Tăng tốc thi công đường dây 500 kV Vân Phong Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân là dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) rất quan tâm và đã tạo những điều kiện tốt nhất cho dự án.
Dù vậy, tiến độ chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra do những vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Dự án trạm biến áp 500kV Vân Phong và đấu nối góp phần giải tỏa công suất nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo cho Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (Ninh Hòa, Khánh Hòa). Ảnh: Phan Sáu/TTXVN
Gỡ giải phóng mặt bằng
Theo Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB), đối với dự án trạm biến áp 500 kV Vân Phong và đấu nối, tính đến nay, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong đã chính thức bàn giao toàn bộ 6,6 ha mặt bằng trạm biến áp. Hiện nay, CPMB đã ký quỹ để hoàn thiện thủ tục thuê đất với Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong.
Trong bồi thường giải phóng mặt bằng, so với tháng 9/2021 đã hoàn thành bàn giao xong mặt bằng trạm và 22/62 vị trí móng trụ đường dây 220 kV đấu nối. Thủ tục rừng đã được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua. Trong thi công, so với thời điểm khởi công ngày 26/9, đến nay, các đơn vị đã triển khai thi công phần đào móng cột cổng, móng nhà điều khiển, móng hàng rào trạm.
Đối với đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân, trong bồi thường giải phóng mặt bằng, so với tháng 9/2021, các địa phương đã hoàn thành bàn giao thêm 79 vị trí móng (Khánh Hòa thêm 51 vị trí, Ninh Thuận thêm 28 vị trí).
Video đang HOT
Tính đến nay, toàn tuyến đã bàn giao mặt bằng móng 153/304 vị trí, đạt 50,3%; trong đó, tỉnh Khánh Hòa là 104/172 vị trí, đạt 60,3%; tỉnh Ninh Thuận 49/132 vị trí, đạt 37,1%. Tuy nhiên, trên toàn tuyến vẫn chưa bàn giao được vị trí nào hành lang tuyến.
Theo đánh giá của CPMB, tại tỉnh Khánh Hòa tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng đang theo các yêu cầu, chỉ đạo của UBND tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể, giá đất tại thị xã Ninh Hòa đã được hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt.
Huyện Cam Lâm đã trình Hội đồng thẩm định kiểm tra để thông qua trình UBND tỉnh. UBND các huyện, thị xã đang đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng theo tiến độ, đang triển khai kê kiểm và vận động bàn giao mặt bằng tại Thị xã Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh.
Tại tỉnh Ninh Thuận, hiện nay các xã đang xét nguồn gốc đất nhưng còn chậm. Về giá đất cụ thể, huyện Bác Ái đang tiếp tục hoàn thiện thủ tục theo yêu cầu của Sở Tài chính. UBND huyện Bác Ái chưa hoàn thành thu thập thông tin cụ thể số lượng hộ dân có hộ khẩu ngoài tỉnh Ninh Thuận để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương.
Trong thời gian tới, CPMB phối hợp huyện Bác Ái thu thập thông tin cụ thể số lượng hộ dân có hộ khẩu ngoài tỉnh Ninh Thuận để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương. Đôn đốc UBND các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước,Thuận Nam khẩn trương chỉ đạo bồi thường; UBND các xã triển khai kê kiểm phần móng, hành lang còn lại và tổ chức vận động nhân dân bàn giao mặt bằng các vị trí móng.
Trong chuyển đổi rừng, so với tháng 9/2021 đối với rừng tự nhiên đã được các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận thông qua và trình Chính phủ. Đối với rừng trồng tỉnh Khánh Hòa đã thông qua HĐND, tỉnh Ninh Thuận, Ban Kinh tế ngân sách đã đi kiểm tra trong tuần này sẽ thông qua HĐND tỉnh. Trong thi công, so với tháng 9/2021, đơn vị đã đào móng thêm 9 vị trí móng, đúc thêm 1 vị trí móng và tính đến nay đã đào móng xong 13 vị trí, đang đào 13 vị trí, đúc móng xong 2 vị trí.
Tìm giải pháp
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải Điện quốc gia (EVNNPT) – Phạm Lê Phú ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của CPMB, các nhà thầu tham gia dự án đã vượt qua khó khăn dịch bệnh COVID-19, thời tiết mưa bão kéo dài nhưng luôn bám sát công trường, bám sát chính quyền địa phương để đẩy nhanh tiến độ bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án.
Tổng giám đốc Phạm Lê Phú cho biết, thời điểm hiện nay, tình hình dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, các tỉnh không còn giãn cách xã hội và đang quay trở lại trạng thái bình thường mới. Chính vì vậy, các nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, trong vòng 15 ngày nữa phải có đầy đủ lực lượng, thiết bị thi theo hợp đồng đã ký với CPMB.
“Các nhà thầu xây lắp tăng cường lực lượng, máy móc phục vụ thi công triển khai đồng loạt các vị trí móng đã bàn giao mặt bằng; tăng cường cán bộ đền bù phối hợp với các cơ quan ban ngành địa phương tiếp tục vận động bàn giao các vị trí móng còn lại đảm bảo kế hoạch đóng điện dự án. Những vị trí nào đã hoàn thành mặt bằng cần huy động lực lượng vào thi công ngay nhằm tránh vấn đề phát sinh”, Tổng giám đốc EVNNPT Phạm Lê Phú yêu cầu.
Tổng giám đốc EVNNPT cũng yêu cầu CPMB phối hợp với tư vấn, nhà thầu có kế hoạch thi công chi tiết hàng tuần, tháng về hạng mục thi công, nhân lực, máy móc, trang thiết bị, giải phóng mặt bằng, cung cấp vật tư thiết bị… Cùng với đó, CPMB phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng cho dự án.
