Tặng xuồng chạy xuyên qua sóng cho chiến sĩ Trường Sa
Chiếc xuồng CQ trị giá 3 tỷ đồng, có khả năng trượt trên san hô, đá cuội vừa được gửi đến cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa.
Sáng ngày 22/5, tại Hải Phòng, Bộ GD-ĐT kết hợp với công ty cổ phần thực phẩm gia đình AnCo trao tặng một chiếc xuồng CQ trị giá 3 tỷ đồng cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Việc làm này nhằm ủng hộ chiến sĩ, nhân dân Hoàng Sa, Trường Sa trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ Quốc Việt Nam đồng thời phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Xuồng CQ có chiều dài thiết kế 6,5m, chiều dài lớn nhất thân xuồng 7,69m, tốc độ xuồng 20 hải lý/giờ. Xuồng có tải trọng hơn 1 tấn và có thể chở tối đa 15 người. Xuồng có khả năng trượt trên san hô, đá cuội, không bị chìm, không bị thủng hay méo khi va đập. Đặc biệt, xuồng CQ có khả năng chạy xuyên qua sóng, chịu thêm được 1-2 cấp sóng so với xuồng thông thường.
Bộ Tư lệnh Hải Quân nhận xuồng CQ gửi đến cán bộ chiến sĩ ở Trường Sa.
Trong buổi lễ nhận xuồng, Chuẩn đô đốc, Bí thư Đảng ủy, chính ủy Hải Quân Đinh Gia Thật đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ gửi lời cảm ơn tới các đơn vị, doanh nghiệp. Tại đây, Chuẩn đô đốc cho biết thêm, Trung Quốc cùng các lực lượng bảo vệ đã đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của ta. Trong suốt hơn 50 ngày qua, các lực lượng chấp pháp và ngư dân hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng đã kiên quyết, kiên trì đấu tranh, phản đối việc làm này của Trung Quốc.
Đặc biệt, tinh thần đấu tranh của các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam rất vững vàng, trụ vững trước sự uy hiếp của các tàu Trung Quốc. Việt Nam đã không chịu lùi bước, tìm mọi cách đấu tranh về mặt chính trị, ngoại giao để bảo vệ biển đảo, giữ gìn hòa bình.
Ông Hứa Cao Trí, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần thực phẩm gia đình AnCo cho hay, trong những ngày qua, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cùng với sự hộ tống của tàu chiến và máy bay quân sự đã khiến tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, phức tạp, đe dọa hòa bình và an ninh dân tộc.
Video đang HOT
Chiếc xuồng CQ có khả năng trượt trên san hô, đá cuội được gửi đến cán bộ, chiến sĩ ở Trường Sa.
Vì vậy, việc đơn vị tặng xuồng cho các chiến sĩ cũng là việc làm biểu lộ tình yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần làm nên sức mạnh kỳ diệu của dân tộc để từ đó chiến thắng tất cả những kẻ thù dù hùng mạnh. Đồng thời, khích lệ tinh thần chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ở nơi biển đảo, giữ vững vùng biển biên cương của Tổ Quốc.
Theo Khampha
Không quân - Hải quân Việt Nam: Pháo đài bất khả xâm phạm
Một ngày đầu xuân 2014, chúng tôi có dịp trò chuyện với đại tá Lê Mạnh Tiến, Phó tham mưu trưởng quân chủng Hải quân, phụ trách lực lượng Không quân - Hải quân, người có nhiều năm công tác và gắn bó với lực lượng này.
Kiểm tra kỹ thuật trước giờ huấn luyện bay ở Lữ đoàn 954, Không quân - Hải quân
Không gian phòng làm việc của đại tá Lê Mạnh Tiến được sắp xếp gọn gàng, đơn giản. Nhưng điểm nhấn chính với những mô hình máy bay quân sự hiện đại đã thu hút sự tò mò của chúng tôi. Như hiểu được ý định của phóng viên, đại tá Lê Mạnh Tiến vừa chỉ tay về phía các mô hình, vừa giới thiệu các mô hình máy bay EC-225, thủy phi cơ DHC-6, K28... đều đã được trang bị cho lực lượng Không quân - Hải quân.
Đây là bước tiến vững chắc của lực lượng Không quân - Hải quân nói riêng và quân chủng Hải quân nói chung trên lộ trình xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
Truyền thống anh dũng
Đại tá Tiến nói rằng, sự ra đời và phát triển của lực lượng Phòng không Không quân - Hải quân đều gắn liền với quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của quân chủng Hải quân.
Để có được ngày hôm nay, đã có nhiều tấm gương cán bộ, chiến sĩ Phòng không Hải quân chiến đấu, hy sinh anh dũng. Người lính Phòng không Hải quân như những pháo đài bất khả xâm phạm để giữ vững biển, trời thân yêu của Tổ quốc.
