Tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận thông tin, tri thức
Ngày 28/9, tại Hà Nội, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức hội nghị phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh về giới hạn và ngoại lệ dành cho người khuyết tật.
Hội nghị có sự tham dự của đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức về người khuyết tật, các nhà xuất bản, thư viện, cơ sở giáo dục, các luật sư…
Phát biểu khai mạc, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Trịnh Tuấn Thành cho biết, theo cam kết tại Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP), Việt Nam có nghĩa vụ gia nhập Hiệp ước Marrakesh trong thời hạn 5 năm kể từ khi Hiệp định RCEP có hiệu lực (ngày 1/1/2022).
Thực hiện Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/11/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền đề xuất gia nhập Hiệp ước về tạo điều kiện cho người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước Marrakesh). Đồng thời, Bộ tham mưu, đề xuất bổ sung Điều 25a về ngoại lệ quyền tác giả dành cho người khuyết tật vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023) nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt thòi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người khuyết tật.
Ông Trịnh Tuấn Thành cho biết, nhằm đảm bảo hiệu lực đồng thời của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản quy định chi tiết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tích cực phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2022 về quyền tác giả, quyền liên quan, dự kiến sẽ trình Chính phủ trong tháng 11/2022.
Video đang HOT
Kết quả điều tra quốc gia về người khuyết tật của Tổng cục Thống kê công bố vào tháng 1/2019 cho thấy trong khoảng 6,2 triệu người khuyết tật, có 1,03 triệu người khiếm thị. Theo dự báo, số lượng người khuyết tật nhìn hoặc không có khả năng đọc chữ in sẽ tăng hơn nữa trong các thập kỷ tới do dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng, số lượng người cao tuổi có thị lực kém và không có khả năng đọc chữ in sẽ tăng lên. Vì vậy, việc gia nhập và thực thi Hiệp ước Marrakesh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra và phân phối, truyền đạt các bản sao dễ tiếp cận của các tác phẩm đã công bố như chữ Braille, audio, văn bản điện tử, ngôn ngữ kí hiệu…, bảo đảm cho người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in thực hiện quyền bình đẳng, vươn lên hòa nhập với cộng đồng – ông Trịnh Tuấn Thành nêu rõ.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe giới thiệu các nội dung cơ bản của Hiệp ước Marrakesh và các nội dung sửa đổi, bổ sung về quyền tác giả, quyền liên quan trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có Điều 25a về ngoại lệ quyền tác giả dành cho người khuyết tật; thực trạng về nhu cầu nguồn tài liệu cho người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường…
Các đại biểu tập trung trao đổi, thảo luận, đưa ra các khung pháp lý, các giải pháp cụ thể tạo điều kiện cho việc tiếp cận thông tin, tri thức của người khuyết tật, trong đó, lưu ý thời gian tới tiếp tục phối hợp chặt chẽ để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chung tay xây dựng tương lai hòa nhập, thực hiện có hiệu quả Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật, Hiệp ước Marrakesh và Luật Sở hữu trí tuệ…
Vụ xe buýt từ ngó lơ người đàn ông khuyết tật: Lãnh đạo xe buýt Đông Bắc kêu oan
Ngày 4/8, trên mạng xã hội lan truyền video một người đàn ông khuyết tật bị nhiều chuyến xe buýt từ chối khi đứng đón xe bên QL7B. Sau sự việc, dư luận tỏ ra bất bình cho rằng hãng xe buýt vô cảm, vi phạm quy định vận tải. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo hãng xe cho rằng đơn vị bị oan.
Người đàn ông khuyết tật bị nhiều chuyến xe buýt ngó lơ.
Theo đó, vụ việc xảy ra vào ngày 3/8, khi một người đàn ông khuyết tật đón xe buýt bên quốc lộ 7B, thuộc địa phận huyện Yên Thành (Nghệ An)
Người này chờ hàng tiếng đồng hồ vẫn không thể nào đón được xe, mặc dù có các chuyến xe buýt 05 của hãng Đông Bắc chạy qua đây.
Sau khi đoạn clip được đăng tải, cộng đồng mạng bày tỏ sự xót xa, thương cảm đối với người đàn ông khuyết tật. Bên cạnh đó nhiều người vô cùng bất bình trước hành xử 'vô cảm' của lái và phụ xe buýt.
Chứng kiến người đàn ông khuyết tật không đón được xe, anh P.T.Đ. (trú xã Hoa Thành, huyện Yên Thành) đã ra vẫy xe thay, sau đó bế người này lên xe.
Theo anh Đ., người đàn ông khuyết tật nặng (không có tay, chân) đã bị lỡ 4 chuyến xe buýt trong khoảng thời gian từ 7h đến hơn 9h sáng.
Vị trí người này cách điểm chờ xe buýt (tại xóm 3, xã Hoa Thành, huyện Yên Thành) khoảng 10 mét. Nhiều người đứng đón xe cũng chờ ở cùng vị trí người đàn ông khuyết tật vì có bóng mát, trong khi thời tiết đang nắng nóng.
Đến chuyến xe thứ 5 (vào khoảng 9h), anh P.T.Đ. phát hiện và đứng ra vẫy xe buýt dừng, bế người đàn ông này lên một chiếc xe buýt để khởi hành đến TP Vinh.
Được biết, tuyến xe buýt 05 từ huyện Yên Thành đi TP Vinh do Tổng Công ty thương mại và xây dựng Đông Bắc (Chi nhánh Nghệ An) vận hành, khai thác.
Sau khi sự việc gây nóng dư luận, lãnh đạo Tổng Công ty thương mại và xây dựng Đông Bắc (Chi nhánh Nghệ An) đã có văn bản giải trình với Sở GTVT tỉnh Nghệ An.
Cụ thể, ông Mai Thanh Bình, Giám đốc Công ty xe buýt Đông Bắc cho rằng, cư dân mạng phản ứng như vậy là rất oan cho tài xế cũng như Công ty. Bởi theo giải trình từ các tài xế, do người đàn ông đứng không đúng, đứng cách khá xa vị trí điểm dừng đón nên không rõ có nhu cầu đi xe hay không. Thêm nữa, khách hàng khuyết tật nhưng anh em không thể nhận diện kỹ.
Ông Bình còn cho rằng, trước đó khi đón xe từ Vinh về Yên Thành, lái xe cũng không thu tiền vé bởi thấy hoàn cảnh khó khăn và là người khuyết tật. Sau khi sự việc được lan truyền, Công ty cũng đã làm giải trình gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An.
Liên quan đến vấn đề này, một lãnh đạo Phòng Quản lý Vận tải - Sở Giao thông vận tải Nghệ An cho biết phòng đã nắm được thông tin về vụ việc và đã yêu cầu phía Công ty xe buýt Đông Bắc báo cáo sự việc.
10.000 người yếu thế sẽ được tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý Ngân hàng Thế giới (World Bank) ngày 26/7 thông tin: World Bank và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại trị giá 2,5 triệu USD từ Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản để thực hiện Dự án tăng cường trợ giúp pháp lý cho những nhóm đối tượng yếu thế ở các tỉnh miền Bắc....