Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần tạo cơ hội việc làm cho lớp trẻ
Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đối với lãnh đạo cần dựa trên nền tảng năng lực của mỗi người để quyết định; cần xem xét lại cơ chế đề bạt đối với lớp trẻ. Phương án kéo dài thời gian làm việc với lao động nữ cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Bộ luật Lao động được Quốc hội sửa đổi và thông qua năm 2012 sẽ có hiệu lực từ tháng 5/2013. Trong đó quy định tuổi nghỉ hưu của nam là 60 tuổi, nữ là 55 tuổi. Đồng thời quy định: người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm. Trong quá trình xây dựng nghị định hướng dẫn nội dung nêu trên, các bộ liên quan đề xuất hai phương án: thứ nhất, việc kéo dài thời gian làm việc được áp dụng đối với người lao động (cả nam và nữ); thứ hai, chỉ áp dụng đối với lao động nữ.
Đối tượng kéo dài thời gian làm việc cũng nêu phương án: người giữ chức vụ từ vụ trưởng, vụ phó hoặc tương đương; lãnh đạo tập đoàn kinh tế nhà nước (ví dụ chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc…).
Tiến sĩ Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế, bày tỏ quan điểm đồng tình với phương án tăng tuổi nghỉ hưu đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác. Nhưng ông Trọng cho rằng khi kéo dài tuổi nghỉ hưu cần tính đến hai yếu tố: Một là tạo điều kiện, cơ hội cho những người đến tuổi nghỉ hưu như trước đây, mặt khác cũng phải chú ý đến lớp người bước vào độ tuổi lao động vì dân số nước ta cũng đang bước vào giai đoạn dân số vàng. Do đó, trong quá trình thực hiện lộ trình kéo dài tuổi nghỉ hưu cần phải chú ý tạo việc làm cho lớp trẻ.
Về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đối với lãnh đạo, ông Trọng cho rằng cần dựa trên nền tảng năng lực của mỗi người để quyết định. Bên cạnh đó, cần xem lạicơ chế. Nếu vẫn áp dụng cơ chế bổ nhiệm và đề bạt dựa trên kinh nghiệp thì lớp trẻ rất khó có cơ hội. Thay vào đó là cơ chế đề bạt cán bộ bằng thi tuyển sẽ đem đến cơ hội bình đẳng với tất cả.
Video đang HOT
Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đối với lãnh đạo cần dựa trên nền tảng năng lực của mỗi người. (Ảnh minh họa)
Phương án chỉ kéo dài thời gian làm việc đối với lao động nữ hiện cũng đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Theo thống kê về độ chênh lệch giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ của Liên hợp quốcở 142 nước trên thế giới cho thấy, có 51 nước tuổi nghỉ hưu của lao động nữ kém nam giới thường là 5 tuổi, Việt Nam nằm trong số các nước này.
Bày tỏ quan điểm, bà Louise Chamberlain, Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho rằng một trong những rào cản đối với nữ giới khi phấn đấu trở thành lãnh đạo ở Việt Nam là sự phân biệt đối xử về tuổi nghỉ hưu. Bên cạnh đó, tuổi nghỉ hưu không ngang bằng cũng không thích hợp với tinh thần của Công ước Quốc tế về chống phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) mà Việt Nam đã thông qua từ năm 1982.
Thống kê, khảo sát của Tổng Liên đoàn Lao động về tuổi nghỉ hưu đối với lao động nữ từ năm 2011 cho thấy thực tế, hầu hết lực lượng lao động trong khu vực nặng nhọc, độc hại như chế biến thủy hải sản, dệt may, cạo mủ cao su… đều mong muốn giảm tuổi nghỉ hưu vì đến tuổi 55 họ không thể làm được những việc nặng như thế nữa. Đối với lao động làm hành chính đa số lại muốn tuổi nghỉ hưu như hiện tại. Riêngcán bộ làm công tác quản lý cấp vụ trở lên thì 47% trả lờimuốn kéo dài tuổi nghỉ hưu lên 58 – 60 tuổi….
Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng, phạm vi đối tượng lao động nữ được đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu khó khả thi. Bà Mai đưa ra hai phương án. Một là từ 2013 – 2015 sẽ tăng tuổi nghỉ hưu (áp dụng trong nhóm lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao: người có học vị tiến sỹ; nhóm lao động quản lý: người giữ chức danh vụ trưởng và tương đương, có phụ cấp chức vụ…). Theo lộ trình từ 2015- 2020 sẽ mở rộng dần việc tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng khác. Lộ trình này có thể kéo dài hơn tùy theo điều kiện cải cách của bộ máy hành chính nhà nước. Phương án 2, áp dụng theo đề xuất nhưng giãn lộ trình theo hướng 2 – 3 năm tăng 1- 2 tuổi, đến năm 2020 thì đạt tuổi nghỉ hưu cho nhóm này như nam giới. Cũng theo bà Mai, việc lựa chọn phương án phân loại các nhóm lao động nữ, có lộ trình tăng dần tuổi nghỉ hưu sẽ phù hợp với quá trình cải cách hành chính và phát triển kinh tế – xã hội, phù hợp với tốc độ già hóa dân số.
