Tạo hình mũi cho bệnh nhân có khối ung thư chóp mũi
Bệnh nhân nam ở Hà Nội, có khối ung thư lớn (đường kính 4 cm) tại chóp mũi, vừa được các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phẫu thuật triệt căn lấy khối u ác tính, kết hợp tạo hình mũi.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân nam (42 tuổi, trú H.Ba Vì, Hà Nội), có khối ung thư lớn (đường kính 4 cm) tại chóp mũi, vừa được các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu Hà Nội phẫu thuật triệt căn lấy khối u ác tính, kết hợp tạo hình mũi, giúp bệnh nhân phục hồi chức năng thở đường mũi.
Bệnh nhân này cho biết vùng chóp mũi xuất hiện một cục mụn nhỏ từ lâu, không gây đau. Tuy nhiên, khoảng 2 tháng gần đây, khối u to lên rất nhanh kèm theo loét, chảy dịch nên bệnh nhân đi khám. Tại Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư da mũi, cần được điều trị phẫu thuật sớm cắt bỏ hoàn toàn khối u và tạo hình lại mũi.
Bệnh nhân đã qua 2 cuộc phẫu thuật trong vòng 14 ngày, được cắt bỏ rộng khối u ác và được tạo hình mũi từ da của vùng trán. Quá trình phẫu thuật điều trị cho kết quả rất khả quan, da ghép tạo hình nuôi dưỡng tốt, mũi đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt cũng như đảm bảo chức năng đường thở.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Trần Chí Dũng, công tác tại Khoa Ngoại đầu cổ, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, người thực hiện ca phẫu thuật, do khối u xâm lấn rộng vào sống mũi, chóp mũi, cánh mũi hai bên, trụ mũi, gốc mũi và một phần sụn, nên quá trình phẫu thuật kéo dài.
Tạo hình mũi là loại phẫu thuật tạo hình phức tạp nhất ở vùng mặt, đặc biệt khi khối u có kích thước lớn, vùng mũi bị u xâm lấn rộng.
Liên Châu
Nút động mạch tử cung giúp bệnh nhân nữ bị ung thư cổ tử cung "vượt qua cửa tử" khi âm đạo chảy máu ồ ạt
Vào viện trong tình trạng máu âm đạo tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất người phụ nữ nhanh chóng được cấp cứu kịp thời.
Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã áp dụng kĩ thuật phương pháp nút tắc mạch cầm máu bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để nút tắc động mạch tử cung cho ca bệnh có ung thư cổ tử cung xâm lấn rộng gây ra máu âm đạo ồ ạt không cầm bằng phương pháp chèn gạc tại chỗ thông thường, giúp bệnh nhân "vượt qua cửa tử".
Đó là trường hợp bệnh nhân B.B.T, (Sài Đồng, Long Biên) có tiền sử ung thư cổ tử cung. Chị T. vào viện cấp cứu trong tình trạng máu âm đạo tuôn thành dòng, thấm ướt đẫm ga giường, chảy tràn xuống đất. Ngay lập tức, bệnh nhân được cho sử dụng kháng sinh, truyền dịch và xử lý cầm máu tại chỗ. Tuy nhiên, máu vẫn không ngừng chảy.
Qua xét nghiệm máu cho thấy huyết sắc tố của bệnh nhân giảm còn 66 g/L, mạch đập nhanh 105 lần/phút, hồng cầu giảm còn 2,7 T/L. Các bác sĩ xác định nguồn ra máu từ vùng sùi loét ở tử cung do khối u xâm lấn, lan rộng. Nếu không cầm được máu bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh nhận được theo dõi sức khỏe tại bệnh viện
Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã hội chẩn cho thấy, trong trường hợp này nếu áp dụng phương pháp phẫu thuật chỉ có thể thắt động mạch chậu trong, tuần hoàn màng nhện vẫn có thể tiếp tục gây ra máu, hơn nữa phẫu thuật sẽ khiến bệnh nhân mất thêm máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn nếu sử dụng phương pháp xạ trị cầm máu thì không thể cấp cứu kịp tình trạng máu chảy liên tục.
