Tăng vốn cho “tam nông”
Tại Hội thảo “Vai trò của Agribank về tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn TP.HCM”, do Báo Sài Gòn Giải phóng phối hợp Agribank tổ chức ngày 21.12 vừa qua tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng Agribank nên có những giải pháp để tập trung nguồn vốn với lãi suất thấp cho vay lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.
TS Trần Du Lịch phát biểu tại hội thảo cho biết nông nghiệp của TP.HCM phát triển trên “3 chân”: Đi đầu ứng dụng công nghệ sinh học, nông nghiệp kỹ thuật cao tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao nông nghiệp TP.HCM là nông nghiệp đô thị, chính vì thế mục tiêu là làm sao biến ngoại thành thành những khu vườn nghỉ dưỡng, gắn với phát triển du lịch. Trên cơ sở định hướng phát triển như vậy, Agribank nên bám sát vào 3 lĩnh vực trên, lên kế hoạch phát triển tín dụng cụ thể cho từng mảng. Ngược lại, TP.HCM cũng nên có giải pháp hỗ trợ ngân hàng, chẳng hạn ở địa bàn nông thôn cấp huyện, tiền nhàn rỗi của hệ thống kho bạc nhà nước nên gửi ở Agribank, tạo thêm nguồn vốn phục vụ phát triển “tam nông”.
TS Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐTV Agribank, cho biết trong thời gian tới Agribank xác định ưu tiên đẩy mạnh đầu tư tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn với nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng trưởng hằng năm 15 – 17%. Phấn đấu đến năm 2015, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn TP.HCM chiếm khoảng 50% tổng dư nợ, với cho vay nông nghiệp nông thôn đạt khoảng 40.000 tỉ đồng riêng đối với các huyện ngoại thành, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm bình quân 65% tổng dư nợ. Ông Bảo cam kết: “Chúng tôi sẽ đồng hành về tín dụng và dịch vụ ngân hàng với tất cả các chương trình phát triển nông nghiệp – nông thôn của TP.HCM. Cụ thể hóa cam kết này, ngay tại hội thảo 7 thỏa thuận, kế hoạch hợp tác, hợp đồng tín dụng… đã được các chi nhánh Agribank ký kết với các đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM”.
Cũng tại hội thảo, Agribank trao cho Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM – đại diện cho thành phố tiếp nhận số tiền 30 tỉ đồng ủng hộ các chương trình an sinh xã hội (ảnh).
Theo TNO
Chủ tịch tập đoàn Mai Linh: "Thua lỗ do chúng tôi sai lầm"
"Ba tháng nay, do khó khăn chúng tôi chưa trả được lãi cho người dân" - ông Hồ Huy, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Mai Linh, thừa nhận trước thông tin Mai Linh vay tiền của nhiều nhà đầu tư nhưng không trả nợ đúng hạn.
Video đang HOT
Ông Hồ Huy nói:
- Chúng tôi vay tiền của 800 người, tổng số vốn vay khoảng 500 tỉ đồng. Đây là nguồn vốn của những nhà hợp tác đầu tư, vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, cựu chiến binh để làm nguồn vốn lưu động và đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải là chính.
Khi kinh tế tốt thì đây là nguồn vốn cực kỳ tốt, nhưng nền kinh tế khó khăn như lúc này đem đến khó khăn cực kỳ lớn cho doanh nghiệp. Lý do: đây là nguồn vốn ngắn hạn nhưng chúng tôi lại đem đi đầu tư dài hạn từ 5-10 năm nên không thể nào xử lý được. Đầu tư một chiếc taxi phải sau năm năm mới thu hồi vốn, lúc này chúng tôi không biết lấy đâu ra tiền để trả.
Nhiều người cho vay khẳng định sở dĩ Tập đoàn Mai Linh gặp khó khăn như hiện nay là do đã sử dụng vốn vay sai mục đích, thay vì đầu tư kinh doanh vận tải, taxi lại đầu tư vào bất động sản, giáo dục...?
Chúng tôi khẳng định hầu hết vốn được đầu tư cho hoạt động kinh doanh vận tải, taxi, cho thuê xe, vận tải du lịch, vận tải hành khách theo tuyến cố định. Chúng tôi không làm dàn trải, tổng số vốn đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng của Mai Linh chỉ tập trung vào hoạt động vận tải, chiếm 95% tổng số vốn đầu tư.
Tập đoàn Mai Linh chỉ có ba ngành nghề chính là vận tải, du lịch và thương mại. Những ngành nghề khác không phải Mai Linh đầu tư mà người ta sử dụng thương hiệu và trả phí cho chúng tôi, chẳng hạn như trường ngoại ngữ, trường trung cấp nghiệp vụ.
Trước đây Mai Linh cũng có đầu tư 80 tỉ đồng vào thủy điện La La nhưng chúng tôi đã bán 90% cho các nhà đầu tư khác. Phần còn lại trong dự án này ai mua tiếp chúng tôi cũng sẽ bán để tập trung vào ngành nghề chính của mình là vận tải.
