Tạo giống cây – con đặc thù để “trị” hạn mặn đất chín rồng

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là 1 trong 4 nhiệm vụ Bộ NNPTNT đang triển khai để thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ để phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Đến nay, đã có nhiều giống lúa chịu mặn, vịt chịu mặn được chọn tạo, đưa vào sản xuất.

Đa dạng giống lúa chịu hạn, mặn

Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, tổng diện tích sản xuất lúa của ĐBSCL năm 2018 khoảng 1,6-1,7 triệu ha/vụ. Trong 10 giống được gieo trồng phổ biến nhất ở khu vực này thì các giống do Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo có 7 giống, với tổng diện tích gieo trồng chiếm khoảng gần 50% diện tích gieo trồng của toàn vùng. Trong đó, nhóm giống lúa chủ lực gồm: OM5451, OM6976, OM4900, OM7347, OM4218, IR50404…; nhóm giống lúa nếp và thơm đặc sản: Jasmine 85, VD20, ST5, RVT, Nàng hoa 9, nếp IR4625, nếp bè…

Đặc biệt, các nhà khoa học đã chọn tạo được một số giống lúa chịu mặn như OM6976, OM5451, OM9921, OM5621, OM6677, ST5… Những giống này chịu được mặn ở mức độ trung bình – khá (từ 2-3); các giống lúa chịu mặn ở mức độ khá hơn (khoảng 4) là Một bụi đỏ, OM2517, OM9577, OM5464…

Các giống lúa chịu hạn có khả năng chịu điều kiện khô hạn từ cấp 1- cấp 3 (ở giai đoạn mạ và giai đoạn trổ), năng suất cao, phẩm chất gạo tốt (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) và còn có khả năng chịu phèn mặn tốt gồm: OM7347, OM5464, OM6162, OM7398, OM7364, OM8928 và OM6677.

Bên cạnh đó còn có các giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng, có hàm lượng sắt trong hạt gạo cao góp phần cải thiện dinh dưỡng, đặc biệt cho nhóm người nghèo dùng gạo là nguồn thực phẩm chính: OM6976, OM5451, OM5472, OM3995, OM6561.

Tạo giống cây - con đặc thù để trị hạn mặn đất chín rồng - Hình 1

Video đang HOT

Một ruộng lúa vừa thu hoạch xong được người dân chuyển sang nuôi tôm khi nước mặn xâm nhập. (ảnh: internet)

Đối với chương trình nghiên cứu chọn tạo cây ăn quả, các nhà khoa học đã tuyển chọn và giới thiệu được một số giống cây ăn quả chủ lực cho vùng ĐBSCL như sau: 4 giống măng cụt BDMC2, BTMC3, BTMC4, BTMC6; sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép S1BL; cam mật không hạt; giống bưởi đường lá cam ít hạt Long Định 4; giống cam sành không hạt Long Định 6; thanh long ruột đỏ Long Định 1; giống thanh long có thịt quả màu tím hồng Long Định 5; dứa Cayenne Long Định 2 cùng với hàng trăm cây đầu dòng chôm chôm Rông Riêng, sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép – S1BL; sầu riêng Ri-6 – S2VL; sầu riêng – SĐN46 H; mít – MĐN06H, MĐN09H, MBRVT32H…

Các gốc ghép chống chịu mặn, phèn, úng, hạn cũng được giới thiệu để phát triển cây ăn quả ở những vùng khó khăn như gốc ghép bưởi bòng (Citrus sp), bưởi đường hồng (Citrus grandis); sảnh (Citrus nobillis) chịu mặn, chịu ngập tốt, chịu phèn và hạn ở mức trung bình, gốc ghép bưởi bòng (Citrus sp), Bưởi đỏ và bưởi lông cổ cò chịu bệnh thối rễ tốt, vì vậy mở rộng vùng sản xuất sang các vùng nước lợ ven biển. Hiện nay, giống vịt chịu mặn đang được nghiên cứu và chuyển giao vào sản xuất. Năm 2018 đã chuyển giao khoảng 1 triệu con giống vịt chịu mặn cho các tỉnh ven biển phục vụ chăn nuôi trong điều kiện bất lợi.

Biến thách thức thành lợi thế

ĐBSCL có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn, chiếm 63-73% tổng diện tích nuôi trồng của cả nước. Đặc thù sản xuất của vùng đã đặt ra những thách thức và yêu cầu trong việc nghiên cứu, chọn tạo các giống thủy sản chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh, chịu mặn, hoặc di các giống (rong biển) để phát triển nuôi trồng tại các khu vực chịu ảnh hưởng, nhằm góp phần chủ động cung cấp nguồn giống chất lượng tốt cho nông dân.

Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã chọn tạo, công nhận giống cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) chọn giống nâng cao tốc độ tăng trưởng thế hệ thứ 2 (PanGI2) và chuyển giao vào sản xuất giống cá tra bố mẹ, nâng cao tăng trưởng trên 20%, có khả năng kháng bệnh. Đã sản xuất và cung cấp giống hậu bị cho các cơ sở sản xuất tại ĐBSCL,…

Nghiên cứu được công nghệ sản xuất giống nhân tạo đối với cá dứa, góp phần đa dạng hóa loài nuôi và khả năng thích nghi với môi trường mặn, lợ hoặc các khu vực xâm nhập mặn tại ĐBSCL.

Hiện Bộ NNPTNT cũng đã đưa ra được quy trình kỹ thuật nuôi tôm sú, rửa mặn, trồng lúa và lịch mùa vụ cho mô hình canh tác tôm-lúa để đạt được tính bền vững thích ứng với sự thay đổi của khí hậu; đồng thời lựa chọn được các giống lúa thích hợp với mô hình canh tác luân canh tôm sú – lúa…

Theo Bộ NNPTNT, hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL đang thay thế giống lúa kém chất lượng bằng giống lúa chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu, bệnh, cho năng suất cao, giảm chi phí cho người sản xuất. Tuy nhiên, hiện tại chưa có giống lúa chịu được độ mặn trên 5. Với mức độ xâm nhập mặn như hiện nay, việc chỉ sử dụng giống lúa chịu mặn là chưa đủ mà cần kết hợp với bố trí thời vụ để né mặn đỉnh cao giai đoạn trổ bông.

Theo Danviet

Ứng phó tình trạng sạt lở, sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với tình trạng hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất ngày càng nghiêm trọng.

Nguyên nhân được xác định là do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH); tác động của phát triển thủy điện và khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn; tình trạng khai thác cát, sỏi và nước mặt đất tiếp tục gia tăng ở khu vực này.

Ứng phó tình trạng sạt lở, sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long - Hình 1

Khảo sát tình trạng sạt lở bờ sông tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng). Ảnh: THIỆN HẢI

Mê Công là dòng sông quốc tế lớn nhất ở Việt Nam, quan trọng nhất vùng Đông - Nam Á, chảy qua sáu quốc gia.

Tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 475 tỷ mét khối nước và dòng sông này vận chuyển hơn 450 tỷ mét khối nước vào ĐBSCL. Sông Mê Công có vai trò đặc biệt quan trọng, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và bảo đảm nguồn nước cho hai vùng rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với vùng ĐBSCL và Tây Nguyên là nguồn sinh sống cho 23% số dân của nước ta.

Theo Cục trưởng Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Bẩy: Kết quả phân tích ảnh viễn thám của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) năm 2014 cho thấy: Trên toàn bộ lưu vực sông ngoài nước ta có 176 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành hoặc đang xây dựng, trong đó trên dòng chính có tám công trình và trên các nhánh có 168 hồ chứa. Trong thời gian gần đây, việc vận hành xả nước của các hồ chứa thượng lưu sông Mê Công thuộc Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng suy giảm dòng chảy cục bộ trong một số thời gian, nhất là đầu mùa lũ. Cụ thể như mùa khô năm 2015 - 2016, biến động thời tiết do hiện tượng En Ni-nô (El Nino), toàn bộ lưu vực sông Mê Công đã đối mặt với mùa khô rất khắc nghiệt, trong đó vùng ĐBSCL phải chịu tác động nghiêm trọng của hạn hán và xâm nhập mặn, dòng chảy vào ĐBSCL giảm ở mức thấp nhất lịch sử.

