Tăng tính thực tiễn trong huấn luyện kỹ thuật
Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân đơn vị kỹ thuật chiến đấu được trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển vì thế nâng cao chất lượng huấn luyện kỹ thuật là một yêu cầu đặt ra thường xuyên. Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đã có nhiều giải pháp sáng tạo chỉ đạo công tác huấn luyện, nhất là HLKT chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu.
Đánh giá về công tác huấn luyện kỹ thuật (HLKT) của đơn vị, Đại tá Nguyễn Văn Tính, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn tên lửa bờ 679, người đã gắn bó với đơn vị hơn 30 năm cho biết: Những năm gần đây đã có những bước đột phá, đổi mới cả về nội dung, phương pháp và cơ sở vật chất bảo đảm huấn luyện; đã giải quyết được các tồn tại trong huấn luyện trước đây như: người học thụ động trong học tập, nghiên cứu; học chưa đi đôi với hành…
Hiện nay, Lữ đoàn đã tạo ra được một phong trào học tập, nghiên cứu sôi nổi và có chiều sâu cho các đối tượng, nhất là cán bộ, nhân viên kỹ thuật (CB, NVKT) – đây là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng sức mạnh của vũ khí, trang bị kỹ thuật (VKTBKT).
Xuất phát từ quan điểm coi con người là yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của mọi công việc nên Đảng ủy và chỉ huy đơn vị đã chỉ đạo tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện công tác kỹ thuật.
Do tính chất đặc thù của đơn vị tên lửa, các hoạt động của cán bộ, chiến sĩ luôn phải đối mặt với nguy cơ về mất an toàn.
Vì vậy, cách làm của Lữ đoàn là nêu rõ đặc điểm trên để cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ vai trò của công tác HLKT và thấy rõ chỉ có huấn luyện nghiêm túc, cơ bản, nắm vững nguyên tắc, làm chủ khí tài mới giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Các cấp còn phải nghiêm túc chỉ ra những nguyên nhân, hậu quả của tình trạng huấn luyện “chay”, bệnh thành tích, huấn luyện thiếu cơ bản… Đồng thời, có biện pháp khắc phục triệt để các biểu hiện ấy thì công tác HLKT mới đi vào thực chất, đáp ứng đòi hỏi của thực tế chiến đấu.
Thượng tá Nguyễn Hữu Tuynh, Phó Lữ đoàn trưởng chia sẻ: Hằng năm, đơn vị đều rà soát, lập kế hoạch và tổ chức HLKT theo hướng đồng bộ chuyên sâu, sát nhiệm vụ, phù hợp với tổ chức biên chế VKTBKT hiện có.
Trong đó, tập trung vào huấn luyện khai thác làm chủ bộ khí tài, đi sâu nguyên lý hoạt động của VKTBKT; kỹ năng sử dụng, phương pháp, kinh nghiệm kiểm tra phán đoán hư hỏng và cách tổ chức sửa chữa khắc phục các cụm, khối chi tiết… hư hỏng.
Kiểm tra mô hình học cụ trước khi vào huấn luyện kỹ thuật
Đối với giáo trình huấn luyện, để chống nhàm chán, thụ động trong học tập đồng thời kích thích tư duy gợi mở, sáng tạo thì bên cạnh huấn luyện theo phương pháp truyền thống, Lữ đoàn đã cải tiến phương pháp dạy học và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào công tác huấn luyện như: đầu tư xây dựng các giáo án điện tử, chế tạo nhiều market và viết các chương trình mô phỏng nguyên lý hoạt động của VKTBKT gồm: quỹ đạo bay của tên lửa, hoạt động của mạch phóng tên lửa trong các chế độ bắn, hoạt động của động cơ hành trình, thiết bị tự dẫn, tự lái…
Video đang HOT
Song song với đó, các phòng huấn luyện theo chuyên ngành được đầu tư đầy đủ sơ đồ, tranh vẽ và trưng bày các chi tiết, cụm khối máy hỏng đã được cắt, bổ ra làm mô hình học tập. Điều này giúp người học có cái nhìn, tư duy trực quan, sinh động hơn; huấn luyện lý thuyết sát với thực tế hơn.
Ngoài huấn luyện chuyên môn theo nội dung, chương trình kế hoạch đã phê duyệt, ngành kỹ thuật Lữ đoàn còn rà soát, nghiên cứu các nội dung còn yếu, còn thiếu, các nội dung cấp thiết xuất phát từ quá trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT nhằm làm cơ sở giao, đặt đề tài tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ CB, NVKT, trong đó tập trung vào sĩ quan cấp phân đội (ngành).
Thượng úy Hoàng Đình Đoàn, Đội Hỏa lực nói: Có thể nói đây là một nội dung huấn luyện có tính tương tác rất cao. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và vận hành các cá nhân sẽ dần tích lũy được kiến thức.
