Táo bón do thuốc, khắc phục thế nào?
Em gái tôi đang phải dùng thuốc clozapine trị bệnh tâm thần phân liệt. Thế nhưng sau khi uống thuốc này một thời gian xuất hiện tình trạng táo bón. Xin hỏi tình trạng này có phải do thuốc không, có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào?
Nguyễn Thu Vân (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Clozapine là một loại thuốc đã được sử dụng điều trị tâm thần phân liệt trong nhiều năm qua, với những trường hợp cụ thể, do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số bất lợi do thuốc gây ra, trong đó có triệu chứng táo bón.
Đây là một bất lợi cần lưu ý, vì tình trạng này có thể tiến triển thành biến chứng ruột nghiêm trọng, dẫn tới phải nhập viện hoặc tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các biến chứng ruột liên quan đến táo bón do thuốc clozapine bao gồm: viêm đại tràng hoại tử, thiếu máu cục bộ ruột, hoại tử ruột và trướng bụng dẫn đến tắc ruột.
Nguy cơ táo bón sẽ tăng thêm khi dùng liều clozapine cao hơn và khi được kê đơn cùng với thuốc kháng cholinergic (làm chậm chuyển động trong ruột) và các loại thuốc khác gây táo bón, bao gồm cả opioid.
Việc phát hiện và điều trị kịp thời táo bón khi dùng clozapine và các triệu chứng tiêu hóa khác liên quan đến táo bón do dùng thuốc này là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến ruột ở người bệnh.
Vì vậy, người bệnh cần đi khám, đặc biệt khi có các triệu chứng đi đại tiện cứng hoặc khô, đi tiêu ít nhất 3 lần 1 tuần… Khi gặp các triệu chứng như buồn nôn và nôn, đầy hơi hoặc hoặc đau bụng… (có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột), cần liên hệ với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời, thích hợp…
Để ngăn ngừa táo bón, người bệnh nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có nhiều chất xơ; uống nhiều nước và các chất lỏng khác; tập thể dục thường xuyên… Có thể dùng thuốc nhuận tràng (cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc nhuận tràng phù hợp). Không nên ngừng dùng thuốc clozapine mà không có ý kiến của bác sĩ, vì việc ngừng điều trị có thể khiến các triệu chứng tâm thần phân liệt của người bệnh xuất hiện trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Một triệu chứng ít người biết không ngờ là của bệnh ung thư chết người
Có đến 4/5 phụ nữ không hề biết trướng bụng là dấu hiệu của ung thư buồng trứng, nên vẫn nhởn nhơ chờ ung thư hại chết mình từng ngày, theo The Sun.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Shutterstock
Tổ chức về ung thư buồng trứng của Anh - Target Ovarian Cancer - cho biết tính mạng nhiều phụ nữ đang gặp rủi ro vì họ không chú trọng đến các triệu chứng ung thư khẩn cấp.
Do vậy, có đến 2/3 số phụ nữ phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã di căn và khó điều trị hơn rất nhiều.
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có đến 93% sẽ sống được từ 5 năm trở lên.
Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn cuối - giai đoạn IV, sẽ chỉ còn 13% sống sót.
Target Ovarian Cancer cho biết, ung thư buồng trứng thường được mô tả là "kẻ hại chết người thầm lặng", vì các dấu hiệu không xuất hiện ở giai đoạn sớm.
Và chỉ 17% phụ nữ sẽ đi khám nếu bị đầy hơi từ 3 tuần trở lên.
Cảm thấy trướng bụng liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng. Nhưng nó có thể bị nhầm với các chứng bệnh về đường tiêu hóa.
Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn hoặc khẩn cấp hơn bình thường cũng là một triệu chứng chính - và chỉ 17% số người đi khám nếu gặp triệu chứng này.
Mọi người thường chỉ đợi khi nào thấy một khối u thì mới nghĩ đó là ung thư và vội vàng đi khám, với tỷ lệ khá cao là 72%.
Annwen Jones, giám đốc điều hành của Target Ovarian Cancer, cho biết: "Điều tối quan trọng là phụ nữ phải biết chứng đầy hơi dai dẳng cần phải được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra".
Cảm thấy trướng bụng liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư buồng trứng - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng là gì?
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng gồm:
Đầy hơi dai dẳng, không phải chỉ trướng bụng thông thường rồi hết, theo The Sun.
Cảm thấy nhanh no hoặc chán ăn
Đau vùng chậu hoặc bụng dưới
Cần đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn
Đôi khi có thể có các triệu chứng khác, như:
Thay đổi thói quen đi tiêu, như tiêu chảy hoặc táo bón
Mệt mỏi cực độ
Giảm cân không giải thích được
Bất kỳ hiện tượng ra máu nào sau khi mãn kinh luôn phải được bác sĩ gia đình kiểm tra.
Các triệu chứng sẽ là:
Thường xuyên: thường xảy ra hơn 12 ngày một tháng
Dai dẳng, không dứt
Mới xuất hiện khác thường, không bình thường như trước, theo Target Ovarian Cancer.
"Nhưng kiểm tra các triệu chứng ung thư buồng trứng kịp thời và điều trị sớm sẽ tạo nên sự khác biệt", bác sĩ Alison Wint, trưởng nhóm lâm sàng về ung thư tại bệnh viện NHS Bristol (Anh), cho biết.
Theo bác sĩ Alison Wint, điều quan trọng nhất là phải nhận biết các triệu chứng ung thư khẩn cấp như đầy hơi dai dẳng, cảm thấy no nhanh hoặc chán ăn, đau bụng, cần đi tiêu thường xuyên hơn hoặc khẩn trương hơn, thay đổi thói quen đi tiêu hoặc giảm cân. Đây là vấn đề nghiêm trọng cần đi khám ngay.
Dame Cally Palmer, phụ trách về ung thư quốc gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, cho biết: "Nếu cảm thấy chướng bụng liên tục, cần đi tiểu tiện nhiều hơn bình thường hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, cần đi kiểm tra ngay, để nếu là ung thư buồng trứng, chúng tôi có thể phát hiện và điều trị sớm, điều đó có thể cứu sống bạn".
Như trường hợp của bà Marie Foord (49 tuổi, người Anh) chụp ảnh với chồng, bà nghĩ rằng chứng đầy hơi của bà là do thay đổi chế độ ăn - tăng lượng carb. Nhưng sau đó bà được chẩn đoán mắc ung thư buồng trứng, theo The Sun.
Nam thanh niên bị hoại tử ruột do mắc hội chứng hiếm gặp Tại bệnh viện, bệnh nhân được phát hiện nhiều chấm đen quanh môi, trong miệng, mí mắt, tay, chân và hậu môn. Bệnh nhân là nam thanh niên 20 tuổi có biểu hiện đau bụng quanh rốn và rối loạn tiêu hóa. Khi tới cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), bệnh nhân bắt đầu đau bụng và...