Tại thị trường TP.HCM, thị phần Hãng taxi Mai Linh hiện đã tuột xuống vị trí thứ hai sau Vinasun - Ảnh: M.Đức
Vậy vì sao Mai Linh lại lâm vào tình trạng khó khăn như hiện nay?
Chúng tôi vay vốn từ người dân với lãi suất 18-25%, nhưng công ty mẹ Mai Linh rót vốn vào gần 60 công ty con khắp cả nước với tổng số vốn hàng nghìn tỉ đồng. Những năm qua hằng năm các công ty con này chỉ trả cổ tức cho công ty ở mức 3-5%/năm. Phần chênh lệch lãi suất này khiến chúng tôi lỗ nặng.
Ngoài ra, là doanh nghiệp có số xe taxi nhiều nhất cả nước, phát triển hệ thống khắp Bắc, Trung, Nam, doanh thu cũng vào hàng lớn nhất nhưng tại thị trường lớn nhất nước là TP.HCM chúng tôi lại để tuột xuống vị trí thứ hai. Đây là sai lầm của chúng tôi. Chưa kể việc định hướng phát triển thành tập đoàn với mô hình công ty mẹ - con cũng là bước đi sai lầm vì làm phát sinh chi phí, khiến bộ máy cồng kềnh.
Chúng tôi đang thực hiện cơ cấu lại, theo đó các công ty con tại các tỉnh sẽ chuyển thành chi nhánh trực thuộc, bán bớt tài sản là bất động sản, sử dụng trụ sở thuê, sắp xếp lại công việc, từ đó giúp tiết kiệm chi phí và có nguồn tiền xoay xở trong bối cảnh hiện nay. Hoạt động kinh doanh taxi sẽ được cơ cấu lại theo hướng tập trung cho hai thị trường trọng yếu là Hà Nội và TP.HCM.
Vậy thông tin Mai Linh còn nợ bảo hiểm xã hội của người lao động sự thật như thế nào, thưa ông?
Toàn hệ thống Mai Linh nợ bảo hiểm xã hội khoảng 30 tỉ đồng, ngoài ra chúng tôi còn nợ bảo hiểm y tế, nợ thuế. Về nợ bảo hiểm y tế chúng tôi đã xin giãn, còn nợ thuế chúng tôi xin giãn đến qua tết âm lịch nhưng vẫn cố gắng có bao nhiêu nộp bấy nhiêu, có ngày nộp 10 triệu đồng, có ngày nộp 50 triệu đồng.
Tập đoàn Mai Linh có phương án nào trả nợ cho những người đã gửi tiền vào công ty?
Chúng tôi sẽ đàm phán với những người gửi tiền tại Mai Linh đồng ý với phương án giãn nợ thêm ít nhất 1-2 năm để tập đoàn thu xếp vốn, đồng thời giảm bớt lãi vay. Hiện nay chúng tôi đang trả người gửi tiền lãi suất 18-25%, cao hơn 5-10% so với lãi suất ngân hàng.
Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi cho rằng lãi suất huy động tại doanh nghiệp cao hơn lãi suất ngân hàng 3%/năm là phù hợp và điều đó cũng thể hiện sự chia sẻ với doanh nghiệp. Ba tháng nay do khó khăn chúng tôi chưa trả được lãi cho người dân. Phần lãi này chúng tôi cam kết sẽ thanh toán hết cho người dân trước tết âm lịch.
Về phương án trả nợ gốc, chúng tôi sẽ phân thành từng nhóm nhà đầu tư để trao đổi. Với những người gửi số tiền lớn, từ 1 tỉ đồng trở lên, chúng tôi sẽ đàm phán theo hướng để những người này trở thành cổ đông trong công ty, số tiền được quy thành cổ phiếu ưu đãi, sau hai năm cổ phiếu ưu đãi sẽ chuyển thành cổ phiếu phổ thông.
Nếu họ đồng ý thì mức cổ tức hằng năm công ty cam kết là 18%. Với những người gửi số tiền nhỏ vài trăm triệu đồng, chúng tôi sẽ ưu tiên trả dần vì đa số họ là cựu chiến binh, người về hưu...
Hiện nay chúng tôi đang đàm phán với các đối tác để bán bớt các bất động sản, lỗ 20-50% chúng tôi cũng bán để dồn sức vào phát triển vận tải. Các trạm dừng chân Cà Ná, Quảng Bình, Suối Sâu, Cái Bè chúng tôi cũng bán. Những chuyến vận tải đường dài thua lỗ sẽ cắt, còn những chuyến có lãi chúng tôi sẽ chuyển cho nhà đầu tư, cán bộ công nhân viên nhằm thoái vốn để đầu tư cho hoạt động taxi.
Theo Dantri
Mùa đông lạnh đi tắm nóng cùng "tiên nữ" tại Ba Vì Hàng trăm hộ dân ở xã Thuần Mỹ (Ba Vì, Hà Nội) đã sử dụng mạch nước nóng tự nhiên cộng với những cô gái xinh đẹp sẵn sàng làm vừa lòng du khách. Những biển hiệu tắm nóng tại xã Thuần Mỹ (Ba Vì, Hà Nội) Từ dịch vụ lành mạnh, hiện đang biến tướng và thậm chí có cả em út...