Tạo gia sản trăm triệu từ…2 con vật nuôi cốt để bán sừng
Theo giới thiệu của Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn ( Hòa Bình), chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Minh Thắng ở chi hội Nam Sơn, người đã có gần 20 năm nuôi hươu lấy nhung. Nhờ tích cực học hỏi và tìm tòi sáng tạo, đến nay mô hình nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Minh Thắng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, được nhân rộng trên địa bàn huyện.
Đưa chúng tôi đi tham quan mô hình, ông Thắng cho biết: “Năm 1998, một số hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư nuôi hươu lấy nhung nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không đem lại hiệu quả. Nhận thấy tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình, tôi đã mua 2 con hươu về nuôi thử. Ban đầu, tôi gặp rất nhiều khó khăn vì không nắm bắt được kỹ thuật và chưa có kinh nghiệm. Do đó, tôi đã nỗ lực tìm tòi, học hỏi cách làm của các trang trại nuôi hươu lấy nhung ở Hà Tĩnh. Trong quá trình chăn nuôi, tôi rút kinh nghiệm để kịp thời thay đổi, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm”.
Ông Bùi Minh Tường bên chuồng nuôi hươu bán nhung, bán giống của gia đình. Ảnh: Đ.A
Hiện nay, đàn hươu của gia đình ông Thắng nhân rộng trên 30 con, trong đó có 10 con hươu đực. Hươu đực nuôi hơn 1 năm sẽ nhú nhung và cho khai thác. Hươu cái sau 2 năm bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con. Với chu kỳ thu hoạch 1 năm/lần, nhung hươu sau khi thu hoạch đạt tiêu chuẩn 500 – 700 gam, giá bán dao dộng từ 2,5 – 3 triệu đồng/100 gam. Ngoài ra, thịt hươu còn được thị trường ưa chuộng với giá thành dao động 250.000 đồng/kg thịt hươu đực, 100.000 – 150.000 đồng/kg thịt hươu cái. Năm 2017, sau khi trừ chi phí, gia đình ông Thắng thu về trên 80 triệu đồng. Sản phẩm được nhiều người trong vùng và khu vực lân cận lựa chọn vì uy tín, chất lượng.
Ông Thắng cho biết thêm: Ưu điểm của mô hình nuôi hươu lấy nhung là nguồn vốn đầu tư một lần nhưng chu kỳ thu hoạch có thể kéo dài từ 10 – 15 năm. So với phát triển nông nghiệp, mô hình này cho thu nhập cao gấp 4 – 5 lần. Bên cạnh đó, hươu là động vật hoang dã, có sức đề kháng cao, không dễ mắc bệnh. Ngoài ra, nguồn thức ăn cho hươu khá phong phú, đa dạng, có thể tận dụng các loại cỏ tươi, lá cây. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý khi nuôi hươu đó là không cần diện tích chăn thả nhưng hệ thống chuồng trại phải luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh các bệnh ghẻ lở, mụn nhọt.
Nhận thấy hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình nuôi hươu lấy nhung, một số hộ trên địa bàn đã đến thăm quan, học hỏi cách làm của gia đình CCB Nguyễn Minh Thắng. Hiện nay, ông Thắng đã hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống cho 4 – 5 hộ trong huyện. Một số hộ sau khi nuôi thí điểm đã có thu nhập bằng với số vốn đầu tư phát triển mô hình.
Video đang HOT
Đồng chí Bùi Minh Tường- Chủ tịch Hội CCB xã Lâm Sơn cho biết: “Mô hình nuôi hươu lấy nhung của CCB Nguyễn Minh Thắng được đánh giá phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Trong thời gian tới, Hội CCB xã sẽ đề nghị các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tổ chức các lớp tập huấn để nâng cao kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên. Qua đó góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ, hội viên CCB.
Theo Danviet
Lãi "khiêm tốn" có nửa tỷ đồng nhờ nuôi 120 hươu, hơn 30 nai
Ông "Minh hươu" là cái tên thân mật mà nhiều người ở xã Phú Long (Nho Quan) thường gọi khi nói về ông Tống Xuân Minh- chủ trang trại con nuôi đặc sản ở thôn 1. Ông "Minh hươu" hiện là chủ sở hữu của 2 trang trại với 120 con hươu và trên 30 con nai. Bình quân từ nuôi hươu lấy nhung, trừ chi phí, gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi đi tham quan trang trại của mình, ông Minh tự hào cho biết: "Gần 18 năm qua, tôi gắn bó với nghề nuôi hươu, vì thế mà những người dân trong vùng gọi tôi là Minh hươu đó nhà báo"! Nói rồi ông cười khà, chỉ tay về phía đàn hươu trước mặt và bảo: Nuôi hươu đơn giản vì chúng ít dịch bệnh, thức ăn chủ yếu là cỏ cây trên rừng. Mà ở vùng núi Phú Long này lá rừng thì không hiếm...
