Tạo cơ hội gọi vốn khởi nghiệp Startup Kite cho học sinh, sinh viên trường nghề
Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” Startup Kite 2022 thu hút 1.512 ý tưởng, dự án dự thi; giúp học sinh, sinh viên thể hiện sự sáng tạo, đồng thời có cơ hội khởi nghiệp, vận dụng tối đa kiến thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề của xã hội.
Hơn 1.500 ý tưởng, dự án dự thi
Ngày 25/11, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổ chức vòng Chung kết Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” Startup Kite 2022.
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khai mạc vòng chung kết cuộc thi Startup Kite.
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết, các dự án tham gia có sự sáng tạo, khả thi; có chất lượng và thể hiện sự tìm tòi, nỗ lực.
Những dự án khởi nghiệp tốt của các em học sinh, sinh viên không chỉ để tham dự cuộc thi mà còn được triển khai trong thực tiễn đời sống, mang lại giá trị hữu ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
Thông qua cuộc thi, ông Đỗ Năng Khánh cũng kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiếp tục gắn kết với hệ thống giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là quan tâm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, qua đó góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước.
Video đang HOT
Năm nay, cuộc thi Startup Kite được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 11/2022, thu hút 1.512 ý tưởng, dự án tham dự vòng sơ tuyển. Trong đó, có 206 dự án của các em học sinh, sinh viên của 57 cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại 30 tỉnh, thành phố được lựa chọn vào vòng bán kết và 80 ý tưởng, dự án được lựa chọn vào vòng chung kết.
Vòng Chung kết sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 25-27/11 với 2 chặng thi. Ở chặng 1, có 80 đội thi sẽ thuyết trình trên sân khấu trước ban giám khảo. Chặng 2, top 6 đội thi xuất sắc nhất được chọn lọc từ 80 đội ở chặng 1 sẽ được tham gia phần gọi vốn. Vòng này, các đội thi sẽ trực tiếp kêu gọi vốn đầu tư (thuyết trình và thương thuyết với các nhà đầu tư) và xử lý tình huống do ban giám khảo đưa ra.
Các đội thi xuất sắc sẽ được ban tổ chức kết nối với các doanh nhân và hướng dẫn hoàn thiện ý tưởng dự án. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, tối đa 2 giải nhì, tối đa 3 giải ba, dự kiến 30 giải khuyến khích và 1 giải được yêu thích nhất.
Khuyến khích khởi nghiệp từ ghế nhà trường
Startup Kite được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức thường niên nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, kích thích khả năng sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh; thúc đẩy việc ứng dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị trong nhà trường vào cuộc sống cho học sinh, sinh viên.
Tham dự chương trình, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Kiên Giang đưa đến dự án về “Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ ván tàu thuyền cũ” – một phương án tái chế những tấm ván từ tàu thuyền thành các sản phẩm hữu ích như thớt, đồ lưu niệm….
Bên cạnh đó, sinh viên Trường Cao đẳng Thái Nguyên dự thi về “Sự sáng tạo của những viên sỏi”; Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt với dự án “Thiết bị điều chỉnh chiếu sáng nuôi cấy mô thông minh”. Đến từ miền núi phía Bắc, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Điện Biên dự thi “Sản xuất, kinh doanh chẩm chéo hương vị Tây Bắc”.
Bí thư Thành ủy TP.HCM: Cần dự tính tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi ca Omicron tăng
Sở Y tế TP.HCM ngày 22-2 cho biết khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày, sở sẽ tham mưu cho UBND TP xem xét ngưng việc học trực tiếp.
Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho người dân sống ở nơi có nhiều ca mắc - Ảnh: XUÂN MAI
Tại hội nghị giao ban giữa các quận, huyện, TP Thủ Đức và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM diễn ra chiều 22-2, ngành y tế TP cho biết số ca nhiễm biến chủng Omicron đang chiếm ưu thế trong số ca nhiễm trên địa bàn.