Cách làm này còn khơi dậy được sự sáng tạo trong đội ngũ CB, NVKT. Từ cấp lữ đoàn, nhiều sáng kiến, đề tài hay, có tính mới và thực tiễn cao đã được phát triển lên cấp quân chủng rồi cấp cao hơn.
Một điểm nổi bật nữa trong công tác huấn luyện ở Lữ đoàn 679, để tăng tính thực tế, tích lũy kinh nghiệm cho người học, đơn vị kết hợp nhuần nhuyễn giữa công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa VKTBKT với công tác HLKT và coi công tác HLKT là một nội dung mở.
Vì thế, mỗi khi các nhà máy, học viện đến sửa chữa, nâng cấp vũ khí, khí tài của đơn vị, Lữ đoàn luôn cắt cử CB, NVKT theo dõi, giám sát và trao đổi học tập.
Qua đó, cán bộ, nhân viên đơn vị được tiếp nhận, bổ sung, cập nhật kiến thức kỹ thuật mới, đảm bảo cho việc tiếp cận và làm chủ chuyên sâu VKTBKT. Đây là một phương pháp huấn luyện đơn giản, giảm chi phí nhưng rất hiệu quả.
Bên cạnh đó, Lữ đoàn cũng thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, sơ kết huấn luyện và mở lớp hoặc tạo điều kiện cho CB, NVKT học tập nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ.
Những kết quả trong HLKT thời gian qua tại Lữ đoàn 679, Vùng 1 Hải quân ngày càng khẳng định hướng đi đúng và là cơ sở quan trọng để cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tiếp tục nỗ lực phấn đấu nâng cao trình độ làm chủ VKTBKT hiện có và sẵn sàng tiếp cận làm chủ VKTBKT mới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.
(Theo Báo Hải Quân Việt Nam)
"Nhả khói đã là gì, số phận tàu sân bay Nga đáng ra còn thảm hơn"
Các tướng lĩnh và chuyên gia Nga bắt đầu vào cuộc để lý giải vì sao tàu sân bay Kuznetsov lại nhả khói đen nhiều như vậy khi di chuyển qua eo biển Anh.
Trái tim có vấn đề của tàu sân bay Kuznetsov
Một sự kiện thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế gần đây là việc một hải đội hùng hậu của hải quân Nga di chuyển qua eo biển Manche trên đường triển khai đến Syria.
Trung tâm của sự chú ý tất nhiên vẫn là chiếc "Đô đốc Kuznetsov", con tàu sân bay đang hoạt động duy nhất hiện nay của Nga. Nhưng bên cạnh đó, luồng khói đen dày đặc mà con tàu này thải ra khi di chuyển cũng khiến công chúng và các phương tiện truyền thông xôn xao.
Một cư dân mạng thậm chí đã so sánh luồng khói đen này với vụ phun trào núi lửa nổi tiếng Eyjafjallajkull ở Iceland năm 2010.
"Các mạng xã hội đang sục sôi vì hiện tượng này. Nhiều người thậm chí đã gửi yêu cầu đến trang change.org để đề xuất thay đổi màu khói" - blogger này châm biếm.
Trong khi đó, theo một sĩ quan cao cấp của Nga thì đây không phải là một sự cố mà là truyền thống của hải quân. Theo đó, màn khói này dùng để thông báo cho phía Anh biết sự hiện diện của con tàu trong khu vực. "Chúng tôi cho rằng đó là một truyền thống mà các hải quân đều hiểu" - ông nói.
Vậy đâu là nguyên nhân thực sự của sự việc trên? Các tướng lĩnh và chuyên gia Nga bắt đầu vào cuộc lý giải.
"Tôi rất đau lòng"
Phó đô đốc Peter Svyatashov, tham mưu trưởng hạm đội Biển Đen trong giai đoạn 1992-1997, cho biết luồng khói đen dày đặc này là do một số nguyên nhân.
Con tàu trước đó đã trải qua thời gian dài nằm tại ụ sửa chữa và vừa được đưa trở lại hoạt động gần đây. Vì vậy, lò hơi của tàu có thể vẫn đang được kiểm tra và chạy thử.
"Tàu có thể thải rất nhiều khói khi thay đổi tốc độ, nhưng không phải lúc nào cũng vậy" ông nói thêm.
Tuy vậy, ông Svyatashov cũng không loại trừ khả năng có lỗi trong quá trình thiết kế hay chế tạo hệ thống động lực của con tàu. Và có thể trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch triển khai này, các thiết bị đã không được tinh chỉnh hợp lý: "Kết quả là nhiên liệu không được cháy hết trong buồng đốt và bị tống ra ngoài khiến cho khói có màu đen đến vậy".
