Tăng tuổi nghỉ hưu: Hãy để người lao động được nghỉ ngơi
Nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như luật hiện tại, ngoài ra còn thêm lựa chọn nếu người lao động đóng đủ 30 năm BHXH thì có quyền được nghỉ trước tuổi mà vẫn nhận mức % lương hưu cao nhất.
Kết thúc phiên thảo luận về Dự án Bộ Luật Lao động (sửa đổi), nội dung tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động (NLĐ) vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Góp ý vấn đề này, số đông bạn đọc vẫn bày tỏ băn khoăn về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của ban soạn thảo. Một bạn đọc tên Chung, đặt câu hỏi: “Tuổi thọ tăng thì tuổi hưu phải tăng theo? Lúc nghỉ hưu, NLĐ cũng cần sức khỏe mà hưởng tuổi già, chăm lo bản thân và gia đình. Mặt khác tuổi thọ đâu có đồng nhất ở mọi lĩnh vực. Vì thế cần giữ nguyên tuổi hưu. Ai nghỉ hưu mà thấy còn sức khỏe và năng lực, xin cứ việc đi làm hợp đồng.
Theo bạn đọc Nguyễn Văn Phúc, giữ tuổi nghỉ hưu như cũ là hợp lý. “Tuy tuổi thọ người Việt Nam có tăng nhưng đời sống còn thấp, chế độ BHYT, có những loại thuốc người về hưu phải mua bên ngoài. 55 và 60 tuổi trí tuệ sa sút thể lực cũng kém nên nghỉ hưu sớm, để sống cuộc đời còn lại với gia đình với con cháu”- bạn đọc này, bày tỏ. Bạn đọc Nguyễn Thanh Vũ dẫn chứng thực tế: “Tôi không biết tuổi thọ tăng như thế nào chứ xung quanh nhà tôi có bán kính khoảng 1 km thì NLĐ không có người nào sống đến 65 tuổi cả họ lần lượt ra đi có người chưa kịp lãnh tháng lương hưu đầu tiên nữa, nếu còn sống thì cũng đi không nổi. Tóm lại tăng tuổi hưu thì không nên tăng tuổi hưu NLĐ trực tiếp”. Bạn đọc Kỳ Trịnh thì cho rằng khi trang trai cuôc sông không con canh canh trong long thi thiên hương muôn nghi ngơi la tâm ly chung. “Ban thân tôi khi bươc qua tuôi 50 la tri tuê giam sut tưng ngay, ai noi tuổi thọ tăng, tăng tuổi hưu là xác đáng nghe rất kho thuyêt phuc. Theo tôi giư nguyên tuôi hưu, ai con ham muôn công hiên thi tư ho quyêt đinh” – bạn đọc này, góp ý.
Nhiều ý kiến đề nghị nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như luật hiện tại, ngoài ra còn thêm lựa chọn nếu người lao động đóng đủ 30 năm BHXH thì có quyền được nghỉ trước tuổi mà vẫn nhận mức % lương hưu cao nhất
Video đang HOT
Để chính sách BHXH đi sát thực tiễn cuộc sống, bạn đọc Văn Hóa cũng đồng tình với ý kiến giữ nguyên tuổi nghỉ hưu như luật hiện tại, ngoài ra còn thêm lựa chọn nếu NLĐ đóng đủ 30 năm BHXH thì họ có quyền được nghỉ trước tuổi mà vẫn nhận mức % lương hưu cao nhất. Tương tự là ý kiến của bạn đọc Quang Lý. “Về bản chất BHXH cũng giống như các loại bảo hiểm khác, có muốn thay đổi thì chỉ được áp dụng với các đối tượng đăng ký hợp đồng sau ngày luật ban hành. Vơ đũa cả nắm, mập mờ đối tượng áp dụng… đấy là bội tín” – bạn đọc này, góp ý. Cùng góc nhìn, bạn đọc tên Hương cho rằng nếu là NLĐ hưởng lương thi đó là công chức hay viên chức đều không muốn tăng tuổi nghỉ hưu. Từ thực tế đó, bạn đọc này đề nghị Ban soạn thảo nên quy định quyền nghỉ hưu cho nữ từ tuổi 55 và nam ở tuổi 60. Đồng thời phải có qui định rõ khi đạt được 30 năm đóng BHHX thì NLĐ có quyền nghỉ hưu như thế nào. Theo bạn đọc này, việc chỉ căn cứ và tuổi để được nghỉ hưu là không thoả đáng. Những người tham gia đóng bảo hiểm từ rất sớm sẽ không được quyền nghi hưu sớm hơn sẽ rất vô lý.
