Tăng tuổi nghỉ hưu: Nên hay không?
Một trong những nội dung lớn, tác động đến hầu hết người lao động và đang gây nhiều tranh cãi nhất trong dự thảo sửa đổi bộ luật Lao động 2012 là tăng tuổi nghỉ hưu.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của Bộ LĐ-TB-XH đang gây nhiều tranh cãiẢnh Ngọc Thắng
Quá tam 3 bận
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu không phải là vấn đề mới, song luôn luôn là vấn đề “ nóng” mỗi khi được đưa bàn thảo. Theo Bộ LĐ-TB-XH, quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 và nữ 55 đã tồn tại gần 60 năm nay. Năm 2007, trong quá trình soạn thảo luật Bình đẳng giới, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã được đưa ra thảo luận, nhưng không nhận được sự đồng thuận của nhiều người.
Năm 2012, Bộ này trình Quốc hội dự thảo bộ luật Lao động (LĐ )sửa đổi, đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 58 và nam lên 62. Để bảo vệ quan điểm này, Bộ LĐ-TB-XH đưa ra luận chứng tăng tuổi nghỉ hưu để đảm bảo bình đẳng giới giữa nam và nữ; giúp cân đối quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) và sử dụng lao động trình độ cao có lợi cho nền kinh tế. Một lần nữa, luật thông qua nhưng nội dung tăng tuổi nghỉ hưu bị gác lại. Tại Điều 187 bộ luật LĐ, tuổi nghỉ hưu vẫn giữ nguyên, nam là 60 và nữ 55.
Thống kê của Bộ LĐ-TB – XH, tỷ lệ người cao tuổi tại VN đang tăng nhanh, từ mức 6,9% dân số năm 1979, lên 10,5% dân số hiện nay. Dự kiến năm 2050, VN có khoảng 10 triệu người cao tuổi. Với các chính sách hiện nay, quỹ hưu trí, tử tuất sẽ bắt đầu mất cân đối, và không đủ chi trả các chế độ từ năm 2037.
2 năm sau, Bộ LĐ-TB-XH tiếp tục trình dự thảo luật BHXH sửa đổi đề nghị Quốc hội quyết định tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ. Theo lộ trình, từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Video đang HOT
Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Tuy nhiên, lý do mà Bộ LĐ-TB-XH đưa ra là Quỹ hưu trí và tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần, tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ đã không được các đại biểu đồng thuận. Tuổi nghỉ hưu vẫn giữ nguyên quy định nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
Trình phương án tăng “mượt mà”
Tại hội nghị tổng kết 3 năm thi hành bộ luật LĐ 2012, Bộ LĐ-TB-XH đã “đánh tiếng” sẽ nâng tuổi nghỉ hưu. Ngay sau đó, đề xuất này đã dấy lên cuộc tranh luận trái chiều.
Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN cho rằng, phải hết sức thận trọng, không thể nói tăng là tăng. “Công nhân bây giờ chủ yếu là LĐ trực tiếp, có nơi nghỉ hưu ở tuổi 40 – 45, làm sao đủ sức khỏe đến tuổi nghỉ hưu như đề xuất? Không thể so sánh người lao động của ta với quốc tế bởi các nước phát triển họ làm việc trí óc, trong điều kiện công nghệ hiện đại. Hơn nữa, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tăng sức ép việc làm, giảm cơ hội của LĐ trẻ”, ông Chính nói.
Trước áp lực việc làm trên thị trường LĐ, TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động, Xã hội cũng bày tỏ, chưa nên tăng tuổi nghỉ hưu trong thời điểm này, 5-7 năm nữa khi có lộ tình thích hợp hãy bàn đến.
Mặc dù sau nhiều lần không thành công và vấp phải những ý kiến trái chiều, Bộ LĐ-TB-XH vẫn kiên trì đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu. Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây, ngoài phương án giữ nguyên như hiện tại, Bộ LĐ-TB-XH trình phương án tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 60.
Theo đó, lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng để đảm bảo việc tăng tuổi nghỉ hưu được vận hành “mượt mà”, không gây xáo trộn mạnh đến việc bố trí và sử dụng lao động. Theo Bộ LĐ-TB-XH, cơ quan soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến đề nghị tăng tuổi nghỉ hưu.
