Tăng thuế thuốc gắn với chống buôn lậu hiệu quả
Điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt là bài toán nan giải đối với các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là trong việc quản lý mặt hàng thuốc lá. Việc không quản lý tốt mặt hàng này có thể sẽ kéo theo những ảnh hưởng xấu cho xã hội.
Theo Dự thảo, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá sẽ tăng lên 70% vào năm 2016 và 75% vào năm 2019. Mục tiêu của lần tăng này là nhằm tăng thu cho Ngân sách Nhà nước và giảm tiêu dùng thuốc lá. Tuy nhiên, nhiều đại biểu quốc hội, các cơ quan chức năng và cử tri băn khoăn, liệu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt có đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện tình hình buôn lậu thuốc lá đang diễn ra mạnh như hiện nay. Tại phiên họp quốc hội mới đây, một số đại biểu Quốc hội cho rằng, thuế thuốc lá của nước ta còn thấp (41%), là nguyên nhân khiến Việt Nam thuộc nhóm 15 nước có tỷ lệ người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới.
Do đó, nhiều đại biểu đồng tình với đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá từ ngày 1/1/2016, 65% lên 70% và từ 1/1/2019 tăng từ 70% lên 75%. Theo ý kiến đại biểu, để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước, số thu ngân sách sẽ được bù đắp bằng việc điều chỉnh thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, kinh doanh casino.
Tuy nhiên, không ít đại biểu lo ngại việc tăng thuế không đạt được mục đích tăng thu ngân sách, định hướng người tiêu dùng mà sẽ khiến kích thích hoạt động buôn lậu thuốc lá phát triển mạnh mẽ hơn.
Việt Nam là thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu lớn thứ 2 ở châu Á. Năm 2013, lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam là 21,9 tỷ điếu, chiếm 20,7% thị phần, làm thất thu Ngân sách Nhà nước 6.500 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm 2014, do in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, thuốc lá nhập lậu tăng lên 30 – 40%, xuất hiện thêm nhiều nhãn mác mới, giá rẻ, và lan tràn khắp các tỉnh trên phạm vi cả nước, ước tính Ngân sách Nhà nước sẽ thất thu 8.000 tỷ đồng trong năm.
Buôn lậu thuốc lá mang lại siêu lợi nhuận (chỉ sau ma túy) và thẩm lậu chủ yếu qua đường biên giới, từ Campuchia, Lào, Trung Quốc do các nước này có mức thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn Việt Nam. Thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá tại Campuchia là 10%, Lào 35%, Trung Quốc 40%, ở Việt Nam là 65%. Chính sự chênh lệch về thuế với các nước có chung đường biên giới nên Việt Nam đã trở thành vùng “trũng” để thuốc lá lậu tràn vào ngày càng nhiều.
Tại phiên thảo luận về thuế, một số đại biểu cho rằng việc tăng thuế cần có bước đi cụ thể, phù hợp thu ngân sách. Đồng thời, việc tăng thuế phải đi kèm theo một đề án chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả mới có tác dụng. 3 nước có biên giới với Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia có mức thuế tiêu thụ thuốc lá thấp. Điều này dẫn đến việc Việt Nam càng tăng thuế, càng tạo ra vùng trũng về giá, kích thích buôn lậu ra tăng mạnh hơn.
Như vậy, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt không phải chỉ để thực hiện mục tiêu tăng ngân sách mà chính là biện pháp để định hướng tiêu dùng, hạn chế người dân sử dụng rượu, bia, thuốc lá. Song điều quan trọng nhất, đi đôi với tăng thuế tiêu thụ với các mặt hàng này, cần phải có biện pháp chống buôn lậu để tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách của Chính phủ.
Thực tế, các doanh nghiệp trong nước thực hiện nghiêm các quy định pháp luật se bất lợi, trong khi thuốc lá lậu được hưởng lợi. Ngân sách Nhà nước giảm và mục tiêu giảm tiêu dùng thuốc lá cũng không đạt được do người dùng chuyển sang hút thuốc lá lậu. Vì vậy, việc tăng thuế đối với thuốc lá cần có lộ trình và mức tăng phù hợp, gắn với các giải pháp chống buôn lậu thuốc lá hiệu quả.