Theo bạn đọc Nguyenvankhanh, không thể tăng tuổi nghỉ hưu với giáo viên vì đp61i tượng này chịu áp lực rất lớn về trí tuệ, càng lớn tuổi trí nhớ càng giảm nhiều, bệnh tật gia tăng, tuổi thọ thấp. “Chúng tôi là nhà giáo đang muốn giảm tuổi nghỉ hưu để còn có ít năm thanh thản sau nhiều năm chịu áp lực. Đề nghị Quốc Hội lấy ý kiến rộng rãi hơn để trước khi quyết định 1 vấn đề hệ trọng liên quan đến con người” bạn đọc này, kiến nghị. Phân tích sự bất cập của chính sách BHXH, bạn đọc Thạch Thảo, viết: “Công chức, viên chức thì làm 40 giờ /tuần, còn NLĐ bình thường phải làm 48 giờ /tuần chưa kể phải tăng ca. Tại sao tuổi nghỉ hưu lại cào bằng Ai cũng là con người, một ngày đều có 24 tiếng. So thử thời gian làm việc giữa NLĐ và công chức, viên chức xem tới cái tuổi được nghỉ hưu ai phải làm nhiều hơn?”.
Theo nhiều bạn đọc, việc chỉ căn cứ và tuổi để được nghỉ hưu là không thoả đáng.
Theo một bạn đọc tên Tuong, có một số vấn đề cần phân tích cho rõ hơn khi quy định tuổi hưu đối với công nhân các ngành nghề may mặc, da giày, thủy sản Theo qui định hiện nay, tuổi nghỉ hưu 60 nam và 55 nữ CN các ngành may mặc, da giày, thủy sản đã với không tới rồi, nay nâng lên nữa liệu có khả thi không BHXH. Do vậy, nên thống kê xem hiện nay bao nhiêu người làm trong những ngành này được hưởng lương hưu, chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm so với tổng số lao động ở các ngành này và mức hưởng lương hưu bình quân bao nhiêu phần trăm. “Có một Thứ Trưởng giải thích cần phân biệt tuổi nghề và tuổi đời. Nhưng lao đông trong các ngành này lương rất thấp, tay làm hàm nhai, lãnh lương tháng nào hết tháng đó. Vậy sau khi hết tuổi nghề không làm việc nữa thì họ sống bằng gì để chờ đến tuổi nhận lương hưu? Khối Quân đội, Công an, Công chức, Viên chức nhà nước hưởng lương hưu trên mức lương bình quân 5 năm, 7 năm cuối cùng trước khi nghỉ, có nghĩa khối này đóng ít nhưng lại được hưởng lương hưu nhiều. Đây có phải là một trong những nguyên nhân làm vỡ quỹ lương hưu không cần phải phân tích cho rõ” – bạn đọc này, bày tỏ.
Bài và ảnh: AN CHI
Theo Nguoilaodong
UBTVQH cho ý kiến về 13 dự án luật, bộ luật tại phiên họp thứ 37
Từ ngày 9-9 đến 21-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tiến hành phiên họp thứ 37. Tại phiên họp này, UBTVQH xem xét và cho ý kiến về 13 dự án luật, bộ luật; báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thi hành Hiến pháp; cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 8 của Quốc hội cùng các báo cáo và quyết định nhiều vấn đề quan trọng khác.
Các dự án luật, bộ luật được cho ý kiến bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; Luật Thanh niên (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư (sửa đổi); Luật Doanh nghiệp (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. UBTVQH cũng sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chứng khoán (sửa đổi); việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Bên cạnh đó, cơ quan thường trực của Quốc hội còn tiến hành giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2012-2018"; đặc biệt, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 cũng sẽ được trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến.
Các nội dung khác cũng nằm trong chương trình nghị sự là sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về quản lý và sử dụng nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; các báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát tối cao về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019; công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng chống tham nhũng năm 2019...
ANH PHƯƠNG
Theo SGGP
Quỹ bảo hiểm xã hội đang phải bù lớn cho người về hưu Trước đây, hệ thống quỹ hưu trí được Nhà nước bao cấp. Bây giờ Nhà nước không bao cấp quỹ hưu trí nhưng quỹ bảo hiểm xã hội vẫn tiếp tục bao cấp. Vừa qua, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi). Liên quan đến đề xuất tăng tuổi hưu, đại biểu...