Nguyên nhân thứ ba là do con tàu đã quá cũ. Nhưng ông Svyatashov cũng nói thêm rằng: "Điều này không nên xảy ra. Tôi rất đau lòng. Tôi đã từng chỉ huy nhiều con tàu còn cũ hơn nữa nhưng không bị tình trạng này".
Theo phó giám đốc Học viện địa chính trị Konstantin Sivkov thì dường như có lỗi của thủy thủ đoàn trong việc vận hành và bảo dưỡng lò hơi.
Nguyên nhân chính, theo ông, cũng là do việc con tàu đã dừng hoạt động quá lâu chứ không phải do thiết bị hư hỏng. Triển khai con tàu cho một chiến dịch dài ngày như vậy với thiết bị không đảm bảo là một điều cực kỳ nguy hiểm, và lãnh đạo của hải quân Nga hiểu rõ điều này.
"Một trái tim không khỏe mạnh"
"Khi tôi còn làm việc trong ngành hàng hải, các thợ máy đã dạy cho tôi một quy tắc đơn giản để phân biệt khói tàu: màu trắng nghĩa là hơi nước, màu xám là có lẫn dầu bôi trơn, và đen là có lẫn nhiên liệu chưa cháy hết" - một blogger viết.
Trong cuộc phỏng vấn 12 năm trước, Đô đốc Valentin Selivanov - Tư lệnh hải đoàn Địa Trung Hải cho biết tàu Kuznetsov đã được đưa vào sử dụng từ năm 1989, giai đoạn hoàng hôn của Liên Xô và ngay từ ban đầu thì nó đã có một "trái tim" không được khỏe mạnh, do những ống dẫn được lắp cho các lò hơi của con tàu có chất lượng không đạt chuẩn.
Tàu Kuznetsov ngay từ khi ra đời đã có "trái tim" không khỏe mạnh.
Selivanov thuật lại việc ông từng đích thân cử một nhóm đến nhà máy ở Ural để giám sát công tác sản xuất các ống dẫn. Tuy vậy, trong quá trình hoạt động vẫn xảy ra tình trạng rò rỉ khiến con tàu không thể đạt đến mức công suất tối đa.
"Trong một đợt triển khai năm 1996, tôi chỉ có thể cho 2 lò hơi hoạt động và đôi lúc chỉ có 1, đồng nghĩa với việc tốc độ của con tàu chỉ trên 4 hải lý. Ở vận tốc này, bánh lái không có tác dụng và con tàu có thể bị gió đẩy lệch hướng" - ông Selivanov nói.
Còn theo ông Alexei Anpilogov, chủ tịch một Quỹ nghiên cứu lịch sử, thì lần này ít nhất Kuznetsov vẫn đủ tốc độ để theo kịp chiếc "Peter đại đế" và đây là một tín hiệu tích cực.
Theo ông này, số phận của con tàu đáng ra đã có thể tồi tệ hơn nhiều vì vào thời điểm Ukraine vừa trở thành quốc gia độc lập thì tàu vẫn chưa hoàn toàn được đóng xong. Thủy thủ đoàn đã cố gắng hết sức để đưa nó từ xưởng đóng tàu tại Nikolaev, Ukraine về lại Nga.
"Con tàu đáng nhẽ đã mãi nằm lại tại Nikolaev, chung số phận với tuần dương hạm mang tên Ukraina" - ông Anpilogov cho biết. Ông tin rằng lí do chính của sự cố lần này là do các kỹ sư đã không bảo trì những lò hơi và turbine đúng cách.
Alex Dubas, một người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại Nga, cũng từng có thời gian phục vụ trên chiếc Kuznetsov.
Trên trang Facebook của mình, ông thuật lại thời điểm mình có mặt trên con tàu khi nó chạy thử trên Biển Đen vào năm 1990 và ông cũng thừa nhận rằng chưa từng thấy con tàu thải nhiều khói đen đến như vậy và cũng không hiểu lí do đằng sau việc này.
Song, ông Kuznetsov lên án những người đang đem con tàu ra làm trò cười. "Nó như ngôi nhà bạn đã ở rất lâu, cho dù nó có nhiều vấn đề thì đó vẫn là một phần trong số phận và cuộc đời của bạn" - ông nhấn mạnh.
Theo Soha News
Đại tá Việt Nam: 2 lớp phòng hộ, xe tăng sẽ "bất khả xâm phạm"? Xe tăng T-90 của Nga được đánh giá là có hệ thống bảo vệ tốt nhất thế giới hiện nay và thực tế chiến trường Syria thời gian qua đã chứng minh hiệu quả gần như hoàn hảo. Đã có nhiều giải pháp mà người ta áp dụng nhằm nâng cao khả năng phòng hộ cho xe tăng. Trong đó, sự kết hợp...