Tặng trang phục truyền thống lễ hội Văn hóa Việt Đức Kulturfest 2020
Lễ hội Văn hóa Việt – Đức Kulturfest 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 2 – 4.10 tại Hà Nội với nhiều chương trình văn hóa, ẩm thực, âm nhạc đặc sắc, và đặc biệt là hoạt động kết nối thương mại trong thời kỳ dịch Covid-19.
Năm 2020, Việt Nam và CHLB Đức kỷ niệm 45 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ khi được nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược năm 2011, quan hệ hai nước phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Nhân dịp này, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cùng các đơn vị tổ chức Lễ hội Văn hóa Việt – Đức Kulturfest 2020 từ ngày 2 – 4.10 tại Trung tâm Hội nghị 37 Hùng Vương, Hà Nội.
Ban tổ chức cho biết lễ hội sẽ diễn ra tưng bừng, nhiều màu sắc
Lễ hội Kulturfest mô phỏng Lễ hội nổi tiếng của Đức Oktoberfest, nhằm giới thiệu và quảng bá nền văn hóa, ẩm thực đặc sắc của CHLB Đức tới người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Sự kiện này đồng thời cũng là cầu nối thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, giao lưu văn hóa và hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai nước nói riêng và giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung. Đây cũng là lần đầu tiên có lễ hội “thu nhỏ” cho trẻ em. Tại lễ hội, toàn bộ nguyên liệu và đồ uống đều được nhập khẩu 100% từ CHLB Đức, được các đầu bếp đạt chuẩn 5 sao chế biến. Ngoài ra 200 bộ váy truyền thống của phụ nữ Đức cũng được nhập khẩu để tặng cho du khách trong giờ vàng, đồng thời tổ chức các trò chơi dân gian truyền thống nhằm tái hiện khung cảnh lễ hội bia Octorberfest.
Video đang HOT
Giới trẻ sôi nổi tham gia các hoạt động tại lễ hội các năm trước
Trong khuôn khổ lê hội, còn diễn ra Hội thảo hợp tác kinh tế Việt Nam- CHLB Đức với sự tham dự của khoảng 200 doanh nghiệp sẽ bàn các hoạt động thúc đẩy hợp tác giữa hai quốc gia; cũng như tìm các giải pháp phát triển cho doanh nghiệp hai bên.
Ban tổ chức cho biết đã làm việc với các bên liên quan, đặc biệt là Sở Y tế Hà Nội, để có phương án đảm bảo an toàn tối đa trong phòng, chống dịch Covid cho sự kiện có ý nghĩa này. Đặc biệt, để đảm bảo an toàn giao thông theo và thông điệp “Đã uống rượu bia, không lái xe”, Ban tổ chức đã ký thỏa thuận với 1 hãng taxi để mỗi khách mua vé được cấp mã hỗ trợ 50.000 đồng tiền taxi khứ hồi (tức là 25.000/1 chiều) đến và về từ lễ hội.
Hiện nay, cộng đồng đông đảo người Việt tại Đức với hơn 170.000 người và số lượng tương tự người ở Việt Nam nói được tiếng Đức. Người Việt Nam sinh sống và phân bổ đều tại khắp tại các khu vực trên lãnh thổ nước Đức. Đây là cầu nối quan trọng tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa nhân dân hai nước. Lãnh đạo các cấp của phía Đức đều đưa ra những đánh giá cao cộng đồng người Việt Nam tại Đức hội nhập tốt và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Đức. Ngoài ra, trên toàn nước Đức hiện nay đã có hơn 8.000 doanh nghiệp của người Việt.
Việt Nam nỗ lực không ngừng vì sự vững mạnh của ASEAN
Trong chặng đường 25 năm sống dưới "mái nhà chung" ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển và thành công của Hiệp hội.
Đây là nhận định chung của các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế "Việt Nam - ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trước", diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Quang cảnh hội thảo "Việt Nam - ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trước".
Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995, ghi dấu ấn quan trọng trong quá trình hội nhập khu vực của đất nước, cũng như tiến trình, hợp tác, liên kết của cả khu vực. Chia sẻ về sự kiện này, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan khẳng định, chính thức gia nhập ASEAN là cột mốc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, là một bước ngoặt mang tính chiến lược cho cả Việt Nam và khu vực. Quyết định này đã đưa đến kết quả "cùng thắng" cho cả Việt Nam và ASEAN. Việc gia nhập ASEAN giúp Việt Nam tạo dựng mối quan hệ mới về chất với các nước Đông - Nam Á theo chiều hướng hữu nghị, ổn định và lâu dài, hợp tác toàn diện và chặt chẽ cả về đa phương và song phương. Theo nguyên Phó Thủ tướng, ASEAN là nấc thang đầu tiên, là sự chuẩn bị quan trọng ban đầu giúp Việt Nam đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, để sau này tiếp tục bước những bước đi lớn ra thế giới, như tham gia Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)... Đối với ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng giúp Hiệp hội trở thành một cộng đồng với các thành viên tin cậy và hợp tác chặt chẽ, đồng thời là một tổ chức khu vực có uy tín, được cộng đồng quốc tế coi trọng.
Nhấn mạnh sự tham gia của Việt Nam đã tiếp thêm sức mạnh cho ASEAN, nguyên Trưởng SOM ASEAN của Bru-nây P.Pa-tra khẳng định, Bru-nây cảm thấy vinh dự và tự hào khi được chào đón Việt Nam gia nhập đại gia đình ASEAN nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28, được tổ chức ở Bru-nây năm 1995. Ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy kết nạp ba nước Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia vào Hiệp hội, hiện thực hóa ý tưởng về một ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông - Nam Á. Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a M.Na-ta-lê-ga-oa nhấn mạnh, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thiết lập lòng tin chiến lược giữa các nước trong khu vực. Trên nền tảng lòng tin đó, các nước đã hóa giải nhiều bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình. Khẳng định sức mạnh của ASEAN nằm trong sự đa dạng, ông M.Na-ta-lê-ga-oa cho rằng, 10 quốc gia thành viên ASEAN, với sự đa dạng về văn hóa, điều kiện kinh tế và thể chế chính trị, là minh chứng rõ nét cho việc vượt qua những khác biệt để đạt được sự liên kết chặt chẽ. Đây là cơ sở để các quốc gia thành viên xây dựng cộng đồng tự cường và thu hẹp khoảng cách phát triển.
Trong một phần tư thế kỷ sống dưới mái nhà chung ASEAN, Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng phát triển và hình thành các quyết sách lớn của ASEAN, như Tầm nhìn ASEAN năm 2020 và các kế hoạch triển khai Tầm nhìn, Hiến chương ASEAN, Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025 và nhiều thỏa thuận quan trọng khác. Nhấn mạnh những đóng góp của Việt Nam trong xây dựng Hiến chương ASEAN, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, nguyên Trưởng SOM ASEAN của Lào Bun-cợt Xẳng-xổm-xắc cho biết, cùng với các nước ASEAN, Việt Nam đã tham gia tích cực xây dựng Hiến chương ASEAN ngay từ những ngày đầu. Trong quá trình soạn thảo Hiến chương, Việt Nam đã góp phần bảo vệ những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội như các mục tiêu hòa bình, ổn định và liên kết khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển... Những đóng góp của Việt Nam góp phần định hướng quan trọng trong quá trình soạn thảo nội dung Hiến chương, tạo điều kiện để Hiến chương đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra cho ASEAN trong giai đoạn phát triển mới.
ASEAN đang đối mặt nhiều thách thức do những chuyển biến nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, dịch Covid-19... Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a M.Na-ta-lê-ga-oa nhấn mạnh, trong bối cảnh đó, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã và đang phát huy tốt vai trò "người thuyền trưởng" cùng các nước thành viên đưa con thuyền ASEAN vượt qua nhiều sóng gió. Hiệp hội đã đoàn kết xử lý những khó khăn của đại dịch Covid-19, đồng thời tiếp tục kiên trì thực hiện nỗ lực xây dựng Cộng đồng gắn kết, thích ứng, liên kết chặt chẽ, lấy người dân làm trung tâm.
Đại sứ Lê Lương Minh, nguyên Tổng Thư ký ASEAN khẳng định, Việt Nam có thể tự hào về những đóng góp của mình cho sự phát triển và thành công của ASEAN. Những đóng góp đó vẫn đang được tiếp nối với nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong vai trò là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm.
Lạng Sơn: Nông dân thêm hiểu biết pháp luật hơn nhờ điều này Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật đến hội viên nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đạt được những kết quả thiết thực, trong đó phải kể đến hiệu quả từ mô hình Câu lạc bộ (CLB) Nông dân với pháp luật. 114 CLB...