Tạo cơ hội để trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng
Trong những năm gần đây, chứng tự kỷ đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia trên thế giới. Tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng mỗi năm một cao, không phân biệt quốc gia, chủng tộc, giàu nghèo. iều đó đã làm cho chứng tự kỷ không còn chỉ là vấn đề sức khỏe, mà còn là vấn đề về sự phát triển. Số lượng lớn người tự kỷ, nếu không được can thiệp sớm, không được hướng dẫn các kỹ năng sống độc lập và hòa nhập cộng đồng, sẽ trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội.
Cung thiếu nhi Hà Nội phối hợp oàn bác sĩ trẻ khám, tư vấn trẻ tự kỷ.
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phức tạp và phải chịu nhiều hiểu lầm, thậm chí là sự kỳ thị. Rất nhiều người tự kỷ đã phải sống suốt đời trong những khu biệt lập của bệnh nhân tâm thần và nhiều người còn nhầm lẫn giữa chứng tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ. Những nghiên cứu khoa học mới nhất về chứng tự kỷ đã chỉ ra rằng, chứng tự kỷ là một khuyết tật phát triển kéo dài suốt đời do những rối loạn sinh học tiềm ẩn. Tuy nhiên, người mắc chứng tự kỷ vẫn có thể phát triển các khả năng và giá trị khác của bản thân khi được chia sẻ, quan tâm, hỗ trợ đúng cách, được cộng đồng chấp nhận các biểu hiện tự kỷ như một sự khác biệt trong tính cách và giao tiếp. Ngược lại, nếu thiếu sự động viên hỗ trợ của cộng đồng, sự tự tin thì thành công của họ trong cuộc sống hằng ngày là rất thấp.
Ở Hà Nội có khoảng 30% số trẻ tự kỷ trong số những trẻ mắc các khuyết tật học đường, bởi hầu hết các em không được đến trường và không có trường nào phù hợp để các em đến học. Nếu có đến trường thì các em bị kỳ thị, chế giễu, thiếu cảm thông… ể tạo điều kiện giúp trẻ tự kỷ và cha mẹ các em, tháng 10-2002, Câu lạc bộ (CLB) “Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội” được thành lập. ây là ý tưởng của Ban chủ nhiệm Khoa giáo dục đặc biệt ại học Quốc gia Hà Nội, gồm các thầy giáo, cô giáo trong khoa và một số bác sĩ khoa tâm thần Bệnh viện Nhi T.Ư, cùng các cha mẹ có con tự kỷ trên địa bàn Hà Nội. CLB thành lập một mặt nhằm tạo ra một sân chơi, một môi trường để chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức khoa học về giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng, đồng thời nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về trẻ tự kỷ. Mặt khác, cũng nhằm giúp phát hiện sớm trẻ có biểu hiện tự kỷ tại các gia đình để can thiệp kịp thời, nâng cao sự quan tâm và trách nhiệm của xã hội về chứng tự kỷ, tạo điều kiện để người tự kỷ được hưởng mọi quyền lợi chính đáng về giáo dục, việc làm và chăm sóc y tế… như những người khuyết tật khác trong xã hội.
Video đang HOT
Là một trong những thành viên tham gia câu lạc bộ “Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội” khá sớm, chị Nguyễn Thị Mai Anh, Phó Chủ tịch CLB cho biết: Thời gian đầu mới thành lập CLB, số lượng người tham gia rất ít, bởi nhiều cha mẹ còn mặc cảm, e ngại khi nói về bệnh của con mình. Nhưng đến nay, CLB đã thu hút hàng nghìn người tham gia, trong đó có khoảng 300 người tham gia thường xuyên và khoảng 500 người tham gia trên trang web của CLB. Thông qua các buổi sinh hoạt, các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về bệnh của con mình, đồng thời ổn định được tâm lý. Ngoài ra, khi tham gia CLB, họ còn được các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nước hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. ến nay, nhiều gia đình có con đã thoát được các triệu chứng ban đầu và hòa nhập tốt. iển hình như con chị Mai Anh, trước đây em không có nhận thức, sống khép kín, nhưng đến nay em đã có thể chơi một số loại nhạc cụ, biết giúp mẹ việc nhà. Hoặc như em Minh An, ở phường ịnh Công, quận Hoàng Mai (Hà Nội), từ một đứa trẻ không chịu nói, không giao tiếp với bất kỳ ai, nhưng sau sáu tháng tham gia sinh hoạt tại lớp tư vấn và can thiệp sớm Phương Thanh, tại phường Khương Mai, quận Thanh Xuân (Hà Nội), nay em đã nói chuyện, hòa nhập với các bạn.
