Tang thương những vụ tai nạn khiến cả gia đình thương vong
Mỗi vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra đều để lại những nỗi đau, những giọt nước mắt, những ám ảnh, day dứt khôn nguôi, những gánh nặng vật chất cho những người trong cuộc. Nhưng xót xa hơn hết là những mất mát về người không gì bù đắp được, thậm chí có những vụ tai nạn khiến cả gia đình đều bị thương vong.
Nỗi đau phía sau những vụ tai nạn kinh hoàng
Mới đây, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra vào chiều tối 1/11 tại thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, làm 4 người chết tại chỗ và 3 người bị thương.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc xe U-oát chở theo 7 lao động làm thuê tại địa phương trên đường trở về nhà sau ngày làm việc đã bị mất phanh và lao xuống vực sâu.
Vụ tai nạn đã làm 4 người là anh Trương Văn Hoành, Trương Xuân Sinh, Trương Thị Lý và Lơ Mu Ha Mich tử vong tại chỗ.
Ông Trương Hồng Dương và chị Trương Thị Hương bị chấn thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, trong tình trạng bị gãy nát xương đùi, xương quai hàm, má, mất nhiều máu…
Trừ lái xe là người địa phương, 6 nạn nhân còn lại của vụ tai nạn này đều cùng quê, có quan hệ anh em, họ hàng tại xã Hạ Trung, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, mới từ quê vào làm thuê tại xã Lát được một tháng thì gặp tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn làm 7 người trong gia đình thương vong. Ảnh: VNE
Trước đó, ngày 19/10, vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên QL 1A đoạn qua xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Người chồng điều khiển xe máy chở vợ con đang lưu thông trên đường thì bất ngờ bị xe ô tô chạy cùng chiều tông từ phía sau. Vụ tai nạn khiến cả gia đình 3 người thiệt mạng thương tâm.
Theo người dân chứng kiến sự việc cho biết, vào thời điểm trên anh Cao Bá Tráng (SN 1984) trú tại xóm 4, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An điều khiển xe máy mang BKS: 37K4 – 6607 chở vợ là chị Cao Thị Mận (SN 1978) và con trai Cao Bá Hiếu (SN 2012) lưu thông theo hướng Hà Nội – Vinh. Khi đến địa điểm trên bất ngờ bị ô tô tải mang BKS: 37C- 124.89 chạy cùng chiều tông phải từ phía sau.
Video đang HOT
Cú tông mạnh khiến anh Tráng và cháu Hiếu bị xe chèn qua người tử vong tại chỗ. Riêng chị Mận bị thương nặng được người dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện nhưng cũng đã tử vong. Tại hiện trường chiếc xe máy của nạn nhân nằm gọn dưới gần xe tải.
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra vào sáng 22/9 tại km51, quốc lộ 62, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An khiến 4 người tử vong, trong đó 3 người là gia đình bác sĩ.
Theo tin tức, vào 6h cùng ngày, một xe ô tô 4 chỗ lưu thông từ thị xã Kiến Tường về hướng thành phố Tân An, đến vị trí trên đã mất lái, lao xuống ruộng nước rồi lật úp. Do đang mùa lũ, nước ngập qua xe nên cả 4 người trên xe đều chết ngạt.
Danh tính nạn nhân bao gồm tài xế Nguyễn Đình Thi (30 tuổi), nạn nhân còn lại cùng một gia đình, gồm vợ chồng bác sĩ Đặng Chí Đông Giang (50 tuổi), bác sĩ Phạm Thị Ngọc Liên (40 tuổi) và em gái bác sĩ Giang là Đặng Thị Tuyết Trinh (cùng ngụ P1, thị xã Kiến Tường, Long An).
Xe chở 4 người lao xuống sông khiến cả gia đình bác sĩ tử nạn
Vào ngày 11/5/2013, khi chiếc xe tải BKS 54Z-9532 lưu thông trên quốc lộ 1A hướng từ TPHCM đi tỉnh Tiền Giang, khi đến đoạn chạy qua phường Khánh Hậu (TP Tân An) đã lao sang làn đường đối diện tông thẳng vào xe khách BKS 65K-3639 chạy theo chiều ngược lại.