Ngoài ra, tình trạng sạt lở bờ biển, bờ sông ở khu vực này tiếp tục có xu hướng gia tăng. Số liệu thống kê cho thấy: Tính đến năm 2018, khu vực ĐBSCL có 562 vị trí bờ sông, bờ biển bị sạt lở, với tổng chiều dài 786 km, trong đó có 42 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm với chiều dài 149 km. Tình hình sạt lở không những diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả mùa khô và diễn ra ở các tuyến sông chính, cho đến các hệ thống kênh, rạch với mức độ ngày càng nhiều và nguy hiểm, điểm nguy hiểm nhất được ghi nhận tại tỉnh Cà Mau với chiều dài 14 km. Bên cạnh đó, do việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất, sinh hoạt đã và đang dẫn đến tình trạng sụt lún đất, cạn kiệt và ô nhiễm nguồn tài nguyên nước dưới đất tại khu vực này. Kết quả đánh giá sơ bộ nghiên cứu giai đoạn một về sự sụt lún đất ở bán đảo Cà Mau do Viện Địa kỹ thuật Na Uy thực hiện cho thấy: Sự sụt lún đất ở tỉnh Cà Mau trong vòng 15 năm ở nhiều nơi có thể từ 30 cm đến 70 cm, bình quân khoảng từ 1,9 cm đến 2,8 cm/năm. Nếu tiếp tục gia tăng khai thác nước ngầm thì trong vòng 25 năm tới, dự báo sụt lún sẽ lên tới 90 cm tại khu vực này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn hán, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất ở nước ta thời gian qua là do BĐKH đã gây ra các hiện tượng cực đoan (hạn hán gia tăng trong mùa khô, ảnh hưởng của En Ni-nô và La Ni-na (La Nina)...) đang làm thay đổi vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Tác động của các công trình thủy điện ở thượng nguồn sẽ làm suy giảm dòng chảy mùa cạn, suy giảm phù sa, bùn, cát, nhất là tình trạng xâm nhập mặn sẽ gia tăng hầu hết các vùng ven biển. Do tác động lên chế độ dòng chảy, sẽ gây tác động về xâm nhập mặn lớn nhất, làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và gây bất lợi cho hoạt động giao thông đường thủy toàn tuyến. Tình trạng khai thác cát vượt quá khối lượng cho phép, khai thác không đúng quy hoạch cũng đang diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân sinh sống ven sông. Khi lượng cát khai thác vượt quá lượng cát từ thượng nguồn chuyển về, sẽ gây ra hiện tượng xói lòng sông, hoặc lở bờ, hay cả hai hiện tượng nêu trên xảy ra cùng một lúc.

Các chuyên gia, các nhà khoa học cho rằng: để giảm tình trạng hạn hán, nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đất, Việt Nam cần tập trung vào các nhóm giải pháp chính như: Tập trung xây dựng và sớm ban hành Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; Quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Mê Công (vùng ĐBSCL) trên cơ sở đó xây dựng, hoặc điều chỉnh quy hoạch các ngành có sử dụng nước, quy hoạch phát triển hạ tầng cho phù hợp. Khẩn trương nâng cấp và hiện đại hóa mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn và tài nguyên nước; giám sát biến động bùn, cát trên sông Mê Công; kiểm soát chặt chẽ việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phòng, chống sạt lở bờ sông, nhất là việc khai thác cát, sỏi trên sông. Điều tra, khoanh vùng các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất, trước hết tập trung khoanh định các khu vực cần hạn chế do khai thác quá mức. Trên cơ sở đó, các địa phương sẽ phê duyệt và triển khai thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất ở địa phương mình. Các bộ, ngành liên quan hợp tác chặt chẽ với các nước thượng nguồn sông Mê Công, bao gồm các nước thành viên Ủy hội Mê Công quốc tế, Trung Quốc, My-an-ma để phát triển bền vững toàn lưu vực sông Mê Công, nhất là việc xây dựng, vận hành điều tiết của các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn trong việc bảo đảm nguồn nước, hạn chế xâm nhập mặn, hạn chế suy giảm phù sa, nguồn lợi cho ĐBSCL. Ngoài ra, các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình nước sạch nông thôn, trong đó cần đầu tư, xây dựng hệ thống cấp nước tập trung được khai thác từ nguồn nước mặt, qua đó giảm dần việc khai thác nước dưới đất phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân như hiện nay.

KHÁNH HUY

Theo NDĐT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024
Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển
13:20:09 12/11/2024
Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong
10:44:57 11/11/2024

Tin đang nóng

Video: Hoa hậu Thanh Thủy ứng xử đỉnh cỡ nào mà ẵm vương miện Miss International đầu tiên cho Việt Nam?
21:09:08 12/11/2024
Nóng: Cảnh sát tìm thấy thư tuyệt mệnh của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời
19:39:42 12/11/2024
CỰC HOT: Hoa hậu Thanh Thủy xuất sắc đăng quang Miss International 2024!
19:42:58 12/11/2024
HOT: Hoa hậu Thanh Thủy chính thức lọt vào Top 8 Miss International
19:12:50 12/11/2024
Hoa hậu Đặng Thu Thảo, Hương Giang và loạt sao Việt "ăn mừng" Thanh Thủy đăng quang Miss International 2024
21:59:08 12/11/2024
"Con rể lừa đảo" Lee Seung Gi bất ngờ trở mặt với gia đình vợ
20:01:47 12/11/2024
Trung Quốc: Xe điên tông thẳng vào đám đông khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, hiện trường kinh hoàng
23:11:24 12/11/2024
Đám cưới Hà Trí Quang và người yêu đồng giới: Thuý Ngân tình tứ bên Quốc Trường, 1 sao nữ bầu bí hoá cô dâu "làm loạn"!
21:50:24 12/11/2024

Tin mới nhất

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

17:11:57 12/11/2024
Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Xuất hiện cơn bão mới, Hải Phòng ban hành công điện ứng phó

16:13:34 12/11/2024
Cùng với đó, chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ

18:04:26 10/11/2024
Hậu quả, làm ô tô 5 chỗ bị dính vào phần đầu xe bồn, nằm quay ngang trên mặt cầu, hư hỏng nặng phần đầu và bên hông trái xe, ô tô 7 chỗ cũng bị hư hỏng nặng bên hông phải. Rất may vụ tai nạn không gây thiệt về người.

