Tạo giống lúa, vịt, tôm, cá chịu mặn để “trị” hạn mặn vùng ĐBSCL
Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 1 trong 4 nhiệm vụ Bộ NNPTNT triển khai để thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ để phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Đến nay, đã có nhiều giống lúa chịu mặn , vịt chịu mặt được chọn tạo.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, số liệu thống kê năm 2018 tổng diện tích trồng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 4.847 nghìn ha, trong 10 giống được gieo trồng phổ biến nhất thì các giống do Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long chọn tạo có 7 giống với tổng diện tích gieo trồng chiếm khoảng gần 50% diện tích gieo trồng của toàn vùng. Trong đó, nhóm giống lúa chủ lực gồm: OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218, IR50404…; nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, RVT, Nàng Hoa 9, nếp IR4625, nếp bè…
Đặc biết, các nhà khoa học đã chọn tạo được một số giống lúa chịu mặn: OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5… chịu được mặn ở mức độ trung bình – khá (từ 2-3); các giống lúa chịu mặn ở mức độ khá hơn (khoảng 4) là Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464…
Các nhà khoa học khảo nghiệm giống lúa chịu mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL. Ảnh: I.T
Các giống lúa chịu hạn có khả năng chịu điều kiện khô hạn từ cấp 1- cấp 3 (ở giai đoạn mạ và giai đoạn trổ), năng suất cao, phẩm chất gạo tốt (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) và còn có khả năng chịu phèn mặn tốt gồm: OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677
Giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng, có hàm lượng sắt trong hạt gạo cao góp phần cải thiện dinh dưỡng, đặc biệt cho nhóm người nghèo dùng gạo là nguồn thực phâm chinh: OM6976, OM5451, OM5472, OM3995, OM6561.
Đối với chương trình nghiên cứu chọn tạo cây ăn quả, đã tuyển chọn và giới thiệu được một số giống cây ăn quả chủ lực cho vùng ĐBSCL như sau: 4 giống măng cụt BDMC2, BTMC3, BTMC4, BTMC6; sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép S1BL; cam mật không hạt; giống bưởi đường lá cam ít hạt Long Định 4; giống cam sành không hạt Long Định 6; thanh long ruột đỏ Long Định 1; giống thanh long có thịt quả màu tím hồng Long Định 5; dứa Cayenne Long Định 2 cùng với hàng trăm cây đầu dòng chôm chôm Rông Riêng, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép – S1BL; sầu riêng Ri-6 – S2VL; sầu riêng – SĐN46 H; mít – MĐN06H, MĐN09H, MBRVT32H…
Video đang HOT
Các giống cây ăn quả mới, trong đó có sầu riêng cũng được nghiên cứu, chọn tạo.
Các gốc ghép chống chịu mặn, phèn, úng, hạn cũng được giới thiệu để phát triển cây ăn quả ở những vùng khó khăn như gốc ghép bưởi bòng (Citrus sp), bưởi đường hồng (Citrus grandis); bưởi hồng đường (Citrus grandis); sảnh (Citrus nobillis) chịu mặn, chịu ngập tốt, chịu phèn và hạn ở mức trung bình, gốc ghép Bưởi bòng (Citrus sp), Bưởi đỏ và bưởi lông cổ cò chịu bệnh thối rễ tốt vì vậy mở rộng vùng sản xuất sang các vùng nước lợ ven biển.
Hiện nay, giống vịt chịu mặn đang được nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất. Năm 2018 đã chuyển giao khoảng 01 triệu con giống vịt chịu mặn cho các tỉnh ven biển phục vụ chăn nuôi trong điều kiện bất lợi của biến đổi khí hậu. Ngoài giống vịt chịu mặn, giống dê và thỏ cũng là hai giống vật nuôi thích ứng tốt với điều kiện hạn mặn vùng ĐBSCL cũng đang được nghiên cứu và phát triển.
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, chiếm 63%-73% tổng diện tích nuôi trồng của cả nước. Do vậy đã đặt ra những thách thức và yêu cầu từ sản xuất trong việc nghiên cứu, chọn tạo các giống thủy sản chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu mặn, hoặc di các giống (rong biển) để phát triển nuôi trồng tại các khu vực chịu ảnh hưởng, … góp phần chủ động cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho người sản xuất, đồng thời thúc đẩy phát triển ổn định và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới ngành thủy sản tại ĐBSCL.
Sản xuất cá tra giống. Ảnh: I.T
Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã chọn tạo, công nhận giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng thế hệ thứ 2 (PanGI2) và chuyển giao vào sản xuất giống cá tra bố mẹ, nâng cao tăng trưởng trên 20%, kháng bệnh; đã sản xuất cung cấp giống hậu bị cho các cơ sở sản xuất tại ĐBSCL, góp phần nâng cao chất lượng, bổ sung, thay thế đàn cá bố mẹ, chất lượng con giống, khả năng kháng bệnh, từng bước đáp ứng đủ giống chất lượng cho sản xuất…
Nghiên cứu được công nghệ sản xuất giống nhân tạo đối với cá dứa (giống cá dứa có thể nuôi trong ao đất hoặc lồng bè, độ mặn dao động 0-15), góp phần đa dạng hóa loài nuôi và khả năng thích nghi với môi trường mặn, lợ hoặc các khu vực xâm nhập mặn tại ĐBSCL.
