Tăng viện phí từ tháng 3.2016
Viện phí sẽ tăng từ 2-7 lần khi cộng thêm các chi phí tiền lương, chi phí phẫu thuật thủ thuật vào giá kể từ ngày 1.3.2016.
Ngày 20.1, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết liên Bộ Y tế – Tài chính vừa ban hành Thông tư liên lịch Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
Theo thông tư, giá dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm: giá dịch vụ khám chữa bệnh, giá dịch vụ ngày giường điều trị, giá dịch vụ kỹ thuật. Trong đó, giá dịch vụ khám chữa bệnh hiện bao gồm 4 yếu tố: Chi phí trực tiếp (thuốc dịch truyền, hóa chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế, chi phí điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ; Chi phí phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật; Chi phí tiền lương. Tuy nhiên hiện nay mới tính 3 yếu tố (chưa tính phụ cấp và tiền lương).
Kể từ từ tháng 3.2016, viện phí mới chỉ cộng thêm chi phí phụ cấp trực và phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Còn từ tháng 7.2016, viện phí sẽ đưa thêm chi phí tiền lương vào trong giá viện phí. Theo các chuyên gia, nếu tính đủ 4 yếu tố, viện phí sẽ tăng từ 2-7 lần so với hiện nay. Cụ thể, từ ngày 1.3, giá dịch vụ khám bệnh ở bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I là 20.000 đồng, hạng II là 15.000 đồng, hạng II là 10.000 đồng, hạng IV là 7.000 đồng và khám chuyên gia là 200.000 đồng. Từ ngày 1.7 khi tính đủ 4 yếu tố, tiền khám bệnh tương đương giữa các hạng bệnh viện là 39.000 đồng- 35.000 đồng- 31.000 đồng- 29.000 đồng. Ngoài ra, giá dịch vụ ngày giường bệnh áp dụng từ 1.3 từ 31.000 đến 354.000 đồng tùy hạng bệnh viện và từ ngày 1.7 giá dịch vụ từ 108.000 – 677.000 đồng.
Sẽ có hơn 1.800 dịch vụ được tăng giá.
Video đang HOT
Theo Dân Việt
Con sắp mổ cha chỉ còn hơn 2 triệu đồng
Sắp tới ngày mổ của con nhưng gia đình người dân tộc K'hor vẫn loay hoay chưa biết kiếm đâu ra tiền. Cầm năm triệu đồng từ Lâm Đồng xuống thành phố chữa bệnh cho con, chưa nộp được đồng nào tiền tạm ứng viện phí mà số tiền đã gần hết. Hỏi đến khoản tiền chữa bệnh cho con thì anh cũng chỉ biết lắc đầu chưa có.
Đó là trường hợp của bé K'Gin (9 tháng tuổi người dân tộc K'Ho ở thôn 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bị chứng bệnh hirschsprung (ruột hẹp), viêm ruột từ khi mới lọt lòng mẹ.
Theo anh K Sểnh cha của bé K'Gin kể, ngay từ khi lọt lòng mẹ bé đã bị chứng bệnh này nhưng gia đình không hề hay biết. Bé đẻ rơi trên đường đưa đến trạm xá, sau đó bé được đưa về nhà nhưng cả tuần bé cũng không đại tiện. Nghe mọi người mách bảo nên chỉ mua thuốc xịt để bé có thể đại tiện được.
Bé K'Gin cần lắm sự chia sẻ của bạn đọc.
Vì bệnh liên quan đến tiêu hóa nên bé ăn ít, chậm lớn và thường xuyên bị chứng trướng bụng và luôn phải hỗ trợ bằng thuốc xịt suốt thời gian dài.
Sau này bé mới được đưa tới bệnh viện địa phương nhiều lần nhưng đều được các bác sĩ khuyên đưa xuống BV TP.HCM để được điều trị. Vì không có tiền nên gia đình cứ đưa về nhà, dùng theo phương pháp cũ, càng ngày bé càng khó đại tiện và nhiều khi đau bụng, nóng sốt.
Lần gần đây, bé được các bác sĩ bệnh viện tỉnh chuyển xuống BV Nhi Đồng 2 để tiếp tục điều trị vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Sau khi bé nhập viện được 20 ngày, các bác sĩ theo dõi và đã có lịch mổ để sửa chữa khiếm khuyết này cho bé.
Tiên lượng sau phẫu thuật sức khỏe của con sẽ hồi phục tốt.
Tiên lượng sau ca phẫu thuật, bé sẽ dần hồi phục và có thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, hoàn cảnh kinh tế gia đình anh K Sểnh thuộc diện khó khăn của địa phương nên không có đủ tiền để chữa bệnh cho con.
Hai vợ chồng anh K Sểnh có 3 đứa con cuộc sống chỉ trông chờ việc trồng 2 sào lúa và làm thuê kiếm sống. Công việc làm thuê tùy theo mùa vụ khi có khi không nên gia đình vẫn thiếu thốn. Khi con bị bệnh, gia đình phải đi lại nhiều lần từ viện huyện đến tỉnh, không còn thời gian đi làm thuê nên càng trở nên thiếu thốn.
Anh K Sểnh cho nói: "Từ bé đến giờ nó cứ ốm đau suốt vì nó ăn được ít nó không đại tiện được nên hay quấy khóc. Bác sĩ nói đưa xuống bệnh viện thành phố để mổ cho nó nhưng không có tiền lại thôi.
Mình làm không đủ ăn nên không dám xuống dưới này chữa bệnh. Mới đây, nó không đại tiện được đưa nó đến bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh, bác sĩ lại chuyển xuống đây. Kiếm được có 5 triệu tiêu gần hết rồi vẫn chưa đóng được tiền viện phí. Bác sĩ nói sắp mổ cho nó rồi. Chưa biết kiếm đâu ra tiền để mổ cho nó nữa".
Trong khi gia đình anh K Sểnh còn đang kiếm ăn từng bữa thuộc diện nghèo của địa phương. Mỗi lần đi viện cầm theo 5-7 triệu đồng chi phí anh đã phải vay mượn. Lần này cần phải phẫu thuật cho K'Gin gia đình chưa đóng tiền viện phí rất mong được sự quan tâm chia sẻ của độc giả.
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Bạn đọcc có thể đóng tiền tạm ứng viện phí cho K'Gin (Khoa Ngoại Tổng hợp) tại Phòng tài chính kế toán hoặc Tổ trợ giúp bệnh nhân nghèo BV Nhi Đồng 2 hoặc anh K Sểnh thôn 1, xã Gia Hiệp, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Theo VietNamNet
Bị cận thị sẽ không được gọi nhập ngũ Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư140/2015/TT-BQP về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ. Theo thông tư mới, không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 có tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS. Tuyển...