Một mối lo ngại lớn được đặt ra là liệu TP đã xuất hiện biến chủng BA.2 (còn được gọi là "Omicron tàng hình") chưa, khi biến thể này đang gây lo ngại do có thể gây bệnh nặng, lây lan nhanh, vô hiệu hóa miễn dịch, vắc xin và khó phát hiện qua xét nghiệm.
Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP - thông tin TP đã ghi nhận một số ca tái mắc COVID-19, tuy nhiên đều có triệu chứng nhẹ. Về biến thể BA.2, theo nhận định ban đầu, có khả năng biến thể này đã tồn tại trên địa bàn, tuy nhiên cần những nghiên cứu, đánh giá sâu hơn.
Chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên yêu cầu nhóm nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu cùng Sở Y tế cần chuẩn bị những kịch bản trong trường hợp biến thể mới này xuất hiện. TP cần dự tính cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
"Cần chuẩn bị cho tình huống nếu biến thể này xét nghiệm không phát hiện ra, vắc xin không bảo vệ được thì chúng ta cần làm gì. Như giám đốc Sở Y tế đã nói, chúng ta có cảm giác và dường như biến thể này đang có trong cộng đồng", ông nói.
Đánh giá tình hình dịch COVID-19 tại TP, ông Nên cho biết số F0 nước ta đang ghi nhận tăng, tại TP.HCM cũng tăng, còn số ca bệnh nặng, tử vong tại TP vẫn đang giảm và duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên TP.HCM đang đối mặt diễn biến mới khi số ca nhiễm của trẻ em, đặc biệt trẻ trong độ tuổi đi học tăng cao.
"Sở Y tế đã nói về việc biến chủng Omicron đang chiếm đa số. Việc học sinh quay lại trường cùng biến chủng mới khiến số ca tăng cao. Điều này không có gì bất ngờ và vẫn nằm trong tính toán", ông Nguyễn Văn Nên nêu rõ và yêu cầu các cấp chính quyền không lúng túng cũng không được chủ quan.
Để ứng phó với những dấu hiệu mới của dịch COVID-19, ông yêu cầu ngành y tế cùng địa phương tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của chiến dịch tiêm chủng mùa xuân. Đặc biệt, TP cần chuẩn bị kỹ lưỡng, lên danh sách để thực hiện tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi ngay khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bí thư Thành ủy TP.HCM cũng cho hay, hiện tại Bộ Y tế đã cấp phép sản xuất thuốc điều trị COVID-19 trong nước. TP cần lên kế hoạch phân phối để tạo độ phủ thuốc điều trị nhanh nhất trên toàn địa bàn.
"Trong tình hình này, thuốc và vắc xin là 2 vũ khí quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19", ông Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh.
Ông đề nghị Sở Y tế đưa nhóm đối tượng là trẻ em vào chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao trong dịch vì đây là đối tượng chưa thể bảo vệ mình, chưa thể tự thực hiện biện pháp 5K, người trực tiếp giám hộ, giáo viên cũng có thể là nguồn lây cho các em.
TP.HCM: Dừng học trực tiếp nếu mỗi ngày hơn 100 trẻ mắc COVID-19 chuyển nặng
Ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết ngành y tế TP sẽ theo dõi sát diễn biến số ca mắc, số ca nặng cần hỗ trợ tại các bệnh viện để kịp thời tham mưu cho UBND TP xem xét ngưng việc học trực tiếp khi số trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng nặng cần hỗ trợ hô hấp nhiều hơn 100 ca/ngày. Hiện nay mỗi ngày chỉ có 5 ca trẻ em cần hỗ trợ hô hấp.
Quảng Bình: Bất ngờ tìm ra nhóm 9 học sinh ném vỡ kính tàu SE7 Công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình) thông báo vừa tìm ra nhóm người ném vỡ kính tàu SE7. Thật bất ngờ khi đó là nhóm 9 học sinh đang học tại Trường phổ thông dân tộc nội trú H.Quảng Ninh. Chiều nay 22.2, thượng tá Hoàng Giang Nam, Trưởng công an H.Quảng Ninh (Quảng Bình), cho biết cơ quan công an đang truy...