Tạo hành lang pháp lý vận hành quỹ hưu trí tự nguyện
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định quỹ hưu trí tự nguyện nhằm nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và vận hành các quỹ này, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia.
Ảnh minh họa
Bộ Tài chính cho biết, hiện tại, dân số Việt Nam vào khoảng 90,5 triệu người, trong đó nhóm trong độ tuổi lao động (từ 15-64 tuổi) chiếm 69% tổng dân số, 31% dân số thuộc nhóm phụ thuộc không nằm trong độ tuổi lao động.
Để đảm bảo trợ cấp cho người lao động khi về hưu, hệ thống bảo hiểm xã hội (BHXH) ra đời vào năm 1995 đã bước đầu thiết lập được nền tảng cơ bản cho hệ thống an sinh xã hội với chương trình BHXH bắt buộc (bảo hiểm hưu trí bắt buộc). Tuy nhiên các chương trình BHXH hiện đang gặp nhiều thách thức và có thể ảnh hưởng đến sự bền vững trong dài hạn.
Bên cạnh bảo hiểm hưu trí bắt buộc của BHXH, trong thời gian qua người lao động tự tích lũy và đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ tài chính để chi tiêu khi về già như mua sản phẩm bảo hiểm hưu trí, gửi tiền tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh.
Đối với sản phẩm bảo hiểm hưu trí, tính đến hết năm 2014, đã có 42 doanh nghiệp triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí với khoảng 12 nghìn hợp đồng bảo hiểm hưu trí, doanh thu phí bảo hiểm hưu trí đến hết năm 2014 đạt khoảng 190 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay chưa có đủ điều kiện để triển khai được các chương trình bảo hiểm bổ sung bắt buộc do thu nhập của người dân phần lớn còn ở mức độ trung bình, việc hình thành và phát triển chương trình hưu trí tự nguyện có vai trò quan trọng đối với người lao động, đối với xã hội. Trong đó, quỹ hưu trí tự nguyện là một mô hình các nước đều triển khai và có thể áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
Bản chất hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện là người lao động và/hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động đóng góp vào các tài khoản hưu trí cá nhân tại quỹ hưu trí để quỹ thực hiện đầu tư, trên cơ sở kết quả đầu tư quỹ hưu trí chi trả cho người lao động theo số tiền đóng góp và lợi nhuận do hoạt động đầu tư mang lại. Nói cách khác, quỹ hưu trí tự nguyện là một loại sản phẩm tài chính mà người tham gia đóng góp tiền vào quỹ sẽ được nhận chi trả từ quỹ khi đến tuổi nghỉ hưu. Số tiền hưu trí mà mỗi cá nhân được hưởng phụ thuộc vào tổng số tiền đóng góp của chính mình và hiệu quả đầu tư của quỹ.
Bộ Tài chính cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, việc xây dựng chương trình hưu trí tự nguyện là không đơn giản và trải qua nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, trong tình hình kinh tế – xã hội hiện nay tại Việt Nam, cần thiết xây dựng Nghị định về quỹ hưu trí nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và vận hành các quỹ hưu trí này, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch, an toàn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tham gia.
Theo đó, quá trình triển khai và áp dụng chương trình hưu trí tự nguyện trong 10 – 15 năm tới là sự chuẩn bị cần thiết và thích hợp khi cơ cấu dân số Việt Nam kết thúc “độ tuổi vàng” và bước vào giai đoạn già hóa dân số.
Sau khi Nghị định về quỹ hưu trí tự nguyện được ban hành, việc triển khai và áp dụng chương trình hưu trí tự nguyện sẽ giúp Chính phủ đạt được 3 mục tiêu: 1- Khuyến khích và cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính để người lao động gia tăng tiết kiệm cho tương lai khi kết thúc tuổi lao động; 2- Đa dạng hóa các chương trình an sinh xã hội, giúp hình thành đồng bộ hệ thống hưu trí đa trụ cột tại Việt Nam, giảm gánh nặng an sinh xã hội cho nhà nước trong dài hạn; 3- Phát triển thị trường vốn thông qua việc củng cố cơ sở nhà đầu tư vốn dài hạn.
Tham gia trên cơ sở tự nguyện
Bộ Tài chính đã dự thảo Nghị định gồm 5 chương, 44 điều. Trong đó nêu rõ nguyên tắc hoạt động quỹ hưu trí. Cụ thể: Doanh nghiệp sử dụng lao động và cá nhân tham gia quỹ hưu trí trên cơ sở tự nguyện. Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch. Tài sản quỹ hưu trí được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, ngân hàng giám sát và tổ chức lưu ký.
Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích phát triển quỹ hưu trí thông qua các chính sách ưu đãi về thuế quy định tại pháp luật về thuế. Đồng thời, quản lý, giám sát hoạt động của quỹ hưu trí thông qua việc ban hành chính sách, chế độ đảm bảo quỹ hưu trí hoạt động công khai, minh bạch bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng tham gia quỹ. Nhà nước không đảm bảo về kết quả đầu tư và mức chi trả của quỹ hưu trí.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
16.600 tỉ đồng đầu tư vào khu vực Tây nguyên
Sang nay 17.5, tai TP.Đa Lat (Lâm Đồng), Ban Chi đao Tây nguyên phôi hơp với Ngân hang Nha nươc Viêt Nam, UBND tinh Lâm Đông tô chưc Hôi nghi xuc tiên đâu tư va an sinh xa hôi khu vưc Tây nguyên lân thư 3.
Các ngân hàng ký kết hỗ trợ tín dụng đầu tư vào Tây nguyên - Ảnh: Lâm Viên
Đai tương Trân Đai Quang, Uy viên Bô Chinh tri, Bô trương Bô Công an, Trương ban Chi đao Tây nguyên chu tri hôi nghi.
Đai tương Trân Đai Quang cho răng trong nhưng năm qua, cac tinh Tây nguyên đa nô lưc kêu goi đâu tư, xuc tiên đâu tư va cai cach hanh chinh, tao môi trương phap ly thông thoáng. Do vây, viêc thu hut đâu tư vao khu vực này đa co nhưng chuyên biên manh me, đat đươc các kêt qua đang khich lê...
Tuy nhiên, kêt qua thu hut đâu tư vào các tỉnh Tây nguyên cũng con một số han chê, chưa co nhiêu doanh nghiêp, nha đâu tư co thương hiêu, co uy tin va tiêm lưc kinh tê tham gia vao cac dư an lơn... Trong bôi canh nguôn ngân sach Nha nươc con nhiêu han chê, viêc nâng cao hiêu qua xuc tiên đâu tư vao Tây nguyên la yêu câu câp thiêt.
Giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ bố trí để thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ trên địa bàn Tây nguyên là trên 30.000 tỉ đồng. Nhiều dự án trên các lĩnh vực thủy lợi, công nghiệp, y tế, giáo dục... cũng đã và đang được triển khai đầu tư. Nguồn vốn ODA được thu hút, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như: nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, giao thông vận tải, lâm nghiệp, giáo dục và đào tạo, y tế, cấp nước sinh hoạt. Về thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), giai đoạn 2011 đến tháng 4.2015, toàn vùng thu hút 38 dự án với tổng vốn 122 triệu USD.
Tai hôi nghi, co 13 dư an đươc câp giây chưng nhân đâu tư vơi tông sô vôn lên đên hơn 16.600 tỉ đông, trong đó Kon Tum có tổng mức đầu tư lớn nhất với 7.700 tỉ đồng.
Cũng tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng đầu tư vốn và thỏa thuận hợp tác của 8 ngân hàng thương mại (LienVietPostBank, VCB, Vietinbank, Agribank, BIDV, SHB, MB, Sacombank) với 17 doanh nghiệp thực hiện 16 dự án. Các ngân hàng cũng cam kết cho vay trung và dài hạn với số tiền khoảng 15.000 tỉ đồng để đầu tư tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực như: thủy điện, giao thông, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi...
Theo đai tương Trân Đai Quang, đê Tây nguyên phat triên nhanh, đông bô, bên vưng, hiêu qua rât cân co sư quan tâm vê chinh sach va nguôn nhân lưc cua Nha nươc; sư liên kêt phat triên vung, sư đâu tư, hô trơ kip thơi cua cac Bô, nganh, đia phương cung như công đông cac doanh nghiêp trong va ngoai nươc nhăm phat huy tôi đa tiêm năng, lơi thê, thê manh cua tưng tinh va toan vung.
Lâm Viên
Theo Thanhnien
"Thúc" tăng viện phí để người dân mua thẻ bảo hiểm y tế Sáng 12/5, ông Vũ Xuân Bằng, Phó trưởng ban thực hiện chính sách BHXH Việt Nam, cho biết: so với năm 2014, số người tham gia BHYT trong quý đầu 2015 giảm 1,2 triệu. Trong khi đó, BHYT chi trả cao nhất đến 1,4 tỷ/1 bệnh nhân/ năm với bệnh nhân ung thư điều trị thuốc trúng đích. BHYT thanh toán đến 1,4...