Để bảo vệ quan điểm của mình, Bộ này đưa ra 4 lý do:
Thứ nhất, tuổi thọ bình quân của người VN những năm gần đây đã tăng nhiều so với giai đoạn trước đây và khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài nên thực tiễn nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm, và họ vẫn có đủ sức khỏe tham gia lao động tiếp.
Thứ hai, dân số nước ta đang chuyển từ thời kỳ dân số vàng sang giai đoạn già hóa dân số, trong tương lai lực lượng lao động trẻ sẽ thiếu hụt, nếu cứ giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí, tử tuất không đảm bảo trong dài hạn.
Thứ ba, tăng tuổi nghỉ hưu để bảo đảm sự không phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động nữ để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế như Công ước Cedaw, công ước của ILO…
Thứ tư, tăng tuổi nghỉ hưu để tận dụng được nguồn nhân lực động có trình độ, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Nhiều nước trên thế giới cũng đã và đang điều chỉnh tăng tuổi hưu, có nước lên tới 67 tuổi.
Câu chuyện tăng tuổi nghỉ hưu đã tốn khá nhiều giấy mực vẫn chưa đi đến hồi kết. Dự kiến dự thảo sẽ trình Chính phủ vào tháng 1.2017 và được Quốc hội xem xét vào tháng 4.2017.
(Theo Thanh Niên)
Hai phương án tuổi nghỉ hưu
Theo đề xuất của Bộ Lao động, tuổi nghỉ hưu có thể giữ như hiện hành (nữ 55 tuổi, nam 60) hoặc tăng lên 60-62 tuổi.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lao động. Trong đó, Bộ đưa ra hai phương án tuổi nghỉ hưu: giữ như hiện hành (nam 60 và nữ 55 tuổi) và tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 và nữ lên 60. Việc tăng này được thực hiện theo lộ trình mỗi năm 3 tháng để đảm bảo vận hành "mượt mà", không gây xáo trộn mạnh đến bố trí và sử dụng lao động.
Những nguyên nhân khiến quỹ hưu trí mất cân đối (xem chi tiết). Đồ họa: Tiến Thành - Hoàng Phương.
Lãnh đạo Bộ cho hay, đề xuất này dựa trên nhiều cơ sở: tuổi thọ bình quân của người Việt Nam đã tăng so với giai đoạn trước, khoảng cách giữa tuổi thọ bình quân với tuổi nghỉ hưu bình quân là rất dài, nhiều người nghỉ hưu vẫn tiếp tục tham gia lao động, có nhu cầu làm việc thêm; Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số. Đồng thời, nếu giữ tuổi nghỉ hưu như hiện tại thì quỹ hưu trí đang mất cân đối.
Theo tính toán của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, nếu không nâng tuổi nghỉ hưu thì năm 2020, mức thu Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ bằng mức chi và đến 2037, cán cân thu chi cân bằng, bao gồm cả kết dư quỹ, phải lấy ngân sách bù vào.
Ông Trần Đình Liệu, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phân tích, hiện nay tuổi thọ bình quân của người Việt là 73, thời gian bình quân đóng BHXH khoảng 25 năm, bình quân tuổi nghỉ hưu là 54 (nam 60, nữ 55 tuổi); thời gian hưởng lương hưu kéo dài khoảng 19-20 năm thì không quỹ nào chịu nổi.
"Với mức đóng và tỷ lệ đóng như hiện nay thì mức hưởng lương hưu của người Việt Nam chỉ khoảng 55 -60%, nhưng người lao động đang được hưởng tối đa 75%. Việc điều chỉnh mức hưởng của người lao động rất khó nên phải nâng tuổi nghỉ hưu lên", ông lý giải.
Dự án đang lấy ý kiến rộng rãi chuyên gia và người dân. Tháng 1/2017, dự thảo Luật sẽ chính thức trình Thủ tướng và tháng 4/2017 trình Quốc hội.
Thái Mạc
Theo VNE
Bảo hiểm xã hội kiến nghị tăng tuổi nghỉ hưu Ông Trần Đình Liệu, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết, quỹ bảo hiểm xã hội đang mất cân đối chi trả trung bình cho 6 năm lương hưu của mỗi người dân. Trao đổi với báo chí chiều 26/10, ông Trần Đình Liệu, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cho biết tuổi nghỉ...