Tàng trữ ma tuý, trốn truy nã cũng không thoát
Ngày 6/8, Công an huyện Quốc Oai, TP Hà Nội cho biết, đơn vị đã bắt giữ đối tượng truy nã Tạ Hữu Hải (SN 1994; HKTT: Điêu Lương, Cẩm Khê, Phú Thọ).
Trước đó, tối 24/5/2021, Tổ công tác của Trung đoàn Cảnh sát cơ động Công an TP Hà Nội làm nhiệm vụ tại đường Phố Huyện, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai đã phát hiện, bắt quả tang Tạ Hữu Hải có hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Đối tượng Tạ Hữu Hải bị bắt khi đang trốn trong nhà nghỉ.
Căn cứ vào tài liệu điều tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quốc Oai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Tạ Hữu Hải về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý. Tuy nhiên, đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú.
Ngày 21/3/2022, Cơ quan CSĐT Công an huyện Quốc Oai đã ra quyết định truy nã bị can đối với Tạ Hữu Hải.
Qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát ĐTTP về Kinh tế, ma túy Công an huyện Quốc Oai phát hiện đối tượng đang lẩn trốn trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Ngày 2/8, Đội Cảnh sát ĐTTP về Kinh tế, ma túy Công an huyện Quốc Oai đã bắt giữ Tạ Hữu Hải tại một nhà nghỉ trên địa bàn phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.
Video đang HOT
Hiện Công an huyện Quốc Oai đang củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định.
Phát hiện gần 3.600 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã
Quá trình vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an phát hiện 3.583 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã và đã lập danh sách để xác minh.
Theo báo cáo tổng kết Luật Căn cước công dân của Bộ Công an, ngày 1/7/2021 hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân chính thức đưa vào vận hành. Trên cơ sở dữ liệu dân cư đã thu thập, Bộ Công an đã tiến hành cấp trên 98,5 triệu số định danh cho công dân trên toàn quốc đang có trên hệ thống (đã loại bỏ các trường hợp: công dân bị trùng; đã chết; thôi quốc tịch; công an địa phương đề xuất xóa và các công dân chưa được làm sạch dữ liệu bao gồm cả những công dân thiếu nơi thường trú).
Làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).
Trong quá trình thu thập thông tin công dân, Bộ Công an đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện nhiều biện pháp kiểm tra, phúc tra thông tin của từng người dân để bảo đảm chính xác 100% thông tin dân cư.
Những trường hợp ch ư a đượ c thu th ậ p thông tin
Bộ Công an đã phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ rà soát, cập nhật trên 92.000 trường hợp thôi quốc tịch; gần 5 triệu trường hợp thay đổi thông tin trong hộ tịch để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, cấp số định danh cá nhân cho gần 6 triệu trẻ em mới sinh từ ngày 1/1/2016.
Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp nhân khẩu đặc biệt chưa được thu thập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: 507 trường hợp người chưa có quốc tịch Việt Nam nhưng đã được giải quyết đăng ký thường trú, cấp Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân; 870 trường hợp là con lai giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài chưa xác định được quốc tịch, 15.227 trường hợp không xác định được quốc tịch, chưa được đăng ký thường trú, cấp Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; 9.679 trường hợp công dân không có giấy tờ tùy thân.
Bộ Công an cho biết, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã thực hiện kết nối với Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin và Truyền thông) để tiến hành rà soát, đánh giá, xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, kịch bản kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ hệ thống cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa.
Kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, Văn phòng Chính phủ để xác thực số định danh cá nhân/Căn cước công dân, xác thực thông tin chủ hộ, tra cứu thông tin công dân.
Kết nối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để xác thực thông tin công dân; kết nối với Bộ Tư pháp để thực hiện cấp, hủy số định danh cá nhân cho trẻ em khai sinh.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng đã kết nối với Bộ Y tế, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính).
Căn cước công dân gắn chíp điện tử (Ảnh: Mạnh Quân).
Phát hiện rất nhiều đối tượng truy nã
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng góp phần hỗ trợ hiệu quả cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Cụ thể, kết nối với Cục Cảnh sát giao thông phục vụ nghiệp vụ đăng ký xe, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; kết nối với Cục Quản lý xuất nhập cảnh phục vụ làm sạch dữ liệu hộ chiếu, quản lý người nước ngoài cư trú tại Việt Nam; kết nối với Cục Hồ sơ nghiệp vụ phục vụ làm sạch dữ liệu hồ sơ căn cước can phạm, đối tượng lưu động.
Bộ Công an khẳng định, thẻ Căn cước công dân sản xuất theo công nghệ hiện đại, tuân thủ tiêu chuẩn ISO, ICAO... có độ bền cao, hình thức đẹp, dễ bảo quản, dễ sử dụng và có yếu tố bảo an cao, rất khó để làm giả.
Qua công tác cấp Căn cước công dân đã phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước và các yêu cầu nghiệp vụ của ngành, đặc biệt trong giai đoạn thực hiện cấp 50 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử (1/3/2021 đến 30/6/2021).
Trong quá trình vận hành, quản trị hệ thống, Bộ Công an đã phát hiện 3.583 trường hợp nghi trùng thông tin với đối tượng truy nã. Bộ Công an đã lập danh sách đối tượng nghi vấn gửi đề nghị công an các địa phương rà soát, xác minh 2.991 trường hợp, bắt giữ 79 đối tượng truy nã, làm rõ 2.579 đối tượng đã đình nã, số còn lại đang tiếp tục xác minh.
Ngoài ra, Bộ Công an đã đối sánh và cung cấp 592 thông tin, tài liệu để Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra xác minh bắt giữ được 25 đối tượng truy nã, làm rõ 440 đối tượng đã bắt, đình nã và đang tiếp tục xác minh truy bắt.
Kẻ dùng súng cướp tiệm vàng sa lưới sau 30 năm trốn truy nã Tối 9/6, Công tỉnh Nam Định phối hợp Công an huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) bắt đối tượng truy nã Văn Trường Sơn, 53 tuổi, ở quê quán ở tỉnh Nam Định đang trốn tại thôn Huy Ba II, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ. Văn Trường Sơn là đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm. Năm 1992, Sơn cùng đồng bọn...