Táo Giáo dục kể chuyện được hôn diễn viên Anh Dũng
Nghệ sĩ Hồ Liên – Táo Giáo dục của chương trình Táo quân 2014 kể lại thời mới vào nghề khi phải đóng vai cave, phải lả lướt với NSƯT Anh Dũng và những cảnh diễn “nhạy cảm”.
Những bất ngờ của Táo quân 2015
Học cùng lớp với Xuân Bắc nhưng hầu như khán giả ít nhớ tới cái tên Hồ Liên. Họ chỉ nhớ tới chị với cái nốt ruồi “điêu điêu” trong Những người độc thân vui vẻ hay những tiểu phẩm hài trên truyền hình. Hồ Liên bảo chị không buồn vì không phải diễn viên nào cũng được khán giả nhớ tên mà chỉ nhớ tên nhân vật mình đóng. “Chẳng hạn, hôm tôi đi đám cưới Hải Phòng, đang ngồi ăn ngon lành thì bị mọi người ‘quát’: ‘Cam! đứng dậy dọn dẹp đi chứ ngồi ăn thế à’. Hay hôm tôi vào trường quay Đài truyền hình, các em đang chuẩn bị thực hiện chương trình thiếu nhi bỗng đồng thanh kêu: ‘Chúng cháu chào cô Cam ạ’, rồi chạy lại “sờ” xem cô thế nào khiến tôi vô cùng… ngượng”, nghệ sĩ Hồ Liên bộc bạch.
Nghệ sĩ Hồ Liên.
Có duyên với những vai chanh chua
Ngày còn đi học, Hồ Liên chưa từng nghĩ mình sau này sẽ làm diễn viên bởi ba mẹ chị luôn mong muốn Hồ Liên theo ngành hàng không của gia đình. Thế nhưng, lúc hay tin trường Đại học sân khấu Điện ảnh tuyển diễn viên, không hiểu sao chị lại hồ hởi đi đăng ký. Ngày đi thi, Hồ Liên ăn mặc rất nữ sinh, kiểu “quần xanh áo trắng” trong khi các thí sinh khác ăn mặc rất sành điệu. Chị mặc đơn điệu đến độ cậu ruột khi đi cùng cũng còn ái ngại cho cô cháu gái, khuyên chị thôi đừng thi vì kiểu gì chẳng trượt. Nhưng cuối cùng cô cháu gái đã trúng tuyển.
Ngay ngày đầu thi vào trường sân khấu điện ảnh Hồ Liên phải thể hiện cảnh… chửi nhau với bà hàng xóm. Học xong về Nhà hát kịch Việt Nam, vai đầu tiên Hồ Liên nhận được là cô cave trong vở Hồi chuông cảnh tỉnh. Diễn đạt, cứ thế sau này, Hồ Liên thường được các đạo diễn tin tưởng giao những vai tính cách, sắc sảo nhưng khá đanh đá.
Video đang HOT
Hồ Liên (đeo băng đỏ) trong Những người độc thân vui vẻ.
Hồ Liên nhớ lại, lúc nhận vai cô gái làng chơi, cô phải diễn chung với các diễn viên gạo cội bằng tuổi cha chú như Trọng Khôi, Anh Dũng. “Phải đóng cảnh lả lướt, ôm hôn khiến một diễn viên vừa mới ra trường như tôi căng thẳng. Chú Dũng khuyên tôi cứ ôm hôn chú bình thường nên tôi có phần thoải mái hơn nên diễn tốt vai của mình. Chính qua vai diễn này, tôi còn phần nào khẳng định được sở trường trong dạng vai cá tính”, Hồ Liên chia sẻ.
Thành công với những vai cá tính nhưng khi nhận những vai hiền hiền trong phim Đất và người, Gió từ phố Hiến, người xem cũng vẫn thấy một Hồ Liên hiền dịu đến không ngờ. “Vai hiền hiền thì ít người nhớ tới lắm, có lẽ tôi có duyên với những vai chanh chua”, Hồ Liên chia sẻ.
Từ chối làm giảng viên vì muốn được diễn
Với quan niệm là diễn viên mà không được diễn thì không “buồn gì buồn hơn” nên dù đã học lên thạc sĩ của trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, từng được giữ lại trường để làm giảng viên nhưng Hồ Liên đã từ chối. “Tôi là diễn viên đầu tiên của nhà hát, thậm chí của cả miền Bắc đi học cao học. Những kiến thức có được khi học lên cao vô cùng có ích cho diễn xuất dù tôi chưa xác định trong tương lai mình có làm đạo diễn hay không. Thường các diễn viên khác rất ngại việc học hành nhưng tôi lại thích vì nó giúp mình nhận thức cuộc sống sâu sắc hơn. Lấy bằng thạc sĩ rồi, được giữ lại làm giảng viên nhưng “máu diễn” vẫn còn nên tôi từ chối. Các thầy khuyên tiếp tục học tiến sĩ nhưng vì phải chăm con nhỏ nên tôi chần chừ”, Hồ Liên tâm sự.