Theo tiến sĩ ào Thu Thủy, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, một trong những khó khăn cản trở việc hòa nhập cộng đồng của trẻ tự kỷ là vấn đề về giao tiếp, vì vậy chúng ta cần thay đổi nhận thức, cách giao tiếp, cách tương tác với trẻ, làm thế nào để giúp trẻ hiểu vấn đề, hiểu chúng ta hơn, từ đó xác định được hành vi của trẻ và đưa ra cách phương pháp tiếp xúc, hướng dẫn các em các giao tiếp, nói chuyện… Qua đó, từng bước tạo cho trẻ sự tự tin vào bản thân, mạnh dạn hơn khi hòa nhập cộng đồng.
PHƯƠNG THẢO
Theo_Báo Nhân Dân
Điều 60 Luật BHXH đảm bảo lợi ích cho người lao động khi về già
"Chúng ta sửa đổi điều 60 Luật BHXH là hướng tới chính sách hưu trí khi hết tuổi lao động và tránh rủi ro khi về già", ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội - chia sẻ tại Hội thảo "Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân: Triển vọng và thách thức" diễn ra ngày 10/4, tại Đà Nẵng.
Theo ông Lợi, sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là một việc hết sức tiến bộ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, tránh rủi ro khi về già.
Trong văn kiện của Đảng có một mục tiêu đặt ra là chúng ta phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, tức là khoảng 28 triệu lao động và 35% lực lượng lao động tham gia vào chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng đến nay, chúng ta mới được 11,6 triệu người tham vào bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm hơn 20% tổng lực lượng lao động xã hội. Đây là một chỉ tiêu rất khó khăn.
"Hàng năm, chúng ta có khoảng 500 ngàn người ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội và hơn 600 ngàn người tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội. Số ra và số vào tương đương nhau. Như vậy, chúng ta có đạt được mục tiêu theo tinh thần nghị quyết của Đảng hay không? Đó là lý do chúng ta sửa đổi luật bảo hiểm xã hội. Thứ hai, chúng ta sửa luật bảo hiểm xã hội là cũng nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Chúng ta sửa đổi điều 60 là hướng tới chính sách hưu trí khi hết tuổi lao động và tránh rủi ro khi về già. Điều mà chúng ta thấy, bài học sâu sắc đó là quyết định 176 về giải quyết chính sách thôi việc một lần cho người lao động. Chúng ta để 500 ngàn người ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội, bây giờ đối tượng này rất khó khăn. Nhiều người muốn trả lại tiền bảo hiểm xã hội đã nhận một lần để tiếp tục đóng, hưởng chính sách lâu dài nhưng không được", ông Lợi nói.
Quang cảnh hội thảo
Nói về những thách thức khi triển khai Luật Bảo hiểm xã hội 2014, ông Lợi cho biết, thách thức đầu tiên và trước mắt là điều 60 ra đời không được sự ủng hộ của người lao động (vừa qua công nhân Cty TNHH PouYuen Việt Nam ở TPHCM đã tập trung phản đối quy định tại điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định khi công nhân nghỉ việc sẽ không được nhận bảo hiểm xã hội một lần như trước).
"Rõ ràng trong quá trình lấy ý kiến, chúng ta làm hết sức chặt chẽ nhưng đến bây giờ vẫn xảy ra tình trạng như vậy. Tuy nhiên, không phải tất cả người lao động phản đối mà chỉ có 2 đối tượng là lao động làm trong ngành giày da và ngành may mặc. 80% công nhân trong khu công nghiệp là nông dân. Người ta tràn vào đô thị làm việc với mong muốn là sau khi nghỉ việc, nhận bảo hiểm xã hội một lần, đem số tiền đó về quê hương tiếp tục sinh kế. Đó là rất đúng với thực tế cuộc sống hiện nay. Nhưng về mặt lâu dài thì nó không đảm bảo được lợi ích của người lao động. Hai mươi năm sau họ sẽ sống bằng gì? Bảo hiểm xã hội là của để dành do Nhà nước quản lý, bảo trợ. Vì thế, chúng ta không còn cách nào khác là phải tuyên truyền giải thích cho người lao động được hiểu", ông Lợi nói.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, sửa đổi điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 là một việc hết sức tiến bộ
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương - Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - số người tham gia bảo hiểm xã hội đều tăng qua các năm (bình quân khoảng 5%) nhưng số người tham gia còn thấp hơn so với số thực tế phải tham gia và tốc độ tăng chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng trốn đóng BHXH vẫn còn phổ biến ở tất cả các địa phương. Nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý doanh nghiệp và lao động trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, liên tục; chế tài xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe...
Khánh Hồng
Theo Dantri
Chính phủ thống nhất kiến nghị Quốc hội sửa Điều 60 Luật BHXH năm 2014 Chính phủ đã thống nhất với kiến nghị của các Bộ, cơ quan, địa phương và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần. Đây là một nội dung trong Thông cáo báo chí...