Theo Dantri
Nên nâng tuổi làm việc cho nữ giới
Hoạt động chuẩn bị hướng dẫn kéo dài tuổi làm việc chính thức cho một số nhóm đối tượng đang được xã hội sôi nổi bàn bạc. Nhiều người nói không nên, có người lại đề xuất nên tăng tuổi nghỉ hưu cho một số nhóm nghề, nhất là cho nữ giới.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần Bệnh viện Bạch Mai - đề xuất:
- Trước hết quan điểm của tôi là dựa trên bình đẳng giới, ngoại trừ các chính trị gia, còn cả nam và nữ giới đều nên nghỉ ở tối đa là 60 tuổi. Nữ giới trong quá trình làm việc còn có những năm nghỉ để thực hiện thiên chức sinh con, nuôi con, đến tuổi này là họ đã rỗi rãi hơn, tại sao không cho người ta phục vụ bù lại?
* Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng nữ giới đến tuổi 55 đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu kéo dài tuổi lao động sẽ khó khăn cho họ. Là thầy thuốc, ông thấy ý kiến này thế nào?
- Về yếu tố sức khỏe, đúng là có một bộ phận nữ giới đến tuổi 55 đã gặp nhiều vấn đề. Vì vậy không nên quy định cứng mà nên quy định mềm dẻo. Nữ giới đến tuổi 55 là có quyền nghỉ hưu với đầy đủ chế độ lương bổng, nhất là với người lao động trực tiếp. Nhưng ở một số nhóm ngành nghề như nhà khoa học, giáo viên, bác sĩ, nhân viên ngân hàng..., nói chung là nhóm lao động trí óc thì họ có thể tiếp tục làm việc đến 60 tuổi.
Trong quãng thời gian khung 55-60 tuổi, người lao động có thể đề nghị nghỉ hưu bất kỳ lúc nào nếu họ có nhu cầu. Còn với nam giới, tôi cho là nên nghỉ hưu ở tuổi 60, có điều chỉnh chỉ nên điều chỉnh cho phụ nữ nhưng vẫn để cơ chế mềm dẻo cho họ lựa chọn. Như vậy mới là thật sự bình đẳng giới, không nên tăng cho nữ thì nhân tiện tăng cả cho nam.
Ông Nguyễn Minh Tuấn - Ảnh: LAN ANH
* Nhiều nước đã đề nghị hoặc chính thức kéo dài tuổi làm việc 65 tuổi. Tuổi nghỉ hưu ở VN hiện hành 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam là thấp hơn nhiều nước, nhưng như ý ông nói là không nên điều chỉnh cho nhóm nam trừ các chính trị gia. Vì sao vậy?
- Phần đông các nước tăng tuổi được nghỉ hưu vì họ thiếu lao động, và người lao động ở những nước đó đang đấu tranh để được nghỉ hưu sớm hơn. Còn nước ta hiện đang ở giai đoạn dân số vàng, người trong độ tuổi lao động rất dồi dào, nếu thế hệ trước không về thì thế hệ sau sẽ ùn lại, không có chỗ dụng võ và cống hiến. Trong nghề nghiệp của chúng tôi, lứa tuổi chúng tôi nếu so với các bạn trẻ được đào tạo tốt, giỏi ngoại ngữ đã thấy có những chỗ chậm hơn. Những người có trình độ khoa học, ngoại ngữ thật sự thì việc nghỉ hưu đúng tuổi cũng không làm mất cơ hội cống hiến, họ hoàn toàn có thể tiếp tục làm việc mà không giữ các chức vụ quản lý, làm việc theo chế độ hợp đồng.
Nếu có năng lực, còn sức khỏe, ở đâu cũng có đất dụng võ. Nhiều bác sĩ hiện nay đang làm việc tại bệnh viện công nhưng vẫn có phòng mạch tư. Nếu được nghỉ hưu họ sẽ có thêm cơ hội đóng góp cho hệ thống y tế tư nhân, để giảm áp lực của tình trạng quá tải bệnh viện lên hệ thống bệnh viện công. Hay các giáo viên cũng có thể dạy học tư, dạy học hợp đồng. Các chuyên gia kinh tế cũng vậy, các doanh nghiệp tư nhân đang rất cần người có kinh nghiệm...
* Theo ông, việc tăng thêm tuổi nghỉ hưu có tận dụng nguồn nhân lực có trình độ và năng lực này?
- Tôi vẫn bảo lưu ý kiến là ngoại trừ chính trị gia thì cả nam và nữ nên nghỉ hưu ở tuổi 60 là tối đa. Sau đó nếu còn sức khỏe, người lao động vẫn có thể cống hiến bằng các hoạt động chuyên môn. Như vậy cũng là giải bài toán nhân lực cho lực lượng lãnh đạo trẻ, người lao động trẻ và tạo động lực cho phát triển khoa học công nghệ.
Theo 24h
Nâng tuổi nghỉ hưu: Tránh đặc quyền đặc lợi Nhiều chuyên viên cho rằng việc hướng dẫn khoản 3, điều 187 của Bộ luật lao động về kéo dài tuổi nghỉ hưu cho một số đối tượng cần được cân nhắc kỹ, tránh tình trạng một bộ phận "ở lại" không phải để cống hiến mà để hưởng đặc quyền đặc lợi. * PGS.TS BÙI THỊ AN (ủy viên Ủy ban Khoa...