Video đang HOT
Theo Hiệp Hội Thuốc Lá Việt Nam
Lợi nhuận "khủng", buôn lậu thuốc lá ngày càng phức tạp
Số lượng thuốc lá nhập lậu năm 2013 khoảng 17 tỷ điếu nhưng dự báo trong năm 2014 này, số lượng thuốc lá điếu nhập lậu tăng từ 30-40%, tương đương trên 22 tỷ điếu.
Đó là thông tin được đưa ra tại buổi Tọa đàm trực tuyến: "Cuộc chiến tổng lực vì thị trường lành mạnh do Công TT điện tử Chính phủ tổ chức.
Buôn lậu diễn biến phức tạp
Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 Quốc gia) cho biết, sau 7 tháng đi vào hoạt động, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã có sự chuyển biến tích cực. Các lực lượng chức năng đã bắt và xử lý 44.000 vụ với 300 tỷ đồng tiền hàng hóa vi phạm, truy thu thuế 2.500 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Trọng Tín - Cục phó Cục QLTT Bộ Công thương, trong 10 tháng năm 2014, Cục QLTT đã phát hiện 13.000 vụ vi phạm liên quan tới hàng giả, hàng nhái với số tiền xử phạt hơn 45 tỷ đồng.
Buôn lậu thuốc lá ngày càng tinh vi
Tuy nhiên theo đánh giá của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia 389 mới đây thì kết quả này vẫn chưa tương xứng với diễn biến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.
Theo ông Nguyễn Trọng Tín, nguyên nhân dẫn đến điều này là cuộc chiến chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái có thể nói là một cuộc chiến cực kỳ cam go và phức tạp.
Mặc dù Ban chỉ đạo 389 đã chỉ đạo rất quyết liệt, tuy nhiên kết quả vẫn chưa tương xứng vì hệ thống văn bản pháp luật của nước ta vẫn còn sự chồng chéo, cần sớm sửa đổi.
Thứ hai là phương thức thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Có trường hợp 30 đồng chí cảnh sát huy động bắt một vụ buôn lậu thuốc lá bị các đối tượng tấn công lại khiến 2 cảnh sát bị thương. Các đối tượng buôn lậu sẵn sàng chống trả để giành giật lại hàng hóa.
Thứ ba là lực lượng chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái còn quá mỏng. Có đội chống buôn lậu liên huyện nhưng chỉ có 3-5 đồng chí, trang thiết bị không có, trụ sở còn phải đi thuê điều kiện khó khăn.
Và đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, có lúc còn bỏ trống thị trường để cho các đối tượng buôn lậu lợi dụng lúc thay ca; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng.
Lợi nhuận buôn lậu thuốc lá cao gấp 30 lần
Ông Vũ Văn Cường - Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty thuốc lá Việt Nam cho biết, hiện Việt Nam là thị trường đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về tiêu thụ thuốc lá lậu.
Đáng chú ý, trong những tháng đầu năm 2014, mặc dù lượng sản xuất thuốc lá trong nước giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng thuốc lá không giảm. Thay vào đó lượng thuốc lá nhập lậu tăng đột biến.
Số lượng thuốc lá nhập lậu năm 2013 khoảng 17 tỷ điếu nhưng dự báo trong năm 2014 này, số lượng thuốc lá nhập lậu tăng từ 30-40%, tương đương trên 22 tỷ điếu.
Theo đó, thuốc lá nhập lậu gây thất thu ngân sách cũng tăng từ 6.500 tỷ đồng (năm 2013) lên khoảng 8.000 tỷ đồng trong năm 2014.
Diễn biến của thuốc lá nhập lậu trở nên rất phức tạp: Nếu như trước đây thuốc lá lậu xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ thì hiện nay xuất hiện trên phạm vi toàn quốc. Các loại thuốc lá rẻ nhập lậu giá chỉ từ 3.000- 9.000 đồng/bao.
