Tạo đối trọng trong khu vực
Dù chỉ diễn ra trong hai ngày 30 và 31-3, nhưng chuyến công du Nhật Bản của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa hai cường quốc ở khu vực Châu Á trong lĩnh vực an ninh quốc phòng.
Việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tháng 9 năm ngoái đã chọn Nhật Bản làm điểm đến đầu tiên ngoài khu vực Nam Á trong chuyến công du nước ngoài, và việc ông M.Parrikar trở thành Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của Ấn Độ thực hiện công cán nước ngoài tại Nhật Bản kể từ sau chuyến thăm Nga của Bộ trưởng tiền nhiệm A.K.Antony vào tháng 11-2013 – đã phần nào cho thấy chính sách ngoại giao của cường quốc Châu Á này.
Bộ trưởng Parrikar và Thủ tướng Abe (Ảnh: AP)
Cùng với những cam kết về chính trị, thời gian qua cũng đã chứng kiến sự liên kết giữa hai quốc gia trong lĩnh vực an ninh. Trong đó phải kể đến việc hai nước ký tuyên bố chung về hợp tác an ninh vào tháng 10-2008 nhằm mở đường cho các hoạt động giao lưu, hợp tác song phương và đa phương cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng Quốc phòng.
Tháng 12-2009, Ấn Độ và Nhật Bản đã xây dựng một kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hợp tác an ninh. Trong kế hoạch này, hai bên nhất trí hợp tác trong vấn đề chống cướp biển, tiến hành tập trận chung trên biển, bảo đảm an ninh trên biển…
Tháng 5-2013, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, hai bên đã ký tuyên bố chung về quyết định thành lập Nhóm công tác chung về hợp tác song phương trong vấn đề mua máy bay cứu nạn US-2, thực hiện thường xuyên và định kỳ các cuộc tập trận chung giữa hai nước.
Trong chuyến thăm Ấn Độ năm ngoái của Thủ tướng Shinzo Abe, hai bên tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác, thực hiện các cuộc viếng thăm cấp Bộ trưởng Quốc phòng, tiến hành các cuộc tập trận chung, xúc tiến trao đổi ở nhiều cấp liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
Video đang HOT
Để cụ thể hóa những cam kết trên, hai nước đã tiến hành cuộc Đối thoại 2 2 lần thứ ba cấp Thứ trưởng Quốc phòng, Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ tư, tiến hành giao lưu chống khủng bố và viện trợ nhân đạo, thực hiện nhiều cuộc tập trận chung trên biển.
Trong bối cảnh hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước không ngừng được đẩy mạnh, sự kiện Bộ trưởng M.Parrikar chọn Tokyo làm điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài đã cho thấy vị thế của Nhật Bản trong chiến lược quốc phòng của Ấn Độ.
Tại Tokyo, Thủ tướng nước chủ nhà S.Abe đã bày tỏ mong muốn xây dựng mối quan hệ bền chặt với Ấn Độ, trong cả lĩnh vực kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Nhà lãnh đạo đất nước Mặt trời mọc cho rằng, mối quan hệ đối tác bền vững giữa Ấn Độ và Nhật Bản không chỉ có lợi cho hai nước mà còn đóng góp quan trọng cho hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới.
Ghi nhận những bước tiến trong hợp tác an ninh quốc phòng hai nước thời gian qua, cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng M.Parrikar với người đồng cấp Nhật Bản Gen Nakatani tại Tokyo đã khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ – Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực.
Không dừng lại ở những cam kết, hai bộ trưởng nhất trí rằng Ấn Độ và Nhật Bản có nhiều tiềm năng đưa lĩnh vực sản xuất trang thiết bị và công nghệ quốc phòng trở thành trụ cột trong quan hệ hợp tác quốc phòng song phương. Trong đó, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán về hợp đồng Tokyo cung cấp 12 thủy phi cơ US-2 và thành lập liên doanh sản xuất US-2 tại Ấn Độ trong thời gian tới.