Chị bảo nghề diễn đem lại niềm vui những cũng mang lại không ít nỗi sợ hãi cho người diễn viên. Vượt qua chính mình là tố chất quan trọng mà người diễn viên phải có, thế nên Hồ Liên bảo, cho tới bây giờ chị không ngại bất kể vai nào dù khó. “Với mỗi nhân vật, nếu mình yêu thương nó và chịu khó đào sâu suy nghĩ, chắc chắn sẽ tìm ra chìa khóa thành công”, Hồ Liên tâm sự.
Hồ Liên (áo tím đứng ngoài cùng bên trái) trong Gặp nhau cuối năm 2014.
Chị kể về vai Cam của chị trong bộ phim truyền hình dài tập Những người độc thân vui vẻ. Khi đóng vai Cam chị không được nhận toàn bộ kịch bản mà chỉ nhận 10 tập/1 lần nên không thể nắm bắt rõ rệt phần tư tưởng xuyên suốt bộ phim. Vừa làm vừa mày mò tìm hướng đi. Cứ vậy dần dần chị đã vào vai Cam ngọt hơn nên nhận được lời khen từ bạn bè đồng nghiệp lẫn khán giả. Hay như hồi đóng Táo Giáo dục trong chương trình Táo quân 2014, dù đất diễn của chị tuy ít nhưng Hồ Liên cũng đã cùng với anh em trong đoàn thức gần như tới sáng để tập luyện cho nhuần nhuyễn. Với chị, vai nhỏ hay lớn thì đều phải đầu tư công sức và chất xám thì mới thành công.
Lý do gì gần 1 năm nay hầu như chị không diễn hài nữa? Hồ Liên nói giờ ít kịch bản chị thấy phù hợp với mình, có tuổi nên chị càng ngại chạy show, lại là Phó đoàn kịch 1 Nhà hát Kịch Việt Nam nên cũng không có nhiều thời gian. Không nhiều thời gian hay chị sợ chồng ghen? tôi hỏi. Chị cười tươi rói bảo: “Thật may, Hồ Liên có một người chồng tuy không cùng nghề nhưng rất hiểu và tôn trọng công việc của vợ nên tôi có thể toàn tâm lao động nghệ thuật. Chồng tôi lấy tôi vì thấy rằng tôi là người vợ tốt chứ không phải là diễn viên tốt. Con trai duy nhất cũng đã lớn nên tôi cũng muốn dành nhiều thời bên con. Với tôi, điều quan trọng bây giờ là luôn giữ được tiếng cười trong tổ ấm nhỏ của mình”.
Theo T.Lê/Vietnamnet
Chồng "đanh đá" hơn cả đàn bà
Không chỉ khi có rượu vào mới lời ra, nhiều anh chồng mắc bệnh nói dài, nói dai khiến vợ con đau đầu, nhức óc. Phụ nữ lắm lời đã đủ làm gia đình gặp cơn sóng gió nhưng đàn ông lắm lời còn khiến nhà cửa tan hoang hơn.
Với những người đàn ông lắm lời, trong từ điển của họ luôn có câu "một điều nhịn chín điều nhục". Vì thế, lúc nào họ cũng sẵn sàng lăn xả vào cuộc chiến, xé chuyện nhỏ thành to và biến vợ mình thành một chiến lũy cần san phẳng.
Đanh đá hơn đàn bà
Chị Vũ Thanh Hà (Đông Anh - Hà Nội) than thở: "Sáng nào tôi và các con cũng bị đánh thức bởi bài càu nhàu của chồng tôi về chuyện "Sao sáng nào bố cũng phải gọi các con và mẹ dậy thế nhỉ. Đồng hồ báo thức từ tám đời mà không ai thèm dậy là sao. Từ mẹ đến con, lười chảy thây!".
Khổ! Lúc nào tiếng chuông vừa báo thức xong là mẹ con tôi cũng dậy ngay, sau vài cái lăn mình ngái ngủ nhưng chuông ngưng chưa được 15 giây là chồng tôi đã bắt đầu ca cẩm, la hét nên dần dần, mẹ con tôi lấy tiếng la hét đó của anh làm chuông báo thức luôn. Nhưng mỗi sáng độ chua ngoa, những cụm từ lăng mạ, xúc phạm càng tăng khiến tôi và các con rất bực mình. Góp ý thì anh lại có bài ca khác, nói luôn từ sáng đến tối về chuyện vợ coi thường chồng làm các con coi thường bố theo.
