hơn nữa, để hút được lượng mỡ lớn cũng cần tiêm vào cơ thể một lượng lớn thuốc tê để giảm đau cho người bệnh, nên làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc tê có thể dẫn tới tử vong", PGS-TS Nguyễn Hồng Hà khuyến cáo.
MINH KHANG
Theo SGGP
Phẫu thuật ung thư vú nhưng "núi đôi" vẫn đẹp Mới đây, các bác sĩ Khoa Ngoại vú Bệnh viện K đã thực hiện phẫu thuật tạo hình cao cấp "3 trong 1" cho bệnh nhân nữ 45 tuổi, chẩn đoán ung thư vú. Ca phẫu thuật thành công, vừa đảm bảo về điều trị ung thư, vừa giữ gìn vẻ đẹp cân đối cho bệnh nhân. Phẫu thuật cho bệnh nhân ung...