Chọn lựa và được công nhận giống rô phi chọn giống mặn lợ thế hệ G5 (Oreochromis niloticus) có các tính trạng tăng trưởng nhanh, màu sắc đẹp, ít đốm đen, có tỷ lệ sống cao hơn và có khả năng chịu mặn tốt hơn rô phi thường đang được nuôi tại ĐBSCL.
Tạo được công nghệ điều khiển giới tính và công nghệ chọn giống tôm càng xanh đã giúp đàn tôm càng xanh nâng cao tốc độ tăng trưởng tăng> 20% so với đại trà. Tôm càng xanh chọn giống đã được đưa vào nuôi thử nghiệm ở 02 mô hình nuôi bán thâm canh trong ao và trong ruộng lúa ngập lũ. Kết quả cho thấy tôm có tốc độ tăng trưởng cao và có tỷ lệ tôm đạt kích cỡ loại 01 cao hơn sau thời gian nuôi tương đương với tôm càng xanh chưa qua chọn lọc.
Nghiên cứu chọn được giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, cho tốc độ tăng trưởng và khả năng chống chịu với các điều kiện cực đoan, sạch bệnh; đã đưa ra được quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, rửa mặn, trồng lúa và lịch mùa vụ cho mô hình canh tác tôm-lúa để đạt được tính bền vững thích ứng với sự thay đổi của khí hậu; đồng thời lựa chọn được các giống lúa thích hợp với mô hình canh tác luân canh tôm sú – lúa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng bán đảo Cà Mau; góp phần thúc đẩy sự mở rộng và phát triển bền vững hơn của mô hình nuôi tôm-lúa ở ĐBSCL.
Theo Danviet
Đàn lợn khảo nghiệm vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi vẫn an toàn
Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, quá trình thử nghiệm bước đầu của loại vaccine vô hoạt phòng chống dịch tả lợn châu Phi trên đàn vật nuôi cho kết quả khả quan.
Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan, trong bối cảnh thế giới nghiên cứu cả trăm năm nhưng chưa có kết quả, việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu vaccine được đánh giá là vô cùng mạo hiểm, nhưng đây không phải là việc của riêng Học viện Nông nghiệp Việt Nam mà còn vì trách nhiệm với ngành nông nghiệp, với đất nước.
"Chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đến nửa năm, với tình thần quyết tâm, huy động mọi nguồn lực, chúng tôi đã đạt được kết quả bước đầu rất khả quan" - bà Lan nói.
GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: I.T
Theo đó, chỉ sau gần nửa năm, nhóm nghiên cứu của Học viện đã nghiên cứu, chế tạo được loại vaccine vô hoạt phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi do nhóm nghiên cứu của GS Lê Văn Pha triển khai.
"Bước đầu thử nghiệm ở quy mô thí nghiệm cho thấy kết quả tích cực, đàn lợn được tiêm vacvine vẫn tồn tại khỏe mạnh" - bà Lan thông báo kết quả.
Tuy nhiên, theo bà Lan, đây là kết quả bước đầu, để có thể nghiên cứu, thương mại hóa của vaccine cần sự tham gia, vào cuộc của doanh nghiệp lớn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đạt kết quả tốt trong nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Học viện, và đề nghị các doanh nghiệp sớm vào cuộc cùng Học viện thương mại hóa vaccine sớm nhất.
Theo thống kê, từ đầu tháng 02/2019 đến ngày 09/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 3.980 xã, 407 huyện của 55 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy 2.490.449 con với trọng lượng là 147.260 tấn. Thời gian qua, đã có 55 xã thuộc 15 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày, sau đó phát sinh lợn bệnh.
Tại 5 tỉnh Đông Nam Bộ (có tổng đàn lợn khoảng 3,4 triệu con). Dịch bệnh xảy ra tại 50 xã, 14 huyện, 4 tỉnh, thành phố (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh), tiêu hủy 16.960 con, trọng lượng 909 tấn. Còn 2 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tầu và Tây Ninh chưa có dịch.
Tại 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (có tổng đàn lợn khoảng 3,2 triệu con): Dịch bệnh xảy ra tại 191 xã, 63 huyện, 11 tỉnh, thành phố, tiêu hủy 9.995 con, trọng lượng 916 tấn. Còn 2 tỉnh Long An và Bến Tre chưa có dịch.
Do mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, đến nay Việt Nam đã có trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó có những văn bản quan trọng của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, Bộ NN-PTNT... bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, trong đó có những tín hiệu tích cực bước đầu trong nghiên cứu, sản xuất vaccine.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi 'tấn công' ra các đảo ở Kiên Giang Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở các xã đảo của tỉnh Kiên Giang, trong khi đó ở đất liền dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, ngày một lan rộng khắp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ngày 12/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Kiên Giang cho biết dịch tả lợn châu Phi...






Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hiện trường loạt xe điện du lịch và 1 ô tô ở khu vực chùa Hương Tích cháy trơ khung

Ô tô con húc đổ cây và xe máy ở Hà Nội, nhiều nạn nhân nằm dưới đường

Hiện trường vụ 2 xe giường nằm tông nhau trên cao tốc khiến 3 người tử vong

Cha khóa cửa đi nhậu, con trai 10 tuổi mắc kẹt trong ngôi nhà cháy

Phát hiện lò chuyên mổ, cung cấp lợn nhiễm virus tả ở Hà Nội

Ra giữa đường ray khi gác chắn đã hạ, người đàn ông bị tàu tông tử vong tại chỗ

Một chấp hành viên viết phần mềm thi hành án cho 40.000 người chỉ mất 2 giờ

Đục, phá bê tông để giải cứu bé trai 5 tuổi mắc kẹt trong ống thoát nước

Ba nam sinh sảy chân rơi vào vùng nước sâu, chỉ cứu được 1 em

Người đàn ông đứng giữa đường ray bị tàu hỏa đâm tử vong

Cảnh tượng kinh hoàng ở Ninh Bình, nghìn khối đá ụp xuống sau tiếng nổ như bom

Cháy dữ dội tại kho chứa vải bị khóa kín, khói đen bốc cao hàng trăm mét
Có thể bạn quan tâm

Hội nghị AMM-58: Nhật Bản ủng hộ Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045
Thế giới
26 phút trước
Mỹ nhân đẹp chấn động thế gian đi show thôi sao hot dữ vậy: Visual ngọt hơn chữ ngọt, xem khéo lại nghiện
Hậu trường phim
1 giờ trước
Văn Thanh tình tứ bên bạn gái "trâm anh thế phiệt", gây chú ý ở lễ cưới tuyển thủ Việt Nam và mẹ đơn thân
Sao thể thao
1 giờ trước
'Girl phố' Huyền Baby gây chú ý
Netizen
2 giờ trước
Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon, nhất là bát canh chua nhìn chỉ muốn chan hết sạch
Ẩm thực
4 giờ trước
Bích Phương tuổi 36: Đời tư kín tiếng, rộ tin sắp cưới nam ca sĩ kém 6 tuổi
Sao việt
5 giờ trước