Cú đối đầu kinh hoàng, khiến chiếc xe khách biến dạng hoàn toàn, xe tải lật chắn ngang, nước ngọt tràn xuống kín mặt đường. 6 người trên xe khách tử vong tại chỗ, 5 hành khách khác bị thương nặng được đưa đi cấp cứu.
Công an tỉnh Long An đã xác định được danh tính nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn kinh hoàng giữa xe tải và xe khách gồm: Trần Thanh Sang (tài xế xe khách), Lê Thị Phương Tâm (43 tuổi), Lê Công Lộc (41 tuổi), Lê Minh Phú (10 tuổi, con chị Tâm), Lê Công Tài (10 tuổi, con ông Lộc) và Lê Hồ Mẫn Nhi (sinh viên Trường ĐH Võ Trường Toản, Hậu Giang, tất cả cùng quê Cần Thơ). Cả 5 nạn nhân họ Lê là người thân trong một gia đình.
Ám ảnh cả cuộc đời
Đó là những giọt nước mắt day dứt, ân hận của những người đã từng một phút sao nhãng gây ra TNGT cho người khác. Chỉ vì phút bất cần mà họ mang theo nỗi ám ảnh tội lỗi suốt cả cuộc đời.
Phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường, phần đường, lạng lách, đánh võng, qua đường không quan sát, không đội mũ bảo hiểm, hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng qui cách, vượt đèn đỏ, uống rượu, bia điều khiển phương tiện… là những lỗi vi phạm phổ biến của người tham gia giao thông hiện nay, nhất là đối tượng thanh, thiếu niên. Hậu quả của những vụ tai nạn giao thông không chỉ là những con số thương vong, phía sau đó là những giọt nước mắt muôn hình vạn trạng, là những bi kịch không thể lường hết với mỗi gia đình. “Phía trước tay lái là sự sống”; “Hãy lái xe bằng cả trái tim”; “Nói không với rượu bia khi lái xe”; “Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô gắn máy”… là những khẩu hiệu, lời kêu gọi không bao giờ thừa để “An toàn mọi lúc, hạnh phúc mọi nơi”…
Theo Gia đình Xã hội
Nhiều người không sợ pháp luật bằng sợ công an
Từ nhiều năm nay, việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô tham gia giao thông đã được triển khai trên phạm vi cả nước và đã hình thành thói quen đối với người đi xe mô tô.
Tuy nhiên, gần đây nếu quan sát sẽ thấy trên các tuyến đường ngoại thành, vùng ven người đi mô tô không đội mũ bảo hiểm khá nhiều, rộ lên nhất là trên tuyến đường Hoàng Sa và Trường sa nằm hai bên bờ kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè và các tuyến đường "xương cá" nằm trong khu Bàu Cát, quận Tân Bình. Phần nhiều là những "nam thanh nữ tú" trẻ trung, ăn mặc xinh đẹp cưỡi xe mô tô đời mới, đít xe được bảo hiểm bằng cách bọc thêm inox đáng giá bạc triệu như chơi, trong khi cái đầu của mình thì coi thường hơn đít xe.
Trong mắt mọi người, những người như vậy có vẻ không bình thường, gây phản cảm. Thực tế có rất nhiều người ra khỏi nhà quên mũ, dù đã đi một đoạn vẫn quay về lấy mũ. Đó là thói quen tốt mới được hình thành chừng vài năm nay.
Những hình ảnh tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm vẫn còn xuất hiện khá nhiều trên đường
Con người có thói quen tốt khi tham gia giao thông, tức là đã có văn hóa - văn hóa giao thông. Nhân đây cũng nói, văn hóa giao thông là một khái niệm rất rộng, nhưng tựu trung một cách ngắn gọn, dễ hiểu thì nó là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp hợp những đặc trưng về cách ứng xử, chấp hành các qui định chung về pháp luật, tuân theo những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ khi tham gia giao thông.
Sở VHTT & DL TP.HCM, Ban ATGT TP từng tổ chức hội thảo: Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông trong đô thị; Giải pháp xây dựng văn hóa giao thông cho thanh thiếu niên thành phố (đây là đối tượng chủ yếu tham gia giao thông), được đông đảo các nhà khoa học và nhà quản lý tham gia, ủng hộ. Ở đây xin không đề cập đến kết quả các cuộc hội thảo nói trên.