Còn chị Lương Thị Nga lại kể chuyện ông chồng chị suốt ngày bới lông tìm vết: "Tôi chỉ cần quên không mang quần áo ra chỗ giặt đồ sau khi tắm là anh gào lên, nâng cao quan điểm về việc "phụ nữ mà vô ý tứ" hoặc tôi mua đồ về chưa cho vào tủ lạnh ngay là anh kết luận tôi "trình độ thấp". Còn khi tôi đọc một tạp chí nào đó là anh lao đến giật ra khỏi tay và bảo "đọc mấy cái này chỉ tổ rác mắt, không có tí kiến thức nào trong đống lá cải này hết. Thật là thị hiếu thấp hèn".
Lúc mới lấy nhau, tôi cũng cười cho qua nhưng dần dần, những hành động, lời nói của anh càng lúc càng "nặng đô" và nói hoài, hết bữa ăn cho đến tận lúc lên giường ngủ. Những lời anh nói làm tôi không chỉ mất tự tin mà còn thấy mình bị hạ giá, xúc phạm ghê gớm.
Ngay cả đến khi tôi đưa đơn ly hôn, anh vẫn còn không tỉnh lại: "Em thật nông cạn và ngu ngốc. Em định bỏ anh để lấy thằng nào. Được, em lấy chúng nó đi rồi biết mặt. Ngu ngốc đến thế là cùng. Bao nhiêu năm chung sống, anh nói bao nhiêu điều mà em không sáng được mắt ra sao". Đúng là tôi không sáng mắt mà cứ tối tăm mặt mũi hết vì thế tôi đã quyết rời bỏ anh".
Với những người đàn ông lắm lời, trong từ điển của họ luôn có câu "một điều nhịn chín điều nhục"... (Ảnh minh họa)
Chửi vợ cũng là bạo hành gia đình
Nhiều người đàn ông tức tối đánh vợ. Hậu quả anh ta để lại dễ nhìn thấy và kết luận đó là bạo hành gia đình. Nhưng với một người đàn ông chửi vợ như hát hay, hậu quả tổn thương tinh thần có khi trầm trọng hơn cả bị đánh đập nhưng do không để lại dấu vết nên trong nhiều trường hợp họ được vô tội.
Nhiều người vợ đã chọn giải pháp tự tử vì không chịu nổi đòn tra tấn bằng nhiếc móc, xúc phạm. Chị Huỳnh Thị G. tại Tiền Giang là một trường hợp như vậy. Chị đã uống thuốc rầy tự tử khi chồng chị mỗi ngày đều dùng nhiều lời lẽ cay độc để chửi bới người bạn trai từ thời học phổ thông của chị, vì cho rằng hai người đã từng ăn ngủ với nhau để sinh ra đứa con giờ đang gọi anh là ba.
Không chỉ dừng lại ở đó, anh còn lôi mẹ chị ra rủa, rằng mẹ chị chính là nguyên nhân vì đã là tấm gương xấu, ăn ở hai lòng và không biết dạy con để chị thành thứ hư đốn như bây giờ. Câu chuyện cứ kéo dài từ năm này qua năm khác, không phải chỉ khi nhậu say mới chửi mà cả khi sáng sớm tỉnh giấc. Khi chỉ có hai vợ chồng đã đành, anh toàn nhè đám giỗ, đám hỏi đem ra chửi bới. Và sau một bài "diễn văn" của anh ngay tại đám giỗ của gia đình, chị đã chạy xe máy thẳng ra sông và nhảy xuống.
Còn anh Nguyễn Tấn Vương (quận 9 - TPHCM) giờ đây gần như bị câm cũng vì cú sốc do chính anh gây ra cho vợ mình. Chị Thúy, vợ anh, không đi làm, ở nhà chăm sóc con. Mỗi ngày, anh về đều thấy nhà cửa chưa dọn sạch, con thì đau yếu luôn do vợ vụng. Anh cứ hằng ngày nhiếc móc, mắng mỏ để mong chị thay đổi. hậu quả là chị bức quá, trước mặt anh, chị ôm con lao đầu vào chiếc xe container đang chạy. Cả vợ và con đều chết, anh từ đó thành cứng họng, hầu như không nói ra tiếng được nữa. Nhưng người thương anh thì ít, người trách anh thì nhiều.
Những người đàn ông nói nhiều có thể là những người kỹ tính, mong muốn gia đình mình luôn hoàn hảo để có hạnh phúc. Nhưng hãy đừng dùng những lời cay độc để kiếm tìm hạnh phúc bởi nhân loại đã đúc kết rằng hạnh phúc xuất phát từ yêu thương.
Theo VNE
Hai tính cách đối lập liệu có tạo nên gia đình hạnh phúc Tôi đơn giản, hoà đồng, thân thiện, thương yêu mọi người, chiều chuộng em từ A đến Z, ngược lại em quá ích kỷ, đanh đá, đa nghi, không tin tưởng ai dù là tôi - người em yêu. Hai tính cách đối lập liệu có tạo nên gia đình hạnh phúc Bạn gái 30 tuổi, tôi lớn hơn cô ấy một tuổi....