Tăng tốc 8 dự án chống ùn tắc giao thông
UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận bố trí vốn để đẩy nhanh tiến độ triển khai 8 dự án cấp bách chống ùn tắc giao thông.
Đó là các dự án: cải tạo, mở rộng cầu Trung Tự kết hợp chỉnh trang tuyến đường Phạm Ngọc Thạch (đoạn từ cầu Trung Tự đến nút giao Lương Đình Của); cải tạo nút giao thông Chùa Bộc – Phạm Ngọc Thạch; cầu vượt cho người đi bộ qua đường Trần Nhật Duật; cải tạo, mở rộng tuyến đường dọc đê từ Long Biên – Bác Cổ – Cầu Vĩnh Tuy; xây dựng cầu Bắc Linh Đàm, quận Hoàng Mai và dự án cầu đi bộ số 2 qua Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Đây là các dự án có vai trò quan trọng trong việc giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội, phù hợp với mục tiêu của Chương trình chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2011- 2013 đã được HĐND TP thông qua.
Chính Trung
Theo ANTD
Hà Nội còn định xây bao nhiêu cầu vượt nhẹ?
Đã có tất cả 6 cây cầu vượt nhẹ tại các ngã tư dành cho ô tô, xe máy và thêm một cây cầu nữa sắp được thông xe vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng Thủ đô 10/10 năm nay. Vậy trong tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng thêm bao nhiêu cầu vượt nhẹ tại các ngã tư?
Video đang HOT
Đầu năm 2012, sau khi triển khai hàng loạt các giải pháp chống ùn tắc giao thông: Đổi giờ làm, giờ học; phân làn phương tiện; cấm đỗ xe trên 262 tuyến phố chính... nhưng tình hình ùn tắc giao thông ở Thủ đô không có nhiều biến chuyển, Hà Nội đã đưa ra kế hoạch xây dựng một số các cây cầu vượt nhẹ lắp ghép bằng thép, có thể tháo dỡ dễ dàng nếu không hiệu quả tại một số ngã tư để chống ùn tắc tại chỗ.
Cuối tháng 4/2012, sau 3 tháng tích cực xây dựng, 2 cầu vượt nhẹ đầu tiên tại các ngã tư: Chùa Bộc - Thái Hà - Sơn Tây và Láng Hạ - Thái Hà- Huỳnh Thúc Kháng đã chính thức được thông xe đưa vào sử dụng.
Sau khi 2 cây cầu được thông xe đã giúp giảm ùn tắc đáng kể tại các nút được xây cầu. Nhận thấy tác dụng của các cây cầu vượt nhẹ này, lãnh đạo UBND Hà Nội đã đồng ý với kế hoạch đệ trình của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tiếp tục cho xây dựng một loạt các cây cầu khác tại các điểm: Láng - Lê Văn Lương, Láng Hạ - Nguyễn Chí Thanh, Thái Hà - Láng Hạ và Nam Hồng - Mai Dịch - Nội Bài...
Mới đây nhất, cây cầu thứ 6 - một trong những cây cầu được cho là "mềm mại" nhất Thủ đô cũng đã được hoàn thiện, thông xe và đưa vào sử dụng tại ngã tư Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Bạch Mai - phố Huế, giúp phần giảm ùn tắc giao thông tại các ngã tư này. Và sắp tới đây, vào ngày 10/10, cây cầu vượt bằng thép lớn nhất Việt Nam tại ngã tư DeaWoo cũng sẽ được thông xe và đưa vào sử dụng, chào mừng sự kiện Giải phóng Thủ đô.
Mặc dù thời gian đầu, khi Hà Nội mới tiến hành xây dựng các cây cầu vượt nhẹ này, vẫn còn một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, giao thông bày tỏ những quan điểm lo ngại khác nhau về việc xây dựng quá nhiều cầu vượt, Hà Nội sẽ phải "trả giá" và ví von việc xây cầu vượt này cũng giống như hành động "bịt ngã tư" trước đây...Xây nhiều cầu vượt nhẹ, Hà Nội sẽ trả giá?!
Bạn đọc có thể đọc thêm quan điểm của các chuyên gia tại các đường link dưới đây:
Tuy trong giai đoạn trước mắt hiện nay, việc "trả giá" mà các chuyên gia nhắc tới không nhiều, mới chỉ có hai cầu vượt dành cho người đi bộ bị dỡ bỏ do "cản trở thi công" nhưng hiệu quả của các cây cầu vượt này với giao thông Thủ đô đang ngày một rõ ràng. Ở tất cả các điểm ngã tư được xây dựng cầu vượt nhẹ, ùn tắc đã giảm rõ rệt, giao thông đi lại cũng thông thoáng hơn.
Cầu vượt nhẹ ngã tư Chùa Bộc - Thái Hà sau khi được thông xe lúc nào cũng tấp nập người và phương tiện qua lại.
Hiện một loạt các cây cầu vượt nhẹ khác tại các ngã tư đã và đang được Hà Nội nghiên cứu, lên kế hoạch xây dựng: Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, Bạch Mai - Lê Thanh Nghị...
Đặc biệt, nếu như trước đây, Hà Nội thường chỉ xây dựng cầu vượt nhẹ bằng kết cấu thép dành cho xe máy và ô tô thì hiện nay, đối tượng sử dụng đang được thành phố mở rộng hơn. Điển hình là ngày 6/5 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý với đề xuất của Sở Giao thông vận tải về việc sẽ xây một cây cầu vượt nhẹ có cả làn đường dành cho người đi bộ.
Theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm, cầu vượt nhẹ dự kiến được xây dựng tại vị trí nối phố Trần Nguyên Hãn sang phố Chương Dương Độ (bắc qua đường Trần Quang Khải) là cây cầu có kết cấu bằng thép, khổ cầu rộng 7m, dài 312,85m. Bên dưới cầu tổ chức giao thông cho người, xe tải, xe máy, xe con rẽ theo các hướng ra đường Trần Quang Khải và ngược lại. Phần cầu qua đường Trần Quang Khải mỗi bên mở rộng 1,0 - 1,5m để dành cho người đi bộ, hai bên mép đường (Chương Dương Độ và Trần Nguyên Hãn) sẽ thiết kế cầu thang lên xuống.
Hiện Sở Giao thông vận tải và UBND quận Hoàn Kiếm đang đề nghị thành phố cho phép triển khai ngay các thủ tục lựa chọn đơn vị tư vấn khảo sát, lập dự án để có thể trình thẩm định và phê duyệt dự án ngay trong quý II/2013, tiến độ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư trong quý II/2013, triển khai thực hiện dự án từ năm 2013 - 2014.
Theo quy hoạch xây dựng từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng thêm các cây cầu vượt nhẹ tại các nút: Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Bắc Thăng Thăng Long - Nam Đồng, Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ, đường 69 - Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng...
Đại diện một lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, ngoài những cây cầu vượt nhẹ đã được đề xuất hoặc đang được lập đề án nghiên cứu xây dựng trên, Hà Nội cũng đang tính đến phương án xây dựng thêm các cây cầu vượt nhẹ tại các nút ngã tư: Đê La Thành - Giảng Võ, Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh, Cầu Giấy - Nguyễn Phong Sắc kéo dài...
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
"Quan tâm, hỗ trợ hơn nữa đến cơ sở vật chất của Công an thành phố" Đó là một trong những vấn đề được Đoàn giám sát của HĐND TP Hà Nội (do đồng chí Ngô Thị Doãn Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội làm trưởng đoàn) đưa ra tại buổi làm việc với CATP hôm qua, 22-8, về việc thực hiện Nghị quyết số 19/2009 của HĐND...