Theo ông Cường, nguyên nhân tình hình buôn lậu thuốc lá tăng nhanh do thuốc lá là mặt hàng gọn nhẹ, dễ vận chuyển, mang lại lợi nhuận có thể nói là cao nhất. Lợi nhuận cao gấp 30 lần so với buôn thuốc lá sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó thuốc lá lậu không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 65%, VAT 10%... nên họ bán với giá rẻ, không phải in cảnh báo hình ảnh dẫn đến tình trạng gần đây khách hàng có xu thế chuyển sang thuốc lá nhập lậu. Buôn lậu ngày càng tinh vi, sử dụng phương tiện hiện đại trong khi lực lượng chức năng thì mỏng, trang bị hạn chế nên việc kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ với số lượng rất là khiêm tốn.
Ông Nguyễn Trọng Tín cho biết thêm: "Hoạt động buôn lậu mạnh nhất là ở Long An, kẻ buôn lậu đang chuyển sang giai đoạn hết sức tinh vi. Chúng thuê một đội chỉ chuyên canh gác lực lượng chức năng, hoạt động buôn lậu lại chủ yếu diễn ra ban đêm nên công tác chống buôn lậu gặp rất nhiều khó khăn".
Nói đến tác động của việc buôn lậu thuốc lá, ông Vũ Văn Cường cho hay: Hoạt động buôn lậu thuốc lá khiến hàng năm ngân sách nhà nước mất hàng nghìn tỷ đồng, ảnh hưởng đến 5 triệu người nông dân trồng thuốc lá và người công nhân sản xuất. Làm mất đi sản lượng nguyên liệu là 18 nghìn tấn, tương đương với 10.000 hecta.
Nguy hiểm hơn, thuốc lá nhập lậu không kiểm soát được về chất lượng. Theo phân tích của viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá thì trong thuốc lá nhập lậu có sử dụng một số hóa chất cẩm gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
"Các đối tượng buôn lậu sử dụng trang thiết bị rất hiện đại, sử dụng tàu nhanh hơn tàu của cảnh sát biển gấp 3 lần, sử dụng ô tô, mô tô phân khối lớn... Do đó để hoạt động chống buôn lậu hiệu quả chúng ta cần trang bị, hỗ trợ thêm cho lực lượng chức năng trang thiết bị hiện đại.
Chúng tôi có kiến nghị nên trích 50% quỹ phòng chống tác hại thuốc lá do các doanh nghiệp thuốc lá đóng góp để trang bị phương tiện cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ", ông Cường đề xuất.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, kiêm Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cũng nhấn mạnh, việc chống buôn lậu không phải việc một sớm một chiều, cần phải cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Trong thời gian vừa qua, có địa phương làm tốt công tác chống buôn lậu như tỉnh Hà Tĩnh: Nơi nào để hàng lậu, hàng giả, hàng nhái vào địa bàn ở huyện, xã phường đó thì cấp uỷ chính quyền đó trước hết sẽ phải chịu trách nhiệm.
Có thể nói những lợi nhuận do buôn lậu thuốc lá đem lại cùng với những khó khăn, bất cập trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại thì cuộc chiến chống buôn lậu vẫn hết sức cam go, phức tạp.
Lãnh đạo Tổng Cục Hải quan, Cục QLTT, Chủ tịch Hiệp hội thuốc lá Việt Nam cho biết, việc chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái không thể một sớm, một chiều. Mặc dù thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều có gắng, trong việc đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn lậu nhưng tình trạng buôn lậu vẫn diễn ra rất nghiêm trọng, do đó rất cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, ban ngành, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng từ Trung ương tới địa phương cùng toàn thể nhân dân chung tay góp sức.
Theo Infonet
Những cung đường buôn lậu thuốc lá ở miền Tây Thuốc lá là mặt hàng luôn nóng nhất ở các cửa khẩu biên giới miền Tây. Mỗi ngày, hàng ngàn gói thuốc lá ngoại từ Campuchia được nhập lậu vào Việt Nam qua khu vực này. Tại các cửa khẩu biên giới miền Tây, tình trạng buôn lậu thuốc lá diễn ra quanh năm. "Đường" đi của thuốc lậu vào Việt Nam ở...