Những chiến công ấy vẫn mãi là bài học kinh nghiệm còn nguyên giá trị, nhất là bài học về bố trí trận địa, sử dụng lực lượng, chấp hành kỷ luật; bài học về nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động, bình tĩnh, dám đánh và quyết đánh kẻ thù xâm lược. Bộ đội Phòng không - Không quân Hải quân đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh; đã phát triển từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ ít hiện đại đến hiện đại, để góp phần tô thắm trang sử truyền thống của Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng.
Máy bay EC225 của Không quân Hải quân Việt Nam là một trong những loại máy bay bay biển hiện đại nhất hiện nay
Trong những năm vừa qua, để đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quân đội, Quân chủng Hải quân nói chung và lực lượng Không quân - Hải quân nói riêng đã được đầu tư về vật chất, vũ khí trang bị kỹ thuật và con người để tiến thẳng lên chính quy, hiện đại.
Trước đòi hỏi của thực tiễn, được sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân, Cơ quan chỉ đạo Phòng không-Không quân Hải quân đã được thành lập ngày 4.2.2010 theo Quyết định Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây được coi là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của lực lượng Phòng không - Không quân thuộc quân chủng Hải quân.
Cũng từ đây, đội ngũ cán bộ được đào tạo chính quy ở trong và ngoài nước về chuyên ngành Không quân được trên bổ nhiệm và điều động về quân chủng Hải quân đảm nhiệm các vị trí, chức vụ quan trọng. Cùng với đó, quân chủng Hải quân cũng đã tuyển chọn các học viên tại Học viện Hải quân và quân chủng Phòng không - Không quân gửi đi đào tạo phi công ở nước ngoài như Canada, Pháp. Đây chính là đội ngũ cán bộ, phi công trẻ sau khi được đào tạo ở nước ngoài về sẽ là lực lượng chính để xây dựng và phát triển lực lượng Không quân - Hải quân hiện đại.
Đón Thủy phi cơ DHC-6 của lực lượng Không quân Hải quân về Việt Nam
Chính quy, hiện đại
Hiện nay, lực lượng Không quân - Hải quân đã thành lập mới, như Phi đội EC-225, Phi đội DHC-6, Lữ đoàn Không quân - Hải quân 954 và được đầu tư xây dựng doanh trại, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tại Cam Ranh, Khánh Hòa khá đồng bộ và hiện đại.
Đội ngũ cán bộ được tuyển chọn và điều động từ các học viện, nhà trường, đơn vị trong quân đội về công tác tại các đơn vị Không quân - Hải quân đều có trình độ chuyên môn tốt, yên tâm công tác, gắn bó với đơn vị và xác định rõ mục tiêu phấn đấu.
Để đội ngũ cán bộ, phi công, nhân viên kỹ thuật của lực lượng Không quân - Hải quân được rèn luyện qua thực tiễn, vừa có trình độ chuyên môn, vừa có bản lĩnh và kinh nghiệm, Cơ quan chỉ đạo Phòng không - Không quân quân chủng Hải quân đã tích cực, chủ động tham mưu và đề xuất với Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân những chủ trương và giải pháp sát thực nhằm nâng cao trình độ chỉ huy và thực hành cho tất cả các lực lượng Phòng không - Không quân Hải quân theo phương châm "tự đào tạo, đào tạo lại" thông qua tập huấn, diễn tập và nhiều hình thức khác...
Cơ quan cũng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chuyên ngành liên quan tổ chức huấn luyện, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ các cấp về nội dung chỉ huy tham mưu phòng không; tổ chức tập huấn cán bộ tiểu đội, khẩu đội, nhân viên tiêu đồ, máy đo xa cho hàng ngàn lượt người.
Câu chuyện giữa chúng tôi và đại tá Lê Mạnh Tiến bị ngắn quãng khi có trực ban không quân chuyển điện báo cáo: "Phi đội EC-225 và Phi đội DHC-6 tổ chức ban bay huấn luyện đầu xuân đúng kế hoạch, đảm bảo an toàn tuyệt đối".
Niềm vui lộ rõ trên gương mặt của vị đại tá có nhiều năm gắn bó với lực lượng Không quân - Hải quân.
Theo TNO
Trung úy hy sinh tại Trường Sa về với đất mẹ Ngày 23.1, chiến sĩ Phan Văn Hạnh (Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải Quân), hy sinh khi đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Trường Sa đã yên nghỉ tại quê nhà. Di ảnh người chiến sĩ trẻ Phan Văn Hạnh Căn nhà cấp 4 lụp xụp ở xóm Trung Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) từ chiều tối qua...