Giao thông Việt Nam như bàn cờ
Người viết chỉ lắng nghe dư âm sau hội thảo có nhiều luồng ý kiến khác nhau, người lạc quan cho rằng, việc tuân thủ pháp luật giao thông ở TP.HCM hiện nay còn nhiều hạn chế, do đang trong giai đoạn thực hiện nhiều công trình phục vụ dân sinh và phát triển, như nâng cấp hệ thống thoát nước, ngầm hóa cáp điện, viễn thông... phải thi công ngay trên mặt đường giao thông tạm thời, chật hẹp.
Nhưng cũng có ý kiến mang tính chủ quan, rằng các chủ thể tham gia giao thông chưa nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chưa có ý thức ứng xử lịch sự, văn minh trong tham gia giao thông, thái độ kém văn hóa trong giao thông. Tình trạng vi phạm luật lệ giao thông một cách cố ý: vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, lấn tuyến, vượt ẩu... vẫn thường xuyên bắt gặp trên đường.
Xem thường luật giao thông, chính là xem thường mạng sống của chính mình
Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân quan trọng là do ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của một bộ phận không nhỏ chủ thể tham gia giao thông còn quá kém. Chỉ cần đứng vài phút ở ngã tư đường, sẽ thấy có nhiều người vô ý thức vượt đèn đỏ một cách rất tự nhiên, nếu không thấy cảnh sát.
Theo qui định, khi đèn tín hiệu giao thông chuyển từ xanh sang vàng thì phải chạy chậm lại để chuẩn bị dừng khi đèn đỏ. Nhưng nếu ai làm điều đó "không khéo" sẽ bị cho là "hâm", hoặc bị mắng là "khùng". Một thoáng đèn vàng hiện lên ở ngã tư, ngã năm... trong cái khoảnh khắc "chết sống" bằng nhau ấy, nếu quan sát kỹ sẽ thấy văn hóa giao thông thể hiện, bộc lộ vô cùng đa dạng qua cách tham gia giao thông của từng người. Nếu nói công tâm, khi tham gia giao thông chỉ một thiểu số người có hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Tuy nhiên, đáng quan tâm là số ít người này lại là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn giao thông.
Với thực trạng phức tạp của các cư dân đô thị mới nhập cư, với số lượng ngày càng đông, lưu chuyển nhiều thời gian trên đường. Giáo dục là cần thiết, nhất là về mặt pháp luật, nhưng quan trọng hơn là phải quản lý nghiêm bằng các chế tài đủ mạnh.
Kết quả điều tra xã hội học với 400 người, thật ngạc nhiên kết quả có đến 71% số người được hỏi cho rằng người ta phạm luật là do không nhìn thấy công an, một tỷ lệ cao hơn nhiều lần các lý do khác (không biết luật, làm theo người khác, vội công việc...). Con số này phản ánh thói quen của người dân thành phố là không sợ pháp luật bằng sợ công an. Con số này cũng minh chứng cho nhận định về ý thức của người dân còn kém.
Phải coi việc chấp hành pháp luật nói chung và luật lệ giao thông nói riêng là một hành vi mang tính văn hóa. Hành vi ấy vừa là biểu hiện văn hóa của một con người, vừa là một thành tố tạo nên nhân cách con người.
Mỗi người phải tự xây dựng thói quen tốt khi tham gia giao thông. Người ta nói con người tạo ra thói quen và thói quen lại tạo ra con người. Đúng vậy, nếu con người có ý thức tạo cho mình những thói quen tốt khi tham gia giao thông thì sẽ trở thành con người nghiêm chỉnh, có văn hóa. Ngược lại, quen chen lấn, giành đường, vượt ẩu họ sẽ trở thành người thiếu văn hóa.
Theo Nhịp sống Thời đại
Tăng cường xử lý thanh thiếu niên vi phạm giao thông Địa bàn kiểm tra xử lý tập trung vào các tuyến phố chính, những điểm tập trung vui chơi, giải trí của thanh thiếu niên trong mùa hè. Nhằm tiếp tục thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Thủ đô, phòng ngừa TNGT liên quan đến học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên trong dịp nghỉ...