Tạo dáng mũi theo kỹ thuật 4D với kỹ thuật, thương hiệu Việt Nam
Hãy nhìn qua một số hình ảnh mũi sau đây của một số người đẹp trên thế giới được mọi người công nhận là đẹp, ta sẽ nắm được những nét chính của chiếc mũi đẹp.
Những chiếc mũi này không hề thấp như mũi của đa số phụ nữ Á châu mặc dù họ là người châu Á. Những chiếc mũi này hoàn toàn không có dáng cong như chữ S, sống mũi họ hoàn toàn thẳng, đỉnh mũi tròn tạo nét vuông góc rỏ ràng vối trụ mũi, hai bên thân mũi gọn, không to bè, cũng không quá bé, mũi không được hếch lên lộ lổ mũi. Đỉnh mũi và thân mũi luôn có một độ dốc rõ rệt. Chiều dài mũi từ điểm giữa chân mày xuống chân mũi luôn bằng đúng với chiều dài từ từ chân mũi đến cằm, đó là tỉ lệ lý tưởng của chiếc mũi đẹp. Khoảng cách hai cánh mũi cũng có một tỉ lệ vừa phải nhất định. Nếu vạch một đường thẳng đi từ điểm giữa môi trên lên hai góc ngoài mắt thì đường này sẽ đi ngang qua điểm ngoài cánh mũi. Đây là công thức chung của khoảng cách hai cánh mũi do BS Cương tìm ra để tạo dáng kích thước cánh mũi đẹp. Kỹ thuật 4D là kỹ thuật nghiên cứu các chiều dài, các kích thước, từng góc cạnh của chiếc mũi, độ cao đỉnh mũi, để tạo ra một chiếc mũi có chiều cao tương xứng với gương mặt. Khi đã ứng dụng kỹ thuật 4D, chiếc mũi luôn phù hợp với gương mặt.
Hiện nay có một vài bác sỹ ở một số mỹ viện TP Hồ Chí Minh cho rằng mũi cong hình chữ S ( S line) là đẹp và quảng cáo như thể đó là điều đắc ý nhất mà họ có thể nghĩ ra khi nói về mũi của phụ nữ Hàn Quốc hay cho đó là kỹ thuật sửa mũi của bác sỹ Hàn Quốc là điều không đúng hoặc mạo nhận không đúng.
Video đang HOT
Từ mấy chục năm nay khoa thẩm mỹ mũi (Rhinoplasty) trên toàn thế giới đều đã thực hiện việc làm đẹp mũi với những kỹ thuật và phương pháp nhằm hoàn thiện dáng mũi để mũi ngày càng đẹp hơn. Kỹ thuật ghép sụn vào đầu mũi để kéo dài đầu mũi trên thế giới đã thực hiện từ trên 20 năm nay, hay lâu hơn nữa, tất cả các bác sỹ thẩm mỹ mũi đều biết điều đó. Không phải đợi đến bây giờ một vài bác sỹ học kỹ thuật ghép sụn tai vào đầu mũi từ người Hàn Quốc rồi la toán lên rằng đó là kỹ thuật rất mới của người Hàn Quốc hay tung hê lên ” mũi S line “. Thậm chí có mũi không phải là mũi ngắn cũng lấy sụn tai ghép vào đầu mũi để tăng chi phí nâng mũi lên gấp hai với giá 30 hay 40 triệu đồng.
Ngoài ra những mũi có chóp mũi ( tip ) quá lớn, đã được các bác sỹ thẩm mỹ mũi trên toàn thế giới thâu hẹp sụn đầu mũi lại với kỹ thuật sửa mũi kín hay hở. Cách dùng sụn vách ngăn cũng đã được các bác sỹ Mỹ sử dụng để chỉnh hình mũi từ cả nửa thế kỷ nay rồi. Khi cánh mũi quá lớn cũng sẽ được các bác sỹ thu hẹp lại. Đầu mũi quá dài cũng sẽ được cắt bớt sụn ở chóp mũi ở phần trụ mũi. Trong trường hợp nầy không cần lấy sụn tai để đắp vào mũi mà cần phải cắt bớt sụn đầu trên trụ mũi. Khi xương mũi quá lớn sẽ được cưa hai bên để thu gọn bề ngang xương mũi hay xương mũi bị gồ cao sẽ được bào mòn cho phẳng.
