Tăng vũ khí, giảm cơ hội đàm phán Nga – Ukraine?
“Xung đột sẽ chỉ kết thúc khi NATO ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine” – thông điệp dứt khoát được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra trong bối cảnh phương Tây đang dồn lực cho đợt phản công quy mô lớn của Ukraine.
Giải pháp cho xung đột, vốn được tin là chỉ nên thông qua đàm phán hòa bình, lại chưa thể nhìn thấy.
Trong cuộc phỏng vấn với báo chí ngày 13/6 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin cáo buộc phương Tây khiến các thỏa thuận quan trọng hướng tới hòa bình mà Moscow đạt được với Kiev ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng 3/2022 sụp đổ, đồng thời kêu gọi Mỹ cùng đồng minh dừng cấp vũ khí cho Kiev, USAToday đưa tin.
Quân đội Ukraine được phương Tây viện trợ vũ khí liên tục phục vụ chiến dịch phản công. Ảnh: Getty.
“Tôi đã nói hàng nghìn lần rằng, Nga chưa bao giờ từ chối các cuộc đàm phán có thể dẫn đến một giải pháp hoà bình. Hơn nữa, trong các cuộc đàm phán tại Istanbul, chúng tôi đã khởi xướng một tài liệu như vậy. Chìa khoá để giải quyết vấn đề nằm ở phương Tây. Nếu họ muốn thấy một giải pháp thương lượng cho cuộc xung đột, họ chỉ cần ngừng cấp vũ khí”, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tuyên bố của Tổng thống Nga được đưa ra trong bối cảnh, cuộc tập trận không quân lớn nhất từ trước đến nay của NATO đã bắt đầu tại Đức, với 25 quốc gia tham gia, huy động khoảng 10.000 binh sĩ và 250 máy bay, trong đó có khoảng 100 máy bay của Mỹ. Theo Người phát ngôn NATO Oana Lungescu, cuộc tập trận nhằm gửi “một thông điệp rõ ràng rằng, NATO sẵn sàng bảo vệ từng tấc đất của đồng minh”. Đây được coi là một động thái cảnh báo với Nga, khi NATO thời gian qua đã tăng cường ủng hộ và viện trợ cho Ukraine, tạo thuận lợi cho Ukraine gia nhập khối này.
Trong tuyên bố mới nhất sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng ngày 13/6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cũng cho rằng, bất kỳ lợi thế chiến trường nào mà Ukraine đạt được khi phản công cũng có thể trở thành đòn bẩy trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai với Nga. Trong khi đó, Tổng thống Biden khẳng định, phản ứng của NATO với xung đột Ukraine đã khiến cho liên minh này ngày càng mạnh mẽ.
“Chúng tôi đã tăng cường sức mạnh cho sườn Đông của NATO, tuyên bố rõ ràng rằng sẽ bảo vệ từng tấc đất của liên minh. Tôi xin nhắc lại lần nữa: Cam kết của Mỹ với Điều 5 của NATO là không thay đổi”, ông Biden nói, đề cập tới điều khoản phòng thủ chung của liên minh.
Không dừng ở lời nói, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 13/6 đã công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 325 triệu USD dành cho Ukraine, trong đó có tên lửa cho hệ thống phòng không, đạn dược và phương tiện quân sự. Đây là gói viện trợ thứ 40 của Washington, được đưa ra từ khi Ukraine vừa bắt đầu chiến dịch phản công, trong đó một số phương tiện do Mỹ cung cấp đã bị phá hủy trên chiến trường. Đáng chú ý, theo tờ Wall Street Journal, Washington đang chuẩn bị cung cấp đạn uranium nghèo cho Ukraine sau nhiều tuần thảo luận. Uranium nghèo là chất thải của quá trình làm giàu uranium, tức tách đồng vị uranium-235 khỏi uranium tự nhiên, theo PravdaUkraine. Loại đạn pháo sử dụng thành phần uranium nghèo có khả năng xuyên giáp cao, giúp tăng khả năng đánh bại các mẫu thiết giáp hiện đại. Tuy nhiên, đạn pháo sử dụng uranium nghèo có thể gây rủi ro về môi trường và sức khỏe.
Trong báo cáo công bố năm 2022, Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc bày tỏ lo ngại độc tính hóa học của đạn uranium nghèo là mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn nhất, nguy cơ “gây kích ứng da, suy thận và tăng khả năng gây ra ung thư”. Theo chuyên gia Doug Weir của tổ chức Đài quan sát môi trường và xung đột, khi đạn uranium nghèo tấn công mục tiêu, chúng phân mảnh và đốt cháy, tạo ra hạt uranium độc hại về mặt hóa học nếu con người hít phải. Trước đó, hồi tháng 3, Anh được cho là đã gửi hàng chục nghìn quả đạn uranium nghèo tới Ukraine. Đại sứ quán Nga tại London đã lập tức phản ứng, nhấn mạnh Anh “sẽ không thể trốn tránh trách nhiệm về hậu quả của việc sử dụng đạn uranium nghèo được chuyển giao cho lực lượng vũ trang Ukraine”.
