Tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại cần dựa vào xuất khẩu
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực.
Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,48% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của cùng kỳ năm ngoái. Các chuyên gia kinh tế đánh giá cao những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, tuy nhiên để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay vẫn là một thách thức. Đồng thời nhận định, để tăng trưởng kinh tế trong 3 quý còn lại cần tiếp tục dựa vào khu vực xuất khẩu.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng bức tranh kinh tế – xã hội Việt Nam quý I/2021 tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Theo đó, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 4,48%. Đây là mức tăng trưởng khá so với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; đầu tư, xuất khẩu đã tiếp tục tăng, tốt hơn rất nhiều so với cùng kỳ.
Để đạt được các chỉ số tăng trưởng đề ra, cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đúng đối tượng để vực dậy các doanh nghiệp.
Hoạt động xuất nhập khẩu ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ, cho thấy nền kinh tế đã và đang tận dụng hiệu quả các Hiệp định Thương mại tự do đã được ký kết. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt hơn 152 tỷ USD, tăng so với cùng kỳ năm 2020 và tiếp tục xuất siêu trên 2 tỷ USD…
Bên cạnh việc đánh giá cao chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép thì chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long kiến nghị cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các doanh nghiệp đúng đối tượng, đáp ứng yêu cầu thiết thực để thúc đẩy động lực tăng trưởng trong thời gian tới.
“Động lực quan trọng là những động cơ của tăng trưởng đó là tất cả các thành phần kinh tế đều phải phát huy. Trong bối cảnh tình hình đó những giải pháp mà Chính phủ đề ra rất nhiều, cụ thể nhưng một vấn đề quan trọng có hiệu quả thực thi các chính sách đó, cần có kiểm tra, thanh tra và giám sát phải thực sự có hiệu quả và người thực thi quyền, trách nhiệm rõ ràng” – ông Ngô Trí Long nhận định.
Tuy nhiên, nhìn vào từng chỉ số vĩ mô thành phần cũng có thể thấy vẫn còn nhiều lưu ý, như số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng hơn 28%; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%. Vận tải hành khách vẫn gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19, giảm 11,8%. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi còn cao.
Cùng với đó, hiện tượng sốt đất diễn ra ở nhiều khu vực, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế… Đây là những nhiệm vụ hết sức nặng nề, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có sự điều tiết hợp lý.
Video đang HOT
Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý I/2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 4,48% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của cùng kỳ năm ngoái.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay với mục tiêu đề ra là 6,5%, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, đây là một nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh hiện nay.
Do đó, ngoài việc thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vào những dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm quốc gia, có kế hoạch, đúng đối tượng thì cần tiếp tục thu hút FDI. Bởi trong bối cảnh nguồn lực trong nước đã hạn chế trong khi Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh để thu hút đầu tư tập đoàn lớn.
Nhận định về tăng trưởng kinh tế trong 3 quý tới cần dựa vào khu vực xuất khẩu, PGS.TS. Phạm Thế Anh nêu quan điểm: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu sống phụ thuộc vào xuất khẩu, năm nay thì các chính sách tài khóa tiền tệ của Việt Nam sẽ đóng vai trò ít quan trọng hơn so với năm ngoái. Việt Nam năm ngoái ký hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là hiệp định EVFTA được kỳ vọng nó sẽ phát huy hiệu quả trong năm nay, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam họ cũng chỉ hướng đến xuất khẩu, đây thế mạnh của mình, cái đó tôi nghĩ rằng sẽ đóng góp chính vào tăng trưởng trong năm nay”.
Thách thức nào 'cản đường' mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới của Trung Quốc?
Các chuyên gia cho rằng mục tiêu tăng trưởng kinh tế hơn 6% trong năm 2021 của Trung Quốc là "quá thận trọng" và nhấn mạnh rằng, tăng trưởng của quốc gia này có thể vượt 8% trong năm nay.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% vào năm 2021. (Nguồn: Twitter)
Ngày 5/3, trong bản báo cáo công việc năm 2021 tại Lễ khai mạc Kỳ họp thứ tư Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại, tức Quốc hội - NPC) Khóa XIII, Thủ tướng Lý Khắc Cường thông báo, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng hơn 6% vào năm 2021.
"Khi đặt ra mục tiêu này, chúng tôi đã tính đến sự phục hồi của hoạt động kinh tế", Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh.
Mục tiêu mới "quá thận trọng"
Năm 2020, Trung Quốc đã chi hàng trăm tỷ USD cho các chương trình kích thích hoạt động kinh tế, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng lớn và phát tiền mặt cho người dân.
Thủ tướng Lý Khắc Cường cho rằng, Trung Quốc đã đặt mức thâm hụt ngân sách trong năm vào khoảng 3,2%; thấp hơn một chút so với năm ngoái, "dựa trên việc ngăn chặn hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế".
Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng giảm lượng tiền mà các chính quyền địa phương có thể phát hành trái phiếu đặc biệt trong năm nay xuống khoảng 100 tỷ Nhân dân tệ (15 tỷ USD) - mặc dù vẫn đạt khoảng 3,65 nghìn tỷ Nhân dân tệ (564 tỷ USD). Số tiền đó chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như mạng 5G, sân bay, đường sắt....
