Tạo dựng khung pháp lý đầy đủ thi hành Luật đầu tư
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư nhằm góp phần tạo dựng khung pháp lý đầy đủ, đồng bộ và minh bạch cho việc thi hành Luật đầu tư.
Ảnh minh họa
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, dự thảo Nghị định nhằm 4 mục tiêu cụ thể:
Một là, quy định chi tiết nguyên tắc, cách thức áp dụng và thực hiện các quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh cũng như cơ chế tập hợp, công bố, giám sát thi hành các quy định về vấn đề này nhằm bảo đảm thực hiện nhất quán nguyên tắc: nhà đầu tư được tự do đầu tư kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề mà Luật không cấm hoặc quy định phải có điều kiện.
Hai là, cụ thể hóa một số quy định về bảo đảm đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư đối với một số ngành, nghề, địa bàn nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện cơ chế bảo hộ, khuyến khích đầu tư phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam, đồng thời bảo đảm thu hút đầu tư chọn lọc và có hiệu quả.
Video đang HOT
Ba là, hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật nhằm cải cách thủ tục hành chính trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế đến triển khai, chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư và các hoạt động kinh doanh.
Bốn là, quy định chi tiết nội dung, trách nhiệm và cơ chế phối hợp quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh giữa các Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh, cơ quan đăng ký đầu tư nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác này.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Nghị định gồm 6 chương, 79 điều. Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đã nêu rõ những quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh; ưu đãi và hỗ trợ đầu tư; thủ tục đầu tư…
Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư
Theo dự thảo đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 và Điều 16 Luật đầu tư được quy định chi tiết như sau: 1- Dự án đầu tư thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc ngành nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định; 2- Dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định; 3- Dự án đầu tư có quy mô vốn từ 6.000 tỷ đồng trở lên, thực hiện giải ngân tối thiểu 6.000 tỷ đồng trong thời hạn 3 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc kể từ ngày được quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; 4- Dự án đầu tư tại vùng nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên trừ lao động làm việc không trọn thời gian và lao động có hợp đồng lao động dưới 12 tháng; 5- Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao.
Mức ưu đãi cụ thể đối với các dự án trên được áp dụng như sau: Mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 1, 2, 5 thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và đất đai; mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 3 được áp dụng như mức ưu đãi đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; mức ưu đãi đối với dự án đầu tư 4 được áp dụng như mức ưu đãi đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.
Dự thảo nêu rõ, trường hợp dự án đầu tư đáp ứng điều kiện hưởng các mức ưu đãi khác nhau, nhà đầu tư được chọn áp dụng mức ưu đãi đầu tư cao nhất.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên website của Bộ.
Tuệ Văn
Theo_Báo Chính Phủ
Tạo "cánh cửa mở" cho các nhà đầu tư
Ngày 23-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Cùng ngày, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự.
Góp ý vào dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) kiến nghị, Luật cần làm rõ hơn về cơ chế ưu đãi đầu tư, đồng thời rà soát các văn bản luật liên quan (đặc biệt là các luật thuế, đất đai...) để tạo sự nhất quán, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư. Mặc dù, dự thảo có quy định đề xuất mở rộng, khuyến khích đầu tư các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ mới, bảo vệ môi trường, năng lượng sạch, y tế... song, quy định về ưu đãi vẫn còn khá chung và chưa rõ ràng, thiếu thống nhất với các luật khác. Vì thế, cần làm rõ các cơ chế ưu đãi theo các mức ưu tiên khác nhau để tạo sự thống nhất, minh bạch trong đầu tư. Đồng thời, cần xác định các ngành nghề hạn chế đầu tư để tránh ảnh hưởng tới thị trường trong nước cũng như lợi ích quốc gia.
ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) kiến nghị, dự án Luật Đầu tư (sửa đổi) cần đưa ra những điều khoản cấm sử dụng các nguồn vốn có nguồn gốc không hợp pháp, các hoạt động đầu tư nước ngoài như tỷ lệ nội địa hóa thấp, tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô lớn, sử dụng nhân công giá rẻ và nhập khẩu công nghệ lạc hậu. Quan tâm đến các lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, ĐB Trần Xuân Hòa (Quảng Ninh) đề nghị bổ sung vào danh mục được ưu đãi các dự án đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, quy mô lớn, khai thác sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực các dự án đầu tư ra nước ngoài để khai thác nhiên liệu ở nước ngoài, đảm bảo an ninh năng lượng.
Liên quan đến đầu tư nước ngoài, một số đại biểu cho rằng cần đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường bình đẳng cho khối này, phù hợp với tiến trình hội nhập, đồng thời bổ sung một quyền quan trọng của nhà đầu tư. Về đơn giản hóa thủ tục chứng nhận đăng ký đầu tư, nên bỏ quy định thông báo đầu tư hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư, ngoại trừ các dự án bắt buộc phải đăng ký cấp giấy chứng nhận theo quy định. Đồng thời, tăng cường "hậu kiểm", không để phát sinh thêm các thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, ĐB Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị cần tăng cường trách nhiệm của tòa án trong thi hành các bản án, góp phần giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân. Từ thực tế địa phương, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, khó khăn vướng mắc trong thi hành án dân sự hiện nay không phải là cơ quan nào ra quyết định thi hành án, mà là công tác thi hành án. Ngoài ra, một bản án có thi hành được hay không phụ thuộc nhiều yếu tố, chứ không phải phụ thuộc vào cơ quan đưa bản án ra thi hành.
Một số đại biểu băn khoăn, nếu tòa án phải ra quyết định thi hành án, liệu có ảnh hưởng đến tính khách quan khi ra phán quyết vì tâm lý "phán quyết tạo thuận lợi cho mình". ĐB Hồ Văn Năm (Đồng Nai) đề nghị giữ nguyên quy định hiện hành là cơ quan thi hành án sẽ thi hành các bản án dân sự, không quy định tòa án ra quyết định thi hành án, dẫn đến sự lòng vòng, đi ngược. Trong khi đó, ĐB Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) lại đồng ý với quy định tòa án ra quyết định thi hành án, trên cơ sở đó, cơ quan thi hành án sẽ thực thi, điều này phù hợp với chức năng của tòa án.
Nêu thực tế có những bản án đã tuyên nhiều năm nhưng chưa được thi hành, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, sửa luật phải khắc phục được hạn chế này. ĐB Trương Trọng Nghĩa tán thành tòa án là cơ quan ra quyết định thi hành án để bảo đảm tính pháp lý cao nhất.
Theo ANTD
Chưa có thông tin dừng dự án công viên bãi biển ở Nha Trang Chiều 27/5, trả lời báo Dân trí, ông Huỳnh Ngọc Bông, Chánh Văn phòng, kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết, hiện chưa có thông tin gì của UBND tỉnh về việc dừng dự án công viên bãi biển Phoenix, phía Đông đường Trần Phú, TP Nha Trang. Phối cảnh khu cao ốc vườn Phoenix trên biển Nha Trang (nguồn...