Đối với đơn vị tư vấn giám sát cần hỗ trợ CPMB trong quản lý chất lượng, tiến độ thi công, giám sát nhân lực thi công có mặt trên công trường để CPMB kịp thời chấn chỉnh nếu nhà thầu thi công làm chưa tốt.
Ông Phạm Lê Phú yêu cầu Ban điều hành chủ trì và phối hợp chặc chẽ với các đơn vị liên quan tranh thủ điều kiện thuận lợi, tập trung mọi nguồn lực, tăng ca kíp khi cần thiết. Cùng đó, tìm mọi giải pháp đẩy nhanh tiện độ thi công dự án đảm bảo tiến độ đóng điện đồng bộ với kế hoạch phát điện của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, yêu cầu toàn bộ công trường trong quá trình tổ chức thi công đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cán bộ công nhân viên, đảm bảo an ninh, an toàn vật tư, thiết bị.
Gỡ khó mặt bằng dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân
Dự án đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có chiều dài 88 km, gồm 172 vị trí cột.
Ảnh chụp vệ tinh vị trí cột từ 20-26 của đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa sẽ được thi công trong thời gian tới. Ảnh: evn.com.vn
Đến nay, dự án này đang vướng mắc giải phóng mặt bằng tại nhiều vị trí cột, khoảng cột. Tại cuộc họp mới đây với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa cam kết không để dự án cấp bách đường dây 500 kV Vân Phong - Vĩnh Tân bị chậm tiến độ vì vấn đề giải phóng mặt bằng.
Theo báo cáo từ EVN, tỉnh Khánh Hòa hiện mới bàn giao được 53 vị trí cột và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến; trong đó, trên địa bàn các huyện Diên Khánh, Cam Lâm đang triển khai kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, nhưng tiến độ tại huyện Cam Lâm đang chậm so với kế hoạch. Thành phố Cam Ranh mới kê kiểm phần móng trụ, chưa kê kiểm hành lang. Việc xét duyệt nguồn gốc tại các địa phương đất còn chậm.
Ngày 22/9/2021, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (đơn vị được EVNNPT giao quản lý dự án) đã trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa đề nghị xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng. Hiện nay, sở đang hoàn thiện thủ tục để tổ chức họp thẩm định.
Theo Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh, đây là dự án rất quan trọng, là cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với nhà đầu tư BOT. Nếu dự án chậm tiến độ, phía Việt Nam không chỉ bị phạt tiền (khoảng 23 tỷ đồng mỗi ngày), mà uy tín đầu tư cũng bị ảnh hưởng. Với tầm quan trọng của dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai.
Theo yêu cầu từ EVN, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc EVNNPT, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung trực tiếp có mặt tại địa phương để giải quyết công việc. Bên cạnh đó, EVN cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh Khánh Hòa để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn.
Để đảm bảo tiến độ dự án, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết chấp thuận chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trồng đối với diện tích rừng, đất rừng ảnh hưởng bởi dự án trong tháng 10/2021. Các huyện Cam Lâm, Diên Khánh cần khẩn trương kê kiểm các vị trí móng và hành lang tuyến, hoàn thành trong tháng 9/2021; lập phương án bồi thường, phê duyệt chi trả tiền chậm nhất trong tháng 10/2021.
Thị xã Ninh Hòa, thành phố Cam Ranh tổ chức xác minh nguồn gốc đất để làm cơ sở lập phương bồi thường, phê duyệt chi trả tiền trong tháng 10/2021. Đối với thủ tục xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, EVN/EVNNPT kiến nghị UBND tỉnh trình cấp có thẩm quyền xin chủ trương trong tháng 9/2021.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa - ông Nguyễn Tấn Tuân, dự án hoàn thành đúng tiến độ sẽ giải tỏa hết công suất của Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 1. Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa sẽ có nguồn thu ngân sách rất lớn hàng năm. Cùng với đó, giúp nâng cao ổn định hệ thống điện, giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo khu vực; trong đó có tỉnh Khánh Hòa.
Ông Nguyễn Tấn Tuân yêu cầu các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải xác định những công việc liên quan đến dự án là trách nhiệm chính trị. Mục tiêu của tỉnh là phải hoàn thành mặt bằng các vị trí móng trong năm 2021, bàn giao cuốn chiếu khoảng cột hành lang tuyến từ tháng 1 đến tháng 6/2022.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, tỉnh sẽ phối hợp tháo gỡ kịp thời những vướng mắc mà EVN/EVNNPT gặp phải trong quá trình triển khai dự án. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa và các tổ chức đoàn thể cũng sẽ tích cực vận động nhân dân ủng hộ, bàn giao mặt bằng cho dự án.
Hai bên đã thống nhất phương thức làm việc để thúc đẩy tiến độ dự án. Cụ thể, hàng tuần, EVN gửi báo cáo tiến độ tới tỉnh Khánh Hòa. Hai bên tổ chức họp giao ban định kỳ 2 tuần/lần và họp sơ kết hàng tháng, để kiểm điểm tiến độ, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên. Trong trường hợp chính quyền địa phương các cấp đã thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp luật về bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng các tổ chức, hộ dân vẫn cố tình cản trở, địa phương sẽ tổ chức lực lượng bảo vệ, hỗ trợ an ninh trật tự để đơn vị thi công triển khai công việc.
Techcombank và MB hỗ trợ thu xếp vốn dự án nhiệt điện khí Nhơn Trạch 3 và 4 Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 là dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam và được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển LNG ở nước ta. Nhà máy nhiệt điện khí Nhơn Trạch 2. Ảnh: Huy Hùng-TTXVN Ngân hàng thương mại cổ...