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng

17:40:16 10/11/2024
Vụ tai nạn khiến 3 người bị thương và 3 ô tô hư hỏng. Nhận được tin báo, lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành phân luồng giao thông và đưa các nạn nhân đi cấp cứu.

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thanh Thủy đăng quang Miss International từng bị chê 'da ngăm, não ngắn'

Sao việt

23:52:12 12/11/2024
Miss International 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy là Hoa hậu Việt Nam 2022 năm nay 22 tuổi, cao 1,76m và sở hữu nhan sắc ngọt ngào, trong trẻo.

Bạn trai Selena Gomez vào top những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh

Sao âu mỹ

23:38:36 12/11/2024
Bạn trai của Selena Gomez - nhà sản xuất âm nhạc Benny Blanco vào danh sách những người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh do tạp chí People bình chọn.

Chuyện thật như đùa: Đứng lớp suốt 17 năm, giảng viên đại học bị con gái 3 tuổi "vạch mặt" là không biết chữ

Netizen

23:33:58 12/11/2024
Trong ấn tượng vốn có của mọi người, người giáo viên là người thuyết giảng, giải quyết vấn đề phải có kiến thức sâu rộng và kho tàng kiến thức phong phú.

Quyền Linh vỡ òa khi nam công nhân chinh phục mẹ đơn thân

Tv show

23:31:27 12/11/2024
rong tập mới của chương trình Bạn muốn hẹn hò , MC Quyền Linh và Ngọc Lan đã có một buổi ghép đôi đầy cảm xúc hai khách mời đều từng đổ vỡ hôn nhân là Trần Văn Lợi và Trần Thanh Thúy

'Kim Mao Sư Vương' Doãn Dương Minh nghiện cờ bạc đến suýt tự tử

Sao châu á

23:26:01 12/11/2024
Doãn Dương Minh kể vì áp lực công việc, ông từng tìm đến cờ bạc để giải tỏa rồi dần lún sâu vào trò đỏ đen. Thú vui tai hại này khiến nghệ sĩ lâm cảnh nợ nần, thậm chí từng có ý định tự tử vì bế tắc.

Thanh Thảo hội ngộ Quang Dũng trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát

Nhạc việt

23:22:20 12/11/2024
Trong liveshow kỷ niệm 30 năm ca hát của Thanh Thảo, sự xuất hiện của ca sĩ Quang Dũng khiến nhiều người thích thú. Cả hai có màn kết hơn ăn ý trên sân khấu sau nhiều năm.

Đề cử giải Grammy 2025 và "Chiếc vé về tuổi thơ" của John Legend

Nhạc quốc tế

22:44:08 12/11/2024
John Legend từng giành tới 12 giải Grammy nhưng anh vừa lần đầu tiên nhận được đề cử ở hạng mục dành cho Nhạc thiếu nhi.

Phim ngôn tình ngược tâm gây sốt MXH: Cặp chính chemistry tràn màn hình, cái kết như trêu đùa khán giả

Phim châu á

22:35:13 12/11/2024
Không kèn không trống, tác phẩm dần chiếm trọn tình cảm của khán giả nhờ những thước phim ngôn tình mơ mộng nhưng cũng ưu buồn, đẹp như tranh vẽ.

Hình ảnh cuối cùng của tài tử Mặt Trăng Ôm Mặt Trời trước khi qua đời

Hậu trường phim

22:32:29 12/11/2024
Chiều ngày 12/11, cả châu Á chấn động trước thông tin Song Jae Rim bất ngờ qua đời. Tang lễ của nam diễn viên được diễn ra Nhà tang lễ Yeouido St. Mary vào lúc 12 giờ trưa ngày 14/11.

Bellingham hồi sinh với Real Madrid: Tấm gương cho Mbappe

Sao thể thao

22:19:35 12/11/2024
Jude Bellingham ghi bàn đầu tiên trong mùa giải và đóng góp quan trọng cho Real Madrid, là tấm gương để Kylian Mbappe noi theo.

Giai đoạn quyết định đến vị thế đàm phán trong xung đột Nga - Ukraine

Thế giới

22:04:59 12/11/2024
Những tháng mùa Đông - Xuân sắp tới được dự báo sẽ là giai đoạn then chốt định hình vị thế của các bên trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, đặc biệt khi các cuộc đàm phán hòa bình có thể diễn ra trong tương lai.