Chăm sóc đàn hươu tại trang trại của gia đình ông Tống Xuân Minh.
Câu chuyện nuôi hươu của ông Minh nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra, để có thành công như hôm nay ít ai biết được ông đã từng trải qua những năm tháng gian lao, vất vả. Sinh ra trên đất Phú Long, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, năm 1986 ông Minh trở về quê lập nghiệp. Những năm tháng đó, cuộc sống của gia đình ông cũng như nhiều người dân trong vùng đều rất khó khăn, ăn cơm độn sắn mà vẫn không đủ no.
Ông Minh tâm sự: Tôi luôn tự hỏi, tại sao đất đai, đồng ruộng quê mình nhiều, những người nông dân thì cần cù mà cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Phải chăng do cách thức thoát nghèo của người nông dân chưa đúng? Nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ, tôi quyết định phải tìm ra được cây, con phù hợp với vùng đất của mình. Được bố mẹ cho 5 sào ruộng, tôi bắt tay vào cải tạo vườn tạp và trồng cỏ để nuôi bò.
Vợ chồng ông Tống Xuân Minh nuôi đàn hươu, nai lớn nhất huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Để có thêm nguồn lực phục vụ nuôi bò, hai vợ chồng không quản ngày đêm làm thuê, làm mướn. Ban đầu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm trong chăn nuôi nên bò chậm lớn, sinh sản kém, vợ con cũng thấy nản và ngay cả tôi cũng có lúc đã từng có ý muốn từ bỏ.
Nhưng với bản lĩnh người lính cụ Hồ, tôi không cho phép mình được chùn bước trước khó khăn. Thế là, hễ cứ nghe thấy ở đâu giới thiệu về mô hình hay trong chăn nuôi là tôi cất công đi học hỏi để khắc phục những hạn chế của mình và động viên vợ con cùng cố gắng.
Với bản tính hay lam, hay làm và đặc biệt là không ngại khó, ông Minh đã từng bước khắc phục được những hạn chế trong chăn nuôi bò, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Nhưng cuộc sống của gia đình ông chỉ thực sự thay đổi khi ông chuyển từ nuôi bò sang nuôi hươu.
Hươu giống trong trang trại chăn nuôi của gia đình ông Tống Xuân Minh.
Ông Minh cho biết: Đó thực sự là một cuộc "cách mạng" trong tư duy của tôi, bởi trước nay tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nuôi được con nuôi đặc sản này. ấy vậy mà tôi lại gắn bó được với nó đến nay ngót nghét gần 18 năm, đó cũng được xem như là cái "duyên" trong nghề chăn nuôi của tôi. Câu chuyện về duyên nuôi hươu của ông Minh bắt nguồn từ khi ông nghe trên đài giới thiệu về mô hình nuôi hươu thành công của bà con vùng núi.
Năm 1997, ông quyết định mua 1 cặp hươu về nuôi thử. Quá trình thử nghiệm cho thấy hươu là loài động vật dễ nuôi, đầu tư trang trại không nhiều, lại có thể nuôi hươu lấy nhung hoặc bán thịt thương phẩm mà thị trường đầu ra được người tiêu dùng ưa chuộng.
Do đó, ông Minh quyết định chuyển toàn bộ nuôi bò sang nuôi hươu. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 2007, ông đầu tư mua đất để xây dựng thêm một trang trại nuôi hươu nữa. Ngoài nuôi hươu, ông Minh còn nuôi thêm nai để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Hiện nay, trang trại của ông có trên 150 con hươu, nai. Các trang trại này đã tạo việc làm cho 4 lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng, bình quân trừ chi phí ông thu về 500 triệu đồng/năm.
Theo ông Minh, trước đây giá 1 lạng nhung hươu khá cao (trung bình 2,2 triệu đồng/lạng) nhưng giờ có nhiều người nuôi nên giá giảm xuống chỉ còn trung bình 1,7 triệu đồng/lạng. Song, so với nguồn vốn ban đầu bỏ ra và trừ chi phí thì nuôi hươu vẫn đem lại giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, về đầu ra của sản phẩm thì không đáng ngại do thị trường vẫn đang có nhu cầu rất lớn. Vì vậy, đây vẫn là con nuôi ông lựa chọn tiếp tục đầu tư trong thời gian tới.
Tuy nhiên, điều ông Minh trăn trở và mong muốn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành để có thể xây dựng được thương hiệu nhung hươu cho Phú Long nói riêng, vùng cao Nho Quan nói chung để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho nhiều người dân.
Theo Mai Lan-Anh Tuân (Báo Ninh Bình)
Kinh ngạc: Nuôi loài vật hiền lành, chỉ bán sừng thôi đã có 120 tỷ Cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng mở nên thời gian qua, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển nuôi hươu lấy nhung và xác định đây là vật nuôi chủ lực. Cũng nhờ nuôi hươu lấy nhung mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã có thu nhập rất cao. Nhờ nuôi hươu lấy...