Tăng thuế bảo vệ môi trường để quản lý chặt hơn chất thải nhựa khó phân hủy
Quản lý rác thải nhựa trên đất liền nhằm hạn chế ra đại dương theo Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương tại Quyết định số 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đang đặt ra thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Rác thải gây hại cho môi trường
Với tốc độ sử dụng đồ nhựa, túi nilon như hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có số lượng rác nhựa thải ra gấp đôi so với các nước có thu nhập thấp. Đáng nói, lượng CTN và túi nilon ở nước ta chiếm khoảng từ 8 – 12% trong chất thải rắn sinh hoạt.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019, tại Việt Nam, gần 50% sản phẩm nhựa được thiết kế, sản xuất phục vụ mục đích sử dụng một lần và sau đó thải bỏ. Trong tổng lượng CTN thải bỏ, chỉ có một phần được thu hồi, tái chế, một phần được xử lý bằng biện pháp thiêu đốt hoặc chôn lấp. Hiện, Việt Nam chưa có số liệu thống kê cụ thể về tỷ lệ thu gom CTN mà chỉ có thống kê về tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), trong đó, có CTN và túi nilon. Việc phân loại, thu gom CTN có thể tái chế thường mang tính chất tự phát ở quy mô hộ gia đình, người thu gom rác và nhặt phế liệu tự do.
Video đang HOT
CTN phát sinh từ các hộ gia đình, chợ, khu vực công cộng chủ yếu được xử lý cùng với CTRSH đã được thu gom. Trong khi đó, túi nilon sử dụng thường là loại túi siêu mỏng, khó phân hủy và bị thải bỏ sau một lần sử dụng do giá trị thu hồi để tái chế thấp. Nhận thức của đa số người dân trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTRSH, đặc biệt là CTN và túi nilon, còn nhiều hạn chế. Mặt khác, công tác quản lý, xử lý CTRSH ở nước ta chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải…
Theo các nhà khoa học, để quản lý rác thải nhựa đạt mục tiêu theo Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương, trước tiên, Việt Nam cần thu thập dữ liệu về hiện trạng rác thải nhựa cũng như hoàn thiện cơ chế, chính sách và thúc đẩy các giải pháp khoa học nhằm tạo dựng nguồn dữ liệu về rác tại Việt Nam. Cùng với đó, thúc đẩy thị trường công nghiệp môi trường, hiện giá trị kinh tế từ hoạt động tái chế chưa cao. Việc tận dụng chất thải thành các nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất, năng lượng bên cạnh sự đóng góp cho tăng trưởng kinh tế còn góp phần giảm khai thác tài nguyên và nhiên liệu không tái tạo, trong khi CTRSH có một lượng lớn thành phần có thể tái chế với giá trị kinh tế cao.
TS. Hoàng Văn Thức – Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục môi trường – cho rằng, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất bổ sung bao bì nhựa vào đối tượng chịu thuế và nâng cao mức thuế suất để hạn chế việc sản xuất, tiêu dùng; tăng thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon khó phân hủy. Bên cạnh đó, bổ sung quy định túi nilon thân thiện với môi trường là đối tượng được miễn thuế bảo vệ môi trường, ưu đãi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa; xây dựng các chế tài xử phạt, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra…
Cũng theo ông Thức, bên cạnh các công cụ về truyền thông, phát triển công nghệ tái chế, xử lý rác thải nhựa, cần đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới thay thế sử dụng túi nilon. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ ban hành Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg của Chính phủ về danh mục phế liệu được phép nhập khẩu theo hướng chỉ cho phép nhập các loại nhựa có giá trị tái chế cao.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa"
Phó Thủ tướng: Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa, bởi thực tế chỉ cấm bật các hệ thống điều hòa tổng.
Tại cuộc họp sáng 6/5, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong diễn biến mới, trong đó có những biện pháp nới lỏng.