Theo Politico, việc phương Tây gia tăng hỗ trợ quân sự cho Ukraine có nguy cơ thổi bùng hơn nữa ngọn lửa căng thẳng khi Nga xác định, Mỹ và NATO đang là các bên trong cuộc xung đột. Tổng thống Nga trong một tuyên bố hồi tháng 3 cũng cho rằng, những kế hoạch viện trợ vũ khí liên tiếp là bằng chứng cho thấy phương Tây có ý định chống lại Nga tới cùng, không phải bằng lời nói mà bằng hành động. Hiện vẫn chưa rõ phương Tây định nghĩa ra sao về thành công của cuộc phản công mà Ukraine đang thực hiện, trong khi theo Tổng thống Nga, Ukraine đã bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn nhưng thất bại ở mọi hướng và chịu thiệt hại thảm khốc.
Về thông tin Mỹ sẽ cung cấp đạn chứa uranium nghèo cho Ukraine, ông Putin tuyên bố, Nga sẽ sử dụng vũ khí tương tự để đáp trả nếu cần thiết. Thế nhưng, vượt qua khỏi phạm vi chiến tranh, việc sử dụng uranium nghèo cũng có thể để lại những hậu quả nhân đạo và môi trường trong thời gian dài.
Trong diễn biến mới nhất, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov tuyên bố rằng, Mỹ không có kế hoạch thúc đẩy một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine, mà thay vào đó đang sử dụng Kiev như một vũ khí chống lại Nga để đạt được các mục tiêu của mình. Tuy nhiên, vị đại sứ cũng nhấn mạnh rằng, vũ khí của phương Tây sẽ không xoay chuyển được cục diện của cuộc xung đột. Dường như sự hoài nghi và bất đồng vẫn đang tồn tại, một đề nghị đàm phán hòa bình vẫn đang để ngỏ, và chiến trường vẫn rực lửa giữa những đợt phản công liên tiếp của hai bên.
Iran, Mỹ tiếp tục đàm phán về thỏa thuận hạt nhân thông qua Oman
Ngày 12/6, Iran thông báo đã tiếp tục các cuộc đàm phán gián tiếp với Mỹ thông qua trung gian Oman về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và việc trao đổi tù nhân giữa hai nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani phát biểu trong cuộc họp báo ở Tehran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani nêu rõ Tehran hoan nghênh những nỗ lực của các quan chức Oman, đồng thời cho biết đã chuyển thông điệp tới phía Mỹ liên quan việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt thông qua trung gian hòa giải này. Người phát ngôn này khẳng định phía Iran luôn đảm bảo duy trì đối thoại "minh bạch".
Bên cạnh vấn đề nối lại thỏa thuận hạt nhân, người phát ngôn Kanaani cho biết Tehran và Washington có thể sớm thống nhất việc trao đổi tù nhân.
Phát biểu trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán gián tiếp giữa Tehran và Washington nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) năm 2015 với nhóm P5 1 (gồm 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) vẫn chưa có bước đột phá nào. Tháng trước, IAEA cho biết các vấn đề hạt nhân với Iran đang ở trong trạng thái đình trệ, trong đó cả vấn đề lắp đặt lại một số thiết bị giám sát vốn ban đầu được triển khai theo JCPOA.
Ngày 11/6, nhà lãnh đạo tối cao của Iran, Đại giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei đã tái khẳng định lập trường chính thức của Iran, cho biết nước này chưa bao giờ có ý định chế tạo bom hạt nhân. Đại giáo chủ Ali Khamenei cũng nêu điều kiện để nối lại thỏa thuận hạt nhân với các nước phương Tây, theo đó yêu cầu giữ nguyên vẹn các cơ sở sản xuất hạt nhân của nước này.
Trước đó, ngày 9/6, cả hai bên đều phủ nhận thông tin sắp đạt được một thỏa thuận tạm thời.
Iran cùng các cường quốc thế giới đã ký thỏa thuận JCPOA vào tháng 7/2015, theo đó Tehran chấp nhận một số hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018 và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đơn phương, trong khi Iran đáp trả bằng việc giảm một số cam kết của nước này trong thỏa thuận. Các cuộc đàm phán nhằm khôi phục JCPOA bắt đầu vào tháng 4/2021 tại Vienna (Áo).
Nga khẳng định các cuộc đàm phán với Liên hợp quốc cần phải đạt kết quả Moskva nhận thấy những nỗ lực của Liên hợp quốc (LHQ) trong việc thực hiện bản ghi nhớ với Liên bang Nga về xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga ra thị trường thế giới và sẵn sàng tiếp tục đối thoại, nhưng các cuộc đàm phán này phải có kết quả. Đây là tuyên bố ngày 10/6 của Thứ trưởng...