Tăng trưởng cao cần có ý chí khát vọng vươn lên
Ngày 26-8, Tiểu ban Kinh tế – Xã hội của Đại hội Đảng XIII đã tổ chức hội nghị xin ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với Chiến lược 10 năm và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban, chủ trì hội nghị.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VIẾT CHUNG
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, các Phó Thủ tướng Chính phủ. Các đồng chí nguyên lãnh đạo tham dự có: nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương; nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; các đồng chí nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng…
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, các ý kiến tại hội nghị sẽ góp phần quan trọng hoàn thiện những quan điểm, định hướng phát triển, cả về tầm chiến lược và sách lược, đồng thời củng cố sự tin tưởng, sức mạnh của sự đoàn kết, thống nhất, gắn bó, tính kế thừa với tinh thần trách nhiệm cao giữa các thế hệ lãnh đạo trong Đảng, Nhà nước, tất cả vì dân vì nước, vì tương lai tươi sáng của dân tộc. Thủ tướng cho biết, đất nước đã có thay đổi lớn lao, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt nhưng chúng ta không vì những thành quả đạt được mà chủ quan, thỏa mãn. Nhiều ý kiến của các tổ chức quốc tế, nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều đề cập đến việc Việt Nam “chưa giàu đã già”, có khoảng cách phát triển về tuyệt đối, tụt hậu với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, cả về thu nhập, mức sống, trình độ khoa học công nghệ, sức sản xuất và năng lực cạnh tranh. Yêu cầu nội tại và yêu cầu từ bên ngoài để tránh tụt hậu, thu hẹp khoảng cách phát triển đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đưa đất nước ta phát triển mạnh mẽ hơn, bền vững hơn, hiệu quả hơn. Đó mới chính là thể hiện rõ ràng, cụ thể tinh thần tự tôn dân tộc, ý chí tự lực tự cường, sự quyết tâm, ý thức tinh thần trách nhiệm cao của thế hệ hôm nay trước Đảng. Vì vậy, Tiểu ban Kinh tế – Xã hội đã trao đổi nhiều, suy nghĩ rất nhiều trên các mặt xây dựng dự thảo văn kiện, trong việc đặt ra mục tiêu chiến lược, quan điểm phát triển, đột phá chiến lược và định hướng, giải pháp trọng tâm 5 năm, 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2045.
Thủ tướng lấy ví dụ, nên đặt mục tiêu tăng trưởng ở mức khoảng 6%-7%/năm hay khoảng 7%-8%/năm? Thủ tướng cho rằng, chỉ có tăng trưởng cao mới có thể thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước, mới góp phần tạo nền tảng ổn định vĩ mô, có thêm nhiều nguồn lực, có nguồn lực lớn hơn để phân phối lại cho các mục tiêu phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… tăng trưởng cao mới có nhiều việc làm, có thu nhập cho người lao động để nâng cao hơn nữa đời sống người dân. Nhưng đặt ra mục tiêu này có khả thi không, có thực hiện được không là điều rất trăn trở. “Có thể khẳng định chúng ta hoàn toàn thực hiện được mục tiêu này. Kinh nghiệm của các nước quanh ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc đều có thời kỳ tăng trưởng thần kỳ 10%/năm suốt vài chục năm trong bối cảnh cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức tương tự như ta”, Thủ tướng nêu ý kiến. Nhưng để làm được điều đó, cần có chiến lược, định hướng giải pháp mạnh mẽ, đột phá, có cách làm, có lộ trình bước đi phù hợp, đặc biệt bao trùm lên tất cả là sự đồng thuận, trên dưới một lòng, là tinh thần ý chí khát vọng vươn lên của tất cả các cấp, các ngành, từng cán bộ, đảng viên, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước. Theo Thủ tướng, chúng ta có nhiều ví dụ để minh chứng Việt Nam hoàn toàn có thể theo kịp và đạt trình độ bình quân của khu vực, tiếp cận trình độ quốc tế hiện đại.
