Tạo điều kiện tối đa trong vận chuyển hàng hóa khu vực phía Nam
Chiều 9/7, trả lời phóng viên TTXVN, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp gỡ khó cho việc vận chuyển hàng hóa nói chung và khu vực phía Nam nói riêng.
Quốc lộ 22 là một trong những lộ trình được Tổng cục Đường bộ Việt Nam hướng dẫn lưu thông trong thời gian TP Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh minh họa: Tiến Lực/TTXVN
Về quy định xét nghiệm COVID-19 đối với lái xe hành khách và hàng hóa, theo ông Huyện, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện vấn đề này. Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xét nghiệm COVID-19 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đó là thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên SARS-COV-2 cho người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc khu vực ổ dịch.
Đối với phản ánh về xét nghiệm virus SARS-CoV-2 hiện có giá cao và chỉ có giá trị trong một ngày, ông Nguyễn Văn Huyện khẳng định, về xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho các lái xe khi đi qua vùng dịch do Bộ Y tế quy định, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ là các đơn vị tham gia thực hiện. Mặt khác việc quy định thời gian có hiệu lực của xét nghiệm và giá xét nghiệm bao nhiêu thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và các địa phương. Hiện các địa phương quy định vấn đề này cũng không thống nhất, có địa phương quy định giấy xác nhận âm tính với virus SARS-CoV-2 có giá trị trong 3 ngày nhưng có địa phương lại quy định là 5 ngày.
Vì vậy, để thống nhất việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2, thời hạn hiệu lực của giấy xét nghiệm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Bộ Y tế, các địa phương thống nhất quy định nhằm tạo điều kiện cho lái xe khi qua vùng dịch, qua đó thực hiện hiệu quả chủ trương không làm đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa của Chính phủ đối với các tỉnh trong vùng dịch.
“Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị, cơ quan liên quan thực hiện và tăng cường kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội”, ông Nguyễn Văn Huyện cho hay.
Cũng liên quan đến vấn đề vận chuyển hàng hóa, ngày 9/7, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với hoạt động vận tải hàng hoá cho các tỉnh phía Nam
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị vận tải trên địa bàn chủ động liên hệ với Sở Y tế hoặc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tại địa phương hoặc các đơn vị được Sở Y tế chỉ định để khẩn trương thực hiện xét nghiệm, tiêm phòng vaccine cho lái xe, người bốc xếp dỡ hàng hóa trên xe và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Video đang HOT
Trước khi phương tiện, lái xe đi đến, đi qua các khu vực đang phong tỏa, giãn cách hoặc khu vực ổ dịch, yêu cầu người lái xe cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện và lái xe đến các chốt kiểm soát liên ngành tại địa phương đi đến hoặc đi qua.Unmute
Ngoài ra, đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của phương tiện, lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình. Đặc biệt, đơn vị vận tải, lái xe phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin đã cung cấp cho các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở Giao thông Vận tải trong quá trình vận chuyển.
“Các sở Giao thông Vận tải phải thực hiện hậu kiểm các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp và thông báo đến các chốt kiểm soát liên ngành và các Sở Giao thông Vận tải có liên quan để phối hợp quản lý”, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố, chỉ đạo các chốt kiểm soát liên ngành thực hiện kiểm tra tại chỗ và giải quyết ngay cho phương tiện thông qua chốt đối với các phương tiện đã có đầy đủ thông tin về đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình vận chuyển.
Đối với các Sở Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu tổ chức kiểm tra ngay các thông tin do đơn vị vận tải, lái xe đã cung cấp cho các chốt; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch và thông báo ngay đến các chốt kiểm soát và các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý.
Cần Thơ: Hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá thiết yếu
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa có ý kiến chỉ đạo Giám đốc các Sở Giao thông Vận tải, Công Thương, Sở Y tế, Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện về việc tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa thiết yếu trên địa bàn thành phố theo Tờ trình số 1590/TTr-SCT ngày 7/7 của Sở Công Thương thành phố.
Người điều khiển phương tiện ô tô được chờ kiểm tra khai báo y tế, kiểm tra giấy xét nghiệm trước khi vào Cần Thơ, ngày 9/7. Ảnh: Thu Hiền/TTXVN
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ giao Giám đốc Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, UBND quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét, giải quyết kiến nghị của Sở Công Thương về việc hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp và lái xe vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy, giải quyết lưu thông nhanh cho các xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng đầu ra do dịch bệnh COVID-19.
Trong trường hợp không cho lái xe từ các vùng dịch vào trung tâm thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đề nghị Sở Giao thông Vận tải nghiên cứu phương thức giao nhận xe với tài xế tại thành phố và địa điểm giao nhận phù hợp, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp nhận hàng hóa.
Sở Y tế xem xét, giải quyết hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dịch vụ vận tải thực hiện xét nghiệm COVID-19 và hoàn thành tiêm vắc-xin phòng COVID-19. Sở Công Thương chủ động phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan để giải quyết kịp thời các kiến nghị của doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Theo Sở Công Thương thành phố Cần Thơ, trước đó đơn vị đã nhận được phản ánh từ doanh nghiệp về vấn đề chưa có sự thống nhất trong hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 khi các tài xế vận chuyển hàng hóa từ ngoài vào thành phố Cần Thơ, đặc biệt là các tài xế vận chuyển hàng hóa đi từ vùng có dịch gồm: TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp. Các doanh nghiệp xuất khẩu khi thực hiện thu mua lúa bằng đường thủy cũng gặp các khó khăn tương tự.