Như vậy đừng nhân danh làm mũi theo kỹ thuật Hàn Quốc để bê nguyên kiến thức và kinh nghiệm của khoa sửa mũi toàn thế giới hiến tặng cho các bác sỹ thẩm mỹ Hàn Quốc. Bác sỹ Hàn Quốc đã học sửa mũi từ tây phương hoặc của Nhật Bản, nay một số bác sỹ Việt Nam đi học kỹ thuật từ người Hàn Quốc thì cho đó là kỹ thuật sửa mũi của Hàn Quốc là không đúng. Nếu mới học kỹ thuật sửa mũi của Hàn Quốc rồi cho rằng tất cả kỹ thuật sửa mũi hiện nay là của người Hàn Quốc thì cũng giống như thầy bói mù xem voi. Không nên vì lợi nhuận riêng tư để bóp méo khoa học và làm lệch lạc lịch sử khoa sửa mũi của tòan thế giới. Chính các bác sỹ Việt Nam đi học kỹ thuật sửa mũi của tây phương hay Nhật Bản để tạo nên một thương hiệu thẩm mỹ riêng cho Việt Nam từ mấy chục năm nay với những đường nét rất độc đáo để xác lập một thương hiệu thẩm mỹ Việt Nam ra toàn thế giới. Ngày nay, vì lợi nhuận riêng tư một số ít ỏi bác sỹ học lại kỹ thuật sửa mũi của người Hàn Quốc đã cam tâm phá hỏng hay bán rẻ thương hiệu thẩm mỹ Việt Nam vốn đã được các thế hệ bác sỹ đàn anh xây dụng và nổi tiếng từ lâu. Một thực tế hùng hồn là số lượng đông đảo Việt kiều từ Mỹ hay các nước khác về Việt nam sửa mũi và sửa sắc đẹp, chứ họ không phải bay qua Hàn Quốc để được các bác sỹ Hàn Quốc sửa mũi.
Là người Việt Nam chúng ta phải xây dựng một thương hiệu thẩm mỹ Việt Nam bền vững, độc đáo, có nét riêng của Việt Nam được mọi người công nhận là đẹp chứ không phải đi xây dựng cho nền thẩm mỹ Hàn Quốc tại Việt Nam. Chúng ta phải xây dựng một nền văn hóa thẩm mỹ mang thương hiệu dân tộc Việt Nam chứ không phải một nền thẩm mỹ gia công theo Hàn Quốc. Nếu các bạn không ý thức văn hóa thẩm mỹ dân tộc, một ngày kia chính người Việt nam trong nước và Việt kiều sẽ đi thẳng qua Hàn Quốc sửa sắc đẹp chứ không cần đến bàn tay ” không chính chủ Hàn Quốc ” của các bạn sửa nữa đâu vì dù sao đó cũng chỉ là những bàn tay lai căng chứ không thực sự là bàn tay ” chính chủ” Hàn Quốc.
Theo Dantri
Thấy có súng, đạn nhưng voi chết vì sao không biết
Từ năm 2008 đến nay đã có mấy chục cá thể voi chết không rõ nguyên nhân. Có vụ thấy súng, đạn nhưng vẫn không tìm ra thủ phạm.
TS Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ Bảo tồn thiên nhiên (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) bày tỏ lo ngại như trên tại hội nghị "Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp khẩn cấp bảo tồn voi Việt Nam", do Tổng cục Lâm nghiệp và Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWW VN) tổ chức tại Hà Nội, ngày 24-4.
Nhiều cá thể voi tại Việt Nam chết không rõ nguyên nhân (ảnh WWW cung cấp)
Ông Liên cho biết, những chính sách về bảo tồn voi không thiếu, thậm chí còn được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhưng trên thực tế, số lượng voi lại đang bên bờ tuyệt chủng.
PGS-TS Nguyễn Xuân Đặng, chuyên gia tư vấn thực hiện nghiên cứu về bảo tồn voi châu Á tại Việt Nam cho biết, Việt Nam từng là quốc gia có nhiều voi sinh sống. Tuy nhiên do sinh cảnh bị mất và suy thoái cùng tình trạng săn bắt, sát hại voi ngày một tăng cao nên quần thể voi bị suy giảm nghiêm trọng.
"Vào giữa những năm 1980 Việt Nam có 1.000 con voi nhưng đến năm 2013 chỉ còn khoảng 70-130 cá thể. Xung đột giữa người và voi trong 10 năm gần đây càng càng gia tăng. Nhu cầu về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ voi và xung đột giữa người và voi là hai nguyên nhân chính gây ra các vụ sát hại voi. Thậm chí voi trong khu vực bảo tồn cũng bị sát hại", PGS -TS Nguyễn Xuân Đặng phân tích về nguyên nhân suy giảm nhanh chóng của quần thể voi ở Việt Nam.
Ông Đặng cho biết thêm, hiện nay voi phân bố ở 8 tỉnh, tập trung nhiều tại ba tỉnh Đăk Lăk, Đồng Nai, Bình Phước. Tuy nhiên, nhiều nơi lại có nhiều đàn nhỏ lẻ chỉ vài ba cá thể nên công tác bảo tồn rất khó khăn.
TS Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWW VN lo lắng: "Tê giác Việt Nam đã tuyệt chủng. Với quần thể mong manh ngoài tự nhiên loài hổ cùng đang bên bờ tuyệt chủng. Còn quần thể voi - chỉ với số lượng không quá 150 cá thể cũng giảm dần số lượng. Vì thế chúng ta phải làm mọi cách để cứu chúng. Nếu không voi sẽ cùng chung số phận như tê giác và hổ".
TRUNG THANH
Theo_PLO
Phát hiện loài chuột lang to như trâu, khỏe như hổ Sinh vật lạ với thân hình to lớn như một con trâu và bộ răng cửa to như ngà voi đã sống trên trái đất cách đây khoảng ba triệu năm. Đã bao giờ bạn tưởng một con chuột lang (tên gọi khác là lợn Guinea) có răng cửa to như ngà voi, mang thân hình khổng lồ của một con trâu? Chúng...