Trước tình huống nguy kịch của bệnh nhân, BSCKII.Nguyễn Đình Hướng - Trưởng Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã quyết định thực hiện kỹ thuật nút tắc động mạch tử cung để tiến hành cầm máu cho bệnh nhân.
Bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA, kíp can thiệp đã định vị đưa dụng cụ đi từ lòng động mạch đùi lên động mạch chậu gốc xuống động mạch chậu trong 2 bên để đi vào động mạch tử cung, nút tắc động mạch tử cung một cách chọn lọc nhằm cắt nguồn cung cấp máu cho khối u.
Sau hơn 40 phút làm thủ thuật, bệnh nhân đã được cầm máu hoàn toàn, vị trí cổ tử cung không còn ra máu, huyết áp và mạch trở lại bình thường. Trong quá trình cấp cứu, bệnh nhân được truyền 6 đơn vị máu, 4 đơn vị hồng cầu, 2 đơn vị plasma tươi.
Một ngày sau thủ thuật, bệnh nhân tỉnh táo, được rút meche, màu hoàn toàn ngừng chảy, sức khỏe hồi phục tốt. Qua cơn nguy kịch, không giấu nổi xúc động, chị T. chia sẻ: "Nhà chỉ có hai mẹ con, nếu tôi không đến bệnh viện ngay đêm đó, không được các bác sĩ nhiệt tình, nhanh chóng tìm biện pháp cấp cứu kịp thời thì chưa chắc giờ này đã còn được ngồi đây. Tôi cảm thấy vô cùng may mắn và cảm kích khi được các bác sĩ tận tâm cứu sống!".
BSCKII.Nguyễn Đình Hướng cho biết, chụp và nút động mạch tử cung dưới máy chụp mạch số hóa xóa nền là kỹ thuật hiện đại, can thiệp xâm lấn tối thiểu, thời gian tiếp cận nhanh chóng, bệnh nhân chỉ cần làm tiền mê thay vì gây mê, có độ an toàn, hiệu quả cao, không gây mất máu và ít đau đớn, cầm máu kịp thời giúp bệnh nhân tránh được nguy cơ tử vong. Kỹ thuật nút mạch cấp cứu phức tạp đòi hỏi bác sĩ điện quang can thiệp phải có kinh nghiệm và kĩ năng chuyên sâu, bài bản, trang thiết bị - vật tư y tế đầy đủ, hiện đại và đồng bộ.
Phương pháp này mang lại lợi ích to lớn: giúp bệnh nhân tránh được ca đại phẫu với thời gian nằm viện điều trị dài ngày, nguy cơ tử vong do mất máu và các biến chứng hậu phẫu. Phương pháp nút tắc mạch cầm máu bằng hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) với nhiều ưu điểm vượt trội thường được ứng dụng trong các trường hợp tổn thương mạch máu các tạng (thận, lách, gan,..) gây mất máu nghiêm trọng thay cho phương pháp phẫu thuật.
Kỹ thuật điện quang can thiệp đã được thực hiện thường quy từ nhiều năm nay tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, áp dụng cho rất nhiều các bệnh lý của các cơ quan bộ phận khác nhau như: u gan, u xơ tử cung, các u máu hàm mặt, các u máu phần mềm, các can thiệp tiết niệu, đường mật... giúp nâng cao tỉ lệ cứu sống người bệnh, giảm thiểu chi phí và thời gian nằm viện.
M.T
Ca cấp cứu trong đêm cứu bệnh nhân ung thư gan bị vỡ thực quản Vừa qua cửa thang máy, anh N.M.T. (45 tuổi, Hà Nội) nôn ộc ra khoảng nửa lít máu tươi lẫn máu cục. Nội soi thực quản dạ dày, bác sĩ phát hiện tĩnh mạch ở thực quản bị giãn vỡ, máu phun thành tia. Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội vừa chạy đua với tử thần cấp cứu thành công...