Đồng thời, do thực hiện các quy định về y tế như xét nghiệm COVID-19 cho tài xế, công nhân viên, cách ly tại nhà đối với các tài xế vận chuyển hàng hóa đi về từ các tỉnh, thành phố có dịch... nên các doanh nghiệp vận tải, tiểu thương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lương thực, thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đang chịu áp lực lớn về chi phí phát sinh, thiếu tài xế vận chuyển hàng, doanh thu giảm.
Chi nhánh Công ty Trách nhiệm MM Mega Market Việt Nam tại Cần Thơ phản ánh, sáng 6/7, một xe giao hàng của đơn vị này di chuyển từ Bình Dương đến chốt kiểm dịch ở cầu Cần Thơ bị chặn lại để khai báo y tế, tài xế đã nộp phiếu xét nghiệm âm tính (được lập ngày 5/7), xe chuyển đến khu vực Bến xe khách trung tâm thành phố để khử khuẩn. Tuy nhiên, sau đó tài xế báo về là xe hàng có thể vào trung tâm thành phố với điều kiện có một tài xế khác ở Cần Thơ đến lái xe thay, dù tài xế hiện tại đã nộp đủ giấy tờ xét nghiệm còn hiệu lực...
Theo doanh nghiệp, việc này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình cung ứng hàng hóa tại Trung tâm MM Mega Market Hưng Lợi ở Cần Thơ mà còn ảnh hưởng đến việc sắp xếp tài xế và xe giao hàng cho cả hệ thống MM Mega Market trên cả nước.
Còn theo Trung tâm điều hành bán lẻ Satra Cần Thơ (thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn Trách nhiệm hữu hạn - Một thành viên), đơn vị có 8 cửa hàng bán lẻ ở nội ô Cần Thơ, chuyên doanh hàng thiết yếu, thực phẩm tươi sống... Đơn vị còn trung chuyển hàng hóa cung ứng các mặt hàng nông sản, rau củ quả miền Tây cho các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng bán lẻ tại TP Hồ Chí Minh.
Do tình hình dịch bệnh phức tạp tại TP Hồ Chí Minh, nhân viên giao nhận hàng tại kho trung chuyển (gồm tài xế và phụ xe) được kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy định phòng chống dịch, đảm bảo tuân thủ đúng 5K, 3 ngày test nhanh một lần và thực hiện khai báo y tế tại địa phương sau khi về nơi cư trú, có lịch trình công tác rõ ràng nơi đi điểm đến do cơ quan chịu trách nhiệm xác nhận, tự theo dõi sức khỏe bản thân và báo cáo đơn vị chủ quản, cơ quan y tế theo đúng khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ.
Tuy nhiên, hiện tại một vài xã, phường, sau khi khai báo y tế đã ra quyết định cách ly đối với tài xế, phụ xế của Satra Cần Thơ. Một số xã, phường khác thì chỉ ghi nhận thông tin khai báo y tế và hướng dẫn theo dõi sức khỏe tại nhà.
Việc thực hiện phòng chống dịch của các địa phương còn bất cập, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp cung ứng hàng thiết yếu phục vụ người dân trong mùa dịch. Trung tâm điều hành bán lẻ Satra Cần Thơ đề nghị có hướng dẫn cụ thể đối với nhóm lái xe vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Thực phẩm Phạm Nghĩa ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ cho biết, hàng ngày công ty đều có vận chuyển hàng hóa là thực phẩm thiết yếu để cung cấp cho các kho và các hệ thống siêu thị ở nhiều địa phương, đi và về từ vùng có dịch như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương...
Để chấp hành đúng quy định về phòng, chống dịch và đảm bảo hàng hóa của công ty được lưu thông, kịp thời cung cấp thực phẩm đến người tiêu dùng..., nhân viên giao hàng của công ty đã được tiêm ngừa vắc xin COVID-19 (mũi 1), xét nghiệm SARS-CoV-2 (theo yêu cầu), cam kết về lịch trình di chuyển của xe giao hàng (có kèm theo).
Ngoài ra, nhân viên luôn thực hiện các biện pháp phòng tránh theo 5K, trên xe được trang bị nước sát khuẩn, nhân viên giao hàng không được di chuyển đến những nơi khác ngoài lịch trình hoạt động...
Tuy nhiên, khi vào chốt kiểm soát của Cần Thơ thì nhân viên giao hàng được yêu cầu phải cách ly. "Việc này gây tâm lý hoang mang cho người giao hàng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty và việc làm của gần 200 lao động" - đại diện Công ty Phạm Nghĩa cho biết.
Trước phản ánh của các doanh nghiệp, Sở Công Thương thành phố Cần Thơ kiến nghị UBND thành phố có chỉ đạo để có hướng dẫn cụ thể, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong trường hợp dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Vận chuyển hàng hóa chậm trễ vì tài xế phải liên tục đi xét nghiệm COVID-19 Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM vừa gửi kiến nghị cấp thẩm quyền xem xét tăng thời hạn giấy xét nghiệm COVID-19 vì hiện nay thời gian vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ. Một chốt kiểm tra COVID-19 tại TP.HCM - Ảnh: CHÂU TUẤN Ngày 7-7, ông Bùi Văn Quản - chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa TP.HCM -...