Đến thời điểm này, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19. Thủ tướng Chính phủ đã nói, Việt Nam cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh và phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong trạng thái bình thường mới. Diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn đang phức tạp và căng thẳng, với hàng chục nghìn người mắc mới và hàng nghìn người chết mỗi ngày. Ban chỉ đạo nhận định, tình hình hiện nay giống như Việt Nam đang ở trong cánh đồng vùng trũng và phía ngoài là sóng to, gió lớn, do vậy, chúng ta cần phải "bao đê chặt", tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ nhập cảnh, đảm bảo an toàn.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh... có thể mở lại trong trạng thái bình thường mới giữa dịch Covid-19.
Theo đó, vẫn giữ các biện pháp bắt buộc: Thứ nhất, đeo khẩu trang trên các phương tiện công cộng và ở nơi công cộng - là những khu vực ở bên ngoài các trường học, trụ sở và công sở... Thứ hai, tiếp tục duy trì các biện pháp như tiếp xúc trực tiếp với người khác, tránh tiếp xúc vào các bề mặt không xác định chính xác có mầm bệnh hay không, theo đó, phải rửa tay.
Ban chỉ đạo đề nghị tiếp tục củng cố các cơ chế, các công cụ, đặc biệt là công nghệ thông tin để luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nếu có một ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng thì có thể lập tức phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch ngay.
Với việc nới lỏng các biện pháp, Ban chỉ đạo nhấn mạnh việc tiến hành nới lỏng một cách khoa học. Trong đó, dựa trên cơ chế lây lan của virus và những tính toán về xác suất mầm bệnh trong cộng đồng hiện nay. Các chuyên gia hiện chưa thể nói được tuyệt đối trong cộng đồng, trong đất nước Việt Nam là không còn mầm bệnh, nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp. Đặc biệt, với các trường hợp dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh, các chuyên gia đã phân tích sau lấy mẫu và kết luận "không có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng". Trước diễn biến này, ngành y tế tiếp tục tập trung chăm sóc và quản lý thật tốt người bệnh, nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19 nhấn mạnh: "Chúng ta bây giờ phải học tập, sản xuất, sinh hoạt... an toàn với điều kiện bắt buộc. Chúng ta nên bỏ các biện pháp không cần thiết, không khoa học và thậm chí là cực đoan, như bắt học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mũ nhựa chống giọt bắn. Trong trường học, học sinh trong lớp không bắt buộc phải đeo khẩu trang nữa. Nhưng khuyến nghị các em thường xuyên rửa tay, giờ ra chơi phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc đông với các bạn lớp khác. Không bắt buộc cực đoan việc cấm bật điều hòa, bởi thực tế chỉ cấm bật các hệ thống điều hòa tổng. Trong trường hợp có một người mang virus, hệ thống điều hòa có thể mang sang các phòng khác. Chúng ta khuyến nghị các lớp học, các công sở nên định kỳ mở cửa cho thoáng để không khí có đối lưu với bên ngoài. Như vậy, các con các cháu khi đến trường vẫn đảm bảo an toàn, khỏe mạnh và bớt áp lực tâm lý khi đến trường".
Ban chỉ đạo khuyến cáo các bậc phụ huynh, trong thời điểm này cũng nên hạn chế đưa con em tới các địa điểm công cộng nếu không cần thiết.
Với các biện pháp đảm bảo nối lại sản xuất, kinh doanh... các ngành tiếp tục có hướng dẫn cụ thể để mở lại hoạt động và dịch vụ. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo thống nhất các hoạt động kinh doanh karaoke, vũ trường thời điểm này chưa nên mở lại. Các dịch vụ khác có thể cơ bản mở lại hoạt động như bình thường, với điều kiện đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 1m trong các cơ sở này. Bên cạnh đó, sẽ dần dỡ bỏ giới hạn về số ghế trên các phương tiện công cộng. Theo đó, máy bay, xe buýt, tàu hỏa có thể bố trí đủ ghế, song bắt buộc hành khách phải đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên.
Kết hôn trước 30 tuổi có khó không? Trước thông tin Thủ tướng Chính phủ khuyến khích nên kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con, nhiều bạn trẻ đồng tình, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng phải làm sao nếu chưa gặp được người tâm đầu ý hợp. Vậy kết hôn trước 30 tuổi có khó không? Kết hôn trước 30 tuổi và sớm sinh con được...