Việc Ấn Độ và Nhật Bản đẩy nhanh tiến trình đàm phán này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn để hai nước tiếp tục thực hiện những dự án tiếp theo. Nếu các dự án trên thành công, uy tín công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản sẽ được tăng lên; đồng thời Ấn Độ cũng sẽ được Nhật Bản ưu tiên hơn trong các dự án kinh tế khác, đặc biệt là nâng cao sức mạnh phòng thủ của cả đôi bên trước những thách thức an ninh của khu vực hiện nay.
Không phải ngẫu nhiên Sách trắng Quốc phòng của Nhật Bản công bố năm 2014 lại xác định Ấn Độ là nước cực kỳ quan trọng về mặt địa lý đối với đất nước Mặt trời mọc, bởi quốc gia Nam Á này có vị trí trung tâm nối khu vực với Châu Phi, chi phối hầu như các cửa ngõ của tuyến giao thông trên biển.
Có nhiều lý do khiến Ấn Độ và Nhật Bản ngày càng xích lại gần nhau. Trong đó, các nhà phân tích cho rằng: Việc tồn tại những bất đồng về lãnh thổ biên giới với Trung Quốc cũng là một nguyên nhân. Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc chưa tìm được tiếng nói chung trong tranh chấp biên giới tại Himalaya thì căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông cũng chưa có lối thoát.
Những gì đã đạt được qua chuyến thăm của Bộ trưởng M.Parrikar cho thấy, Ấn Độ và Nhật Bản đang hướng tới việc xây dựng mối quan hệ đối tác nhằm bảo vệ lợi ích chiến lược của mỗi nước cũng như tạo ra những đối trọng cần thiết nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.
Theo Đình Hiệp
Hà Nội mới
Hải quân Hoa Kỳ và Việt Nam sắp huấn luyện trên biển
Hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển...
Chiều 1/4, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ là tàu USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) sẽ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào ngày 6/4 tới.
Đây là hoạt động giao lưu hải quân thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân hai nước khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995-2015).
Tàu hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) vào tháng 4/2014. Ảnh Thủy Linh
Được biết, chương trình kéo dài trong 5 ngày, tập trung vào một loạt các sự kiện và các hoạt động trao đổi kỹ năng về quân y, tìm kiếm và cứu nạn, an ninh hàng hải, các hội thảo về luật biển, các buổi hòa nhạc, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao lưu thể thao.
Đặc biệt, hoạt động giao lưu trên biển sẽ cho phép tàu của hải quân hai nước thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES), các kỹ thuật tìm kiếm và cứu nạn, và cách điều khiển tàu.
Liên tiếp các tàu Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Ảnh Thùy Linh
Trước đó, vào ngày 7/4/2014, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain và tàu cứu hộ USNS Safeguard; các thuỷ thủ thuộc Tư lệnh Lực lượng Hậu cần Tây Thái Bình Dương, Liên đội tàu Khu trục 7, các thủy thủ thuộc Đơn vị cơ động rà phá vật liệu nổ số 5; Chi đội Lặn và Cứu hộ Cơ động; và Ban nhạc Orient Express của Hạm đội 7 đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị TP. Đà Nẵng.
Lúc đó, Đại tá Paul Schilse thuộc Liên đội tàu Khu trục 7 cho biết: Hoạt động Hợp tác Hải quân với Việt Nam (NEA Việt Nam) và nhiều chuyến thăm của tàu Hải quân Hoa Kỳ trong thập kỷ qua là những ví dụ chính về sự tăng cường hợp tác giữa hải quân với hải quân.
"Mỗi năm, NEA Việt Nam xây dựng lòng tin và hiểu biết chung, cung cấp địa điểm chính để giải quyết các ưu tiên an ninh biển và quan ngại chung và phát triển khả năng hoạt động tự tin trên biển," Đại tá Schlise cho biết.
Theo Giáo Dục
Trung Quốc sẽ không bán vũ khí với giá rẻ Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI), kể từ cuối năm 2014, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Nga về xuất khẩu vũ khí. Thành tựu của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất vũ khí và xuất khẩu thiết bị quân sự đã làm nảy sinh những "dự...