"Trung Quốc cũng sẽ không phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt trong năm nay. Chính phủ đã phát hành khoảng 155 tỷ USD trái phiếu như vậy vào năm 2020 để tài trợ cho thiết bị y tế và công nghệ được sử dụng để chống lại đại dịch Covid-19", Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh.
Ông Lý Khắc Cường cũng cho biết, Chính phủ sẽ duy trì sự "hỗ trợ cần thiết" cho nền kinh tế và "tránh những bước ngoặt" trong chính sách khi cố gắng cân bằng sự phục hồi.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế hướng tới các ưu tiên khác, bao gồm cả mong muốn không phụ thuộc vào Mỹ về công nghệ chủ chốt - mặc dù một số nỗ lực của nước này đã bị cản trở bởi các hạn chế của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc.
Thủ tướng Lý Khắc Cường nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tập trung vào đổi mới bằng cách chi nhiều tiền hơn cho nghiên cứu và phát triển. Nước này đang cố gắng giảm lượng khí thải và dự định tăng cường các biện pháp toàn diện và nỗ lực chung về ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí.
Tuy nhiên, mục tiêu mới này lại thấp hơn những gì một số chuyên gia muốn thấy đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Iris Pang, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại ING cho hay, Trung Quốc bất ngờ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP, nhưng ở mức tương đối thấp. "Tôi lo lắng rằng, mục tiêu GDP thấp có thể báo hiệu khả năng Chính phủ đưa ra kịch bản cho sự trở lại của Covid-19", ông Iris Pang nhấn mạnh.
Các nhà phân tích tại Nomura nhận thấy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế mới có thể được hiểu là "quá thận trọng". "Theo quan điểm của chúng tôi, Bắc Kinh nhận thức sâu sắc rằng, tăng trưởng của quốc gia này có thể vượt 8% trong năm nay", các nhà phân tích tại Nomura nói.
Thách thức nào đang "cản đường" kinh tế?
Theo trang CNN , vẫn có những lĩnh vực khác mà Bắc Kinh phải "để mắt" đến trong năm nay.
Xét cho cùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 (2,3%) vẫn là tốc độ chậm nhất của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tồn tại một số điểm yếu. Đó là doanh số bán lẻ đã sụt giảm. Điều này cho thấy rằng, người dân tại quốc gia này vẫn còn thận trọng với việc tiêu tiền trong bối cảnh đất nước đang đấu tranh để dập tắt hoàn toàn dịch Covid-19.
Chương trình vaccine ngừa Covid-19 của quốc gia này hiện cũng đang gặp phải khó khăn. Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm chủng cho 1,4 tỷ người dân nhưng cho đến nay, chỉ khoảng 3,5% dân số được tiêm chủng.
Đầu tuần này, ông Guo Shuqing, Bí thư đảng ủy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cho rằng, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng bong bóng và xu hướng đầu cơ là nguy hiểm.
Chính quyền các địa phương ở Trung Quốc từ đầu năm nay đã đẩy mạnh nỗ lực "hạ nhiệt" thị trường bất động sản, bao gồm hạn chế số căn nhà được mua và siết hoạt động của các công ty phát triển nhà.
Các cơ quan khác cũng đã ban hành các quy tắc nhằm hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Ông Guo cảnh báo rằng, các khoản cho vay xấu có thể tiếp tục gây rủi ro cho hệ thống tài chính, có thể làm chậm tốc độ phục hồi.
Một loạt công ty nhà nước lớn đã tuyên bố phá sản hoặc vỡ nợ trong năm qua - xu hướng đáng lo ngại đối với lĩnh vực mà ông Tập muốn thúc đẩy như một động lực chính của hoạt động kinh tế và đổi mới. Các khoản vỡ nợ của các công ty nhà nước đã tăng lên 15,5 tỷ USD vào năm 2020, tăng 220% so với năm trước, theo ước tính gần đây của Công ty Zhongtai Securities có trụ sở tại Tế Nam.
Bên cạnh đó, trong bản báo cáo công việc năm 2021, Thủ tướng Lý Khắc Cường cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định việc làm, đồng thời nói thêm rằng, đất nước sẽ tăng cơ hội việc làm ở những nơi có khả năng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn là mối quan tâm lớn đối với Bắc Kinh và nước này đã cam kết tạo ra ít nhất 11 triệu việc làm mới ở các khu vực thành thị trong năm nay.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc vẫn ở mức khoảng 5,6%, một số nhà phân tích nghi ngờ, bức tranh toàn cảnh của thị trường việc làm có thể có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều.
Theo Yao Yang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Bắc Kinh cho biết, rủi ro đối với nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2021 là sự suy giảm tiêu dùng. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp chung của Trung Quốc có thể là gần 20%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp thành thị.
Cho vay nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trưởng ổn định Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng bất lợi tới mọi lĩnh vực kinh tế. Trong bối cảnh đó, năm 2020, Agribank cho vay nông nghiệp, nông thôn tiếp tục tăng trưởng ổn định với dư nợ đạt 841.319 tỷ đồng, chiếm gần 70% dư nợ nền kinh tế, chất lượng tín dụng khá tốt. Một điểm giao dịch lưu động bằng...