Sau khi lắng nghe ý kiến của các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại và tiếp thu các nội dung mà các đồng chí nguyên lãnh đạo góp ý, trong đó nhấn mạnh phần tổ chức thực hiện, đó là nâng cao trình độ quản trị quốc gia, vấn đề bộ máy phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó là đề nghị có một số chương trình quốc gia về các lĩnh vực gồm phát triển rừng, bảo vệ nguồn nước, năng lượng, chống tụt hậu, chống bẫy thu nhập trung bình, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí…
Video đang HOT
LÂM NGUYÊN
Theo SGGP
Phát động các phong trào thi đua yêu nước ngay từ những ngày đầu năm 2019
Sáng 9/1, Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Phó Chủ tịch nước, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng thi đua - khen thưởng Trung ương Đặng Thị Ngọc Thịnh và Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, chủ trì hội nghị.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y chủ trì điểm cầu Hà Tĩnh.
Năm 2018, công tác thi đua khen thưởng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò của công tác thi đua yêu nước và công tác khen thưởng được nâng lên. Công tác quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng được tăng cường.
Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp tiếp tục được kiện toàn, đổi mới hoạt động và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt vai trò tham mưu, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng; phát động, triển khai nhiều phong trào thi đua trọng tâm trên phạm vi toàn quốc với những chủ đề cụ thể, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu
Tiêu biểu như phong trào thi đua gắn với việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; phong trào "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới" giai đoạn 2016-2020, "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Cùng với đó, công tác khen thưởng được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện kịp thời, chất lượng khen thưởng được nâng lên. Đồng thời, quan tâm hơn tới công tác khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; tăng tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trực tiếp (trên 21%).
Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến có những chuyển biến rõ nét. Công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thi đua, khen thưởng các cấp.
Năm 2018 Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng cho 55.463 trường hợp; trong đó, khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp lao động trên 21%.
Tại Hà Tĩnh, năm 2018, MTTQ, và các đoàn thể đã tích cực hưởng ứng, phối hợp chỉ đạo ngành, địa phương tham gia thực hiện tốt các phong trào thi đua do Trung ương, tỉnh phát động. UBND tỉnh, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh quan tâm, chỉ đạo việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; ban hành nhiều văn bản quan trọng để thực hiện, nhất là thực hiện quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; những việc làm cụ thể, thiết thực trong học tập và làm theo Bác, phong trào toàn dân thi đua xây dựng nông thôn mới...
Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTTQ và các tổ chức thành viên được nâng lên rõ rệt. Trong năm qua, UBND tỉnh đã khen thưởng nhiều danh hiệu cho 2.540 tập thể, cá nhân có thành tích cao trên các lĩnh vực.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh, đánh giá cao, biểu dương những kết quả đã đạt trong công tác thi đua khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH trong năm 2018; nhấn mạnh năm 2019 là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), tạo tiền đề cho nhiệm kỳ 2020-2025.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị, công tác thi đua khen thưởng trong thời gian tới cần tiếp tục tập trung nghiên cứu để tham mưu xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, khen thưởng; tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước thiết thực trong toàn hệ thống chính trị ngay từ những ngày đầu năm 2019 theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP, ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019.
Các bộ, ngành địa phương cần tập trung đánh giá về hình thức thực hiện luật thi đua khen thưởng, làm rõ những khó khăn vướng mắc, từ đó đề xuất các nội dụng cần sửa đổi bổ sung, tập trung xây dựng các quy định khen thưởng cho phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước; tạo động lực thi đua khen thưởng ở các cấp, nhất là cấp cơ sở.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc khen thưởng công nhân, nông dân và người trực tiếp lao động.
Theo Baohatinh.vn
Ra Nghị quyết lãnh đạo về nhiệm vụ quân sự và xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2019 Ngày 7/1, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ Quân đội năm 2019. